Một số gợi ý từ chuyên gia giúp chăm sóc người bệnh cảm cúm nhanh khỏi
Thời điểm giao mùa, mùa lạnh đến cần chăm sóc người bệnh cảm cúm như thế nào để bệnh nhanh khỏi. Cần nắm rõ một số nguyên tắc khi chăm sóc người bệnh cảm cúm.
Sức đề kháng của mọi người thời điểm mùa lạnh kém hơn rất nhiều. Do đó, cảm cúm xuất hiện nhiều hơn và gây ra ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh. Không chỉ vậy, nếu không chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cẩn thận, cả gia đình có thể bị lây bệnh cảm cúm.
Vì vậy, người bệnh cảm cúm cần được chăm sóc và cho uống thuốc đầy đủ, đúng liều lượng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Từ 3 đến 5 ngày các triệu chứng bệnh sẽ thuyên giảm và bệnh cảm cúm sẽ khỏi hẳn.
Tuy nhiên, để hạn chế lây lan và nhanh khỏi người bệnh cần được chăm sóc đúng cách. Dưới đây là một số nguyên tắc cụ thể khi chăm sóc người bệnh cảm cúm.
1. Nghiêm túc thực hiện cách ly người bệnh
Bệnh cảm cúm là bệnh truyền nhiễm và có thể lây lan trên diện rộng nếu không được cách ly đúng cách. Do đó, nếu mắc bệnh cảm cúm thì người bệnh cần được cách ly với những người khác không mắc bệnh khi sống chung gia đình, môi trường làm việc.
Thời gian cần cách ly người bị bệnh cúm với mọi người ít nhất là 5 ngày sau khi người bệnh cảm cúm xuất hiện các triệu chứng biểu hiện.
Đặc biệt đối với những trường hợp người có sức đề kháng yếu như người cao tuổi, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai hay người có sức khỏe không ổn định, mắc một vài bệnh lý nền.
Người bị bệnh cảm cúm nghiêm túc cách ly để tránh tình trạng lây bệnh cho người khác. Tuy nhiên, đối với những trường hợp bắt buộc phải ra ngoài thì người bệnh cảm cúm cần đeo khẩu trang y tế và che miệng. Các trường hợp ho, hắt hơi đều phải sử dụng khăn giấy để ngăn các chất tiết hô hấp nhằm tránh nguy cơ lây bệnh cảm cúm cho người khác.
Người bị bệnh cúm với mọi người ít nhất là 5 ngày sau khi người bệnh cảm cúm xuất hiện các triệu chứng – Ảnh Internet
2. Người bệnh cần nghỉ ngơi, thư giãn
Chăm sóc người bệnh cảm cúm nhanh khỏi thì người bệnh cần được nghỉ ngơi, thư giãn. Lựa chọn môi trường, không gian thoáng khí nhưng cần tránh gió, tránh những nơi nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp.
Người bệnh cảm cúm không nên nằm phòng máy lạnh vì có thể làm nặng hơn các triệu chứng bệnh cảm cúm xuất hiện như khan cổ, khàn tiếng trầm trọng hơn.
Lưu ý đối với người bệnh cảm cúm nên tránh ra ngoài khi thời tiết lạnh để bệnh nhanh khỏi.
3. Tuân thủ nguyên tắc sử dụng thuốc cho người bệnh cảm cúm
Đối với người bệnh cảm cúm cần sử dụng các loại thuốc có tác dụng giúp hạ nhiệt theo chỉ định của bác sĩ như: paracetamol, cảm xuyên hương,… Ngoài ra, người bệnh cảm cúm cần uống vitamin C liều cao.
Tuy nhiên, những người mắc bệnh cảm cúm nhưng lại có tiền sử loét dạ dày – tá tràng thì không được uống aspirin, APC, vitamin C.
Người bệnh cần chú ý tới đơn thuốc bác sĩ kê và tuân thủ uống đúng liều lượng, không tự ý dừng uống thuốc.
