Một số hàng dệt may xuất sang EAEU có nguy cơ vượt ngưỡng quy định
Bộ Công Thương vừa thông báo về một số mặt hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU) có nguy cơ vượt ngưỡng quy định theo Hiệp định Việt Nam – EAEU.
Bộ Công Thương cho biết đã nhận được thông báo của Ủy ban Kinh tế Á Âu (EEC) cảnh báo về việc các mặt hàng dệt may của Việt Nam hưởng ưu đãi thuế quan xuất khẩu vào Liên minh Kinh tế Á Âu (EAEU) theo Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á Âu (VN-EAEU FTA) có nguy cơ vượt mức ngưỡng (trigger level) áp dụng biện pháp phòng vệ năm 2020 theo quy định VN-EAEU FTA.
Cụ thể, các mặt hàng váy, đầm, quần áo phụ nữ (mã HS 6104.41, 6104.42, 6104.43, 6104.44, 6104.49, 6204.42, 6204.44, 6204.49) của Việt Nam xuất khẩu vào EAEU trong thời gian từ tháng 01/2020 đến tháng 9/2020 đã đạt 94,4% mức ngưỡng quy định cho năm 2020.
Lượng nhập khẩu ưu đãi các mặt hàng com lê, áo khoác, blazer, quần tây (mã HS 6103.41, 6103.42, 6103.43, 6103.49, 6104.51, 6104.52, 6104.53, 6104.59, 6104.61, 6104.62, 6104.63, 6104.69, 6203.41, 6203.42, 6203.43, 6203.49, 6204.51, 6204.52, 6204.53, 6204.59, 6204.61, 6204.62, 6204.63, 6204.69) trong thời gian từ tháng 01/2020 đến tháng 9/2020 lên tới 72,0% mức ngưỡng tương ứng cho năm 2020 và khối lượng nhập khẩu ưu đãi đối với áo sơ mi, áo chui đầu, ghi lê, áo cộc (Mã HS 6110) lên tới 71,5% mức ngưỡng tương ứng cho năm 2020.
Video đang HOT
Theo Điều 2.10 của VN-EAEU FTA quy định về biện pháp phòng vệ ngưỡng đối với 12 nhóm mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, mặt hàng dệt may đang có nguy cơ bị áp dụng biện pháp phòng vệ ngưỡng khi nhập khẩu vào EAEU, theo đó, tùy thuộc lượng xuất khẩu vượt ngưỡng, các mặt hàng dệt may của Việt Nam sẽ bị áp mức thuế nhập khẩu ưu đãi thông thường (MFN) trong thời gian 6 tháng hoặc 9 tháng.
Thiệt hại kinh tế do các cơn bão gần đây ở miền Trung lên tới 1,3 tỷ USD
Ngân hang Thê giơi (WB) trong ban tin Câp nhât tinh hinh kinh tê vi mô Viêt Nam thang 11/2020 được công bố ngày 13/11 cho rằng thiệt hại về kinh tế do các cơn bão ở miền Trung gần đây gây ra ước tính lên tới 29.300 tỷ đồng (1,3 tỷ USD).
Thiên tai gây ra hậu quả nặng nề tại các tỉnh miền Trung.
Theo bản tin, thời gian qua Việt Nam tiếp tục kiểm soát thành công các đợt bùng phát dịch Covid-19 tại địa phương.
Báo cáo nhấn mạnh, từ đầu tháng 10 đến nay, miền Trung liên tiếp hứng chịu 5 cơn bão gây mưa lớn và kéo dài, lũ lụt và sạt lở đất nghiêm trọng.
Bão lũ đã làm 243 người chết và mất tích. Ước tính có khoảng 7,7 triệu người sống trong các khu vực bị ảnh hưởng và khoảng 219.000 ngôi nhà bị hư hỏng hoặc phá hủy.
Thiệt hại về kinh tế do các cơn bão gây ra ước tính lên tới 29.300 tỷ đồng (1,3 tỷ USD).
Bản tin của WB cho biết, sự phục hồi kinh tế của Việt Nam tiếp tục được củng cố trong tháng 10, trong đó lĩnh vực sản xuất công nghiệp đã đạt được tốc độ tăng trưởng gần bằng giai đoạn trước dịch Covid-19.
Trong tháng 10, nền kinh tế tiếp tục phục hồi vững chắc khi cả sản xuất công nghiệp và bán lẻ đều tăng hơn 6,5% (so với cùng kỳ năm trước), cao nhất kể từ khi bùng phát dịch Covid-19 vào tháng 2/2020.
Nhờ kim ngạch xuất khẩu tăng gần 10%, thặng dư thương mại hàng hóa của Việt Nam đạt 17,7 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm 2020, trong khi cam kết vốn FDI tháng trước đạt 2,27 tỷ USD, giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của Việt Nam và là nam châm thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Bản tin nhấn mạnh, trong 10 tháng đầu năm 2020, cả nước đã thu hút được 23,5 tỷ USD vốn FDI, thấp hơn khoảng 19,4% so với cùng kỳ năm 2019, nhưng vẫn là một thành tựu nổi bật.
Các chỉ số tài chính vẫn ổn định trong tháng 10, trong đó tỷ lệ lạm phát ở mức 2,5% (so với cùng kỳ năm trước) và tăng trưởng tín dụng đạt 9,5%, ngay cả khi Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất tái cấp vốn và tái chiết khấu thêm 0,5%.
Chi ngân sách tăng, nhờ đẩy mạnh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công và phê duyệt các gói hỗ trợ tài chính (do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và bão lũ trong thời gian gần đây) với nguồn vốn được lấy từ các quỹ dự trữ của ngân sách nhà nước và vay trong nước.
WB nhấn mạnh, dù nền kinh tế trong nước dường như đang trên đà phục hồi vững chắc và trên diện rộng vào năm 2020 nhưng làn sóng Covid-19 thứ hai ở các nước khác trên thế giới có thể làm giảm triển vọng tăng trưởng của Việt Nam.
Cùng với đó, những thiệt hại nặng nề về người và tài sản do thiên tai gây ra trong thời gian gần đây cho thấy sự cần thiết phải xây dựng lại các công trình tốt hơn, xanh hơn và nâng cao khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu của nền kinh tế và tài chính công.
Hiệp định RCEP: Cơ hội mới cho doanh nghiệp Việt Nam và ASEAN Hiệp định RCEP khi được thực thi sẽ mở thêm cơ hội cho DN Việt Nam mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu, tham gia vào các chuỗi giá trị mới trong khu vực; tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài. Có thể khẳng định, ASEAN là bước hội nhập đầu tiên để Việt Nam đi vào kinh tế thế giới....