Video đang HOT
Người bị cảm cúm cần sử dụng thuốc đúng liều, đủ liều để nhanh khỏi bệnh – Ảnh Internet
4. Chăm sóc người bệnh cảm cúm tại nhà
Để người bệnh cảm cúm được chăm sóc tại nhà đúng cách, cần áp dụng một số biện pháp chăm sóc:
- Cho người bệnh cảm cúm mặc quần áo thoáng mát.
- Trùm mền kín và thực hiện xông hơi với các loại lá thơm như lá bưởi, lá tía tô, kinh giới, bạc hà, lá sả, tần dày lá (húng chanh), húng quế,… Xông hơi đem lại tác dụng giúp người bệnh cảm cúm thông mũi, giải cảm, toát mồ hôi độc ra ngoài và tạo cảm giác dễ chịu, thư giãn cho cơ thể người bệnh.
- Nhỏ nước mũi bằng thuốc sát khuẩn có tác dụng hỗ trợ điều trị giảm triệu chứng khó chịu do bệnh cảm cúm gây ra.
5. Nguyên tắc dinh dưỡng cho người bệnh cảm cúm
Người bệnh cảm cúm cần được cung cấp đủ dinh dưỡng giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng để nhanh khỏi bệnh bằng cách:
- Bổ sung nhiều các loại rau quả tươi.
- Người bệnh cần ăn các loại thực phẩm lỏng, nóng và dễ tiêu, chứa nhiều nước đặc biệt đối với người cao tuổi và trẻ em.
Người bệnh cảm cúm cần được cung cấp đủ dinh dưỡng giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng để nhanh khỏi bệnh – Ảnh Internet
- Nên ăn thêm các gia vị làm ấm cơ thể và có tính kháng khuẩn như hành, tỏi, gừng,…
- Các loại rau quả trái cây tươi chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng chống lại vi khuẩn gây bệnh cảm cúm.
- Uống trà gừng ấm có tác dụng làm giảm thiểu tối đa nguy cơ bị lây bệnh cảm cúm.
- Tuyệt đối không ăn thức ăn thừa của người bị cảm cúm.
- Đồ dùng của người cảm cúm như bát, đũa, thìa, quần áo nên để và xử lý riêng tránh lây nhiễm.
- Nếu xuất hiện các dấu hiệu bị cảm cúm như sổ mũi, nhức đầu, đau mình mẩy, mắt đỏ, gai gai rét, phải cách ly và khám, điều trị ngay.
Ngoài ra, trường hợp người bệnh cảm cúm xuất hiện tình trạng sốt cao lên tới 39 đến 40 độ C hoặc thân nhiệt không ổn định, kèm theo cảm giác ớn lạnh, rét run, nhức đầu hoặc ù tai, chóng mặt, hoa mắt, hắt hơi, sổ mũi, ho hay khàn tiếng,…
Đa số các trường hợp mắc bệnh cảm cúm thường sốt. Tuy nhiên, nếu sau 7 ngày mà người bệnh không giảm các triệu chứng bệnh hoặc tái sốt thì người nhà cần nhanh chóng đưa người bệnh tới cơ sở y tế để thăm khám vì có thể bị bội nhiễm vi khuẩn và xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Làm gì để bảo vệ sức khỏe người cao tuổi trong mùa mưa?
Với sự tấn công của mùa mưa, độ ẩm cao có thể nhanh chóng làm phát sinh ra các bệnh nhiễm trùng và lây nhiễm vi trùng. Sợ lây nhiễm vi trùng sẽ khiến người cao tuổi dễ mắc các bệnh mùa mưa như cảm cúm, cảm lạnh, rối loạn hô hấp, nhiễm virus hoặc mệt mỏi.
Muốn bảo vệ sức khỏe người cao tuổi, bạn phải chủ động trong việc phòng tránh. Khi người cao tuổi ra ngoài cần phải cất áo mưa hoặc ô che ở nơi tủ dễ thấy. Cẩn trọng khi sàn nhà trơn trượt do trời mưa, nên có thảm chùi chân và thấm nước ở các lối ra để tránh sàn nhà bị ẩm ướt có thể khiến người cao tuổi bị trượt ngã.
1. Bảo vệ sức khỏe người cao tuổi trong mùa mưa bằng cách uống nước ấm
Nguồn nước mùa mưa chính là nơi bị ô nhiễm nhiều nhất và có thể gây ra các bệnh gió mùa như bệnh tả, viêm loét dạ dày ruột hoặc mắc phải các bệnh lây truyền qua các đường khác.
Vì vậy, muốn tránh bệnh thông thường do mùa mưa gây ra đối với người cao tuổi thì uống nước ấm, tắm nước ấm sẽ là cách chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tốt nhất, an toàn trong thời điểm đang mùa mưa.
2. Giữ đủ nước cho cơ thể
Người cao tuổi mùa mưa thường ngại uống ít nước hơn. Thời tiết mưa sẽ khiến hơi ẩm không khi và tạo thành thói quen uống ít nước trong mùa này.
Tuy nhiên, dù là thời điểm nào cơ thể con người cũng đều có nhu cầu nước cần tối ưu. Vì vậy nước đặc biệt cần thiết cho tất cả các nhóm tuổi. Muốn tránh bất kỳ vấn đề làm liên quan đến thận, viêm dạ dày ruột hoặc da dẻ kém, giảm đi tiểu thì người cao tuổi cần bổ sung đủ nước cho cơ thể.
Lựa chọn các loại trà thảo mộc như trà gừng giúp người cao tuổi tăng cường hệ miễn dịch.
Người cao tuổi cần uống đủ nước để bảo vệ sức khỏe - Ảnh Internet
3. Không đi bộ trong nước bẩn
Người cao tuổi cần lựa chọn các loại dày dép chống trơn, tránh đi lại trong những vùng nước bẩn vì đây là nơi sinh sôi của vi trùng có thể khiến bạn bị nấm.
Trong khi đó, nấm và vi khuẩn thường tồn tại trong môi trường ẩm ướt trong giày, tất ướt. Vì vậy khi tất hoặc giày bị ướt cần chủ động thay giày dép ngay để giữ chúng khô và nên làm sạch bằng chất khử trùng.
4. Đảm bảo hệ miễn dịch tốt hơn
Mùa mưa kéo theo các bệnh lây truyền qua đường nước, không khí và phổ biến là bệnh cảm lạnh, sốt siêu vi cùng với các bệnh truyền nhiễm khác.
Khi người cao tuổi có hệ thống ức chế miễn dịch, do đó ăn uống đầy đủ giúp tạo miễn dịch và các loại trái cây khô giàu protein là nguồn dinh dưỡng tốt. Người cao tuổi có thể ăn điều, hạt lanh, hạnh nhân. Lưu ý trước khi ăn các loại hạt khô này cần kiểm tra dị ứng để tránh gặp phải các vấn đề sức khỏe khác.
Bột và ngũ cốc là thực phẩm giúp cung cấp protein, sắt và khoáng chất dồi dào cho cơ thể. Người cao tuổi có thể cân nhắc khi ăn đậu nành và rau mầm nấu chín.
Ngoài ra, người cao tuổi cũng có thể cân nhắc khi bổ sung các loại gia vị vào bữa ăn của mình để tăng cường hệ miễn dịch. Các thành phần chống viêm, chống oxy hóa gồm: tỏi, nghệ, gừng,... đặc biệt hữu ích cho sức khỏe tổng thể của người cao tuổi.
Tránh các loại thức ăn đường phố, thay vào đó nên tự nấu ăn và tìm ra chế độ ăn uống dinh dưỡng hợp lý để chăm sóc sức khỏe.
Bảo vệ sức khỏe người cao tuổi trong mùa mưa cần cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết - Ảnh Internet
5. Rửa sạch rau và trái cây
Muốn tránh nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm, người cao tuổi trước khi ăn rau và trái cây cần phải rửa sạch thật kỹ. Đặc biệt nên tránh ăn các loại trái cây, rau củ đã được cắt gọt sẵn trong mùa mưa vì có có thể là nơi nguồn bệnh tiềm ẩn.
Lưu ý rằng có nhiều loại rau có thể ăn lá như bắp cải. Nên luộc các loại rau ăn lá trong nước muối giúp tiêu diệt vi khuẩn và độc tố khi nấu.
Ngoài ra, người cao tuổi nên chia nhỏ bữa ăn sẽ giúp cơ thể được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng hơn.
6. Không đến những nơi đông đúc
Việc hạn chế đến những nơi đông đúc cũng là việc người cao tuổi cần tránh. Bởi vì người cao tuổi nằm trong nhóm có nguy cơ cao dễ mắc các bệnh truyền nhiễm như: nhiễm trùng tai, nhiễm trùng mắt và cảm cúm, cảm lạnh thông thường.
Do đó, muốn bảo vệ sức khỏe người cao tuổi trong mùa mưa nên tránh tập trung tại những nơi đông đúc.
7. Luôn duy trì sự sạch sẽ
Việc giữ vệ sinh cá nhân hay môi trường xung quanh đều là điều cần thiết trong mùa mưa để bảo vệ sức khỏe người cao tuổi trong mùa mưa.
Vì các vi sinh vật tồn tại trong nước được ủ trong chậu cây, bể nước. Trước khi mùa mưa bắt đầu hoặc đang mùa mưa người cao tuổi cần luôn giữ môi trường xung quanh sạch sẽ, khô ráo.
Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát - Ảnh Internet
Nên rửa tay thường xuyên và rửa tay bằng xà phòng để tránh các loại virus, vi khuẩn xâm nhập.
Người cao tuổi khi ra ngoài bị ướt mưa cần phải tắm bằng nước ấm để tránh nhiễm trùng. Đặc biệt người bệnh mắc phải một số bệnh mạn tính như tiểu đường, viêm xoang,... cần chú ý hơn. Bảo vệ bàn chân bằng giày và tất, mùa mưa không nên đi chân trần.
Mùa mưa, hơi ẩm và độ ẩm có thể khiến các nấm mốc dễ dàng xâm nhập và gây nhiễm trùng da nghiêm trọng đặc biệt tình trạng rối loạn dạ dày ở người cao tuổi. Vì thế nhà của người cao tuổi cần thông gió, ánh sáng tốt để tránh tình trạng ẩm ướt.
8. Duy trì sử dụng thuốc chống muỗi và côn trùng
Thời điểm mùa mưa đến, các bệnh truyền nhiễm qua không khí xảy ra nghiêm trọng hơn như sốt rét, sốt xuất huyết. Khi nước mưa đọng lại tạo điều kiện thuận lợi cho sự sinh sản của các loại muỗi, làm tăng lượng bọ, gián và các loại côn trùng gây
Gió mùa mang đến các bệnh truyền qua không khí như sốt rét và sốt xuất huyết. Nước đọng tạo điều kiện thuận lợi cho sự sinh sản của muỗi và làm tăng số lượng bọ, gián và các loài gây hại tiềm ẩn khác. Để tránh những căn bệnh nguy hiểm do gió mùa này, người cao tuổi phải sử dụng màn, lưới chống muỗi, cuộn dây và giữ môi trường xung quanh sạch sẽ, khô ráo.
9. Tập thể dục và thiền
Người cao tuổi tuyệt đối không vì thời tiết mưa mà bỏ qua việc tập luyện thể chất như đi bộ, thiền để bảo vệ sức khỏe. Nếu ngoài trời mưa và không tập thể dục ngoài trời thì người cao tuổi có thể tập thiền, yoga, ở trong nhà ít nhất 30 phút mỗi ngày.
Chưa kể thói quen tập thể dục ngoài trời còn giúp người cao tuổi trao đổi chất, giữ tinh thần tránh tình trạng căng thẳng và giúp loại bỏ độ ẩm thừa, vi khuẩn có hại tiềm ẩn qua mồ hôi.
Viêm mũi cả tháng không khỏi, đi khám ra viêm xoang tràn mủ Thời tiết giao mùa số người mắc các bệnh viêm mũi họng tăng lên trong đó có viêm xoang cấp tính, bệnh nếu không điều trị triệt để có thể gây ra nhiều biến chứng đặc biệt là ở trẻ em. Đến khám tại Bệnh viện An Việt, chị Dương Quỳnh Trang - Nguyễn An Ninh, Hà Nội than thở từ tháng trước...