Một sàn giao dịch Bitcoin lớn dừng hoạt động, nghi ngờ bị hack
19 giờ trôi qua kể từ khi sàn giao dịch Bitcoin BTC-E không thể truy cập được gây ảnh hưởng cho người dùng. Nhiều người nghi ngờ sàn này đã bị hacker tấn công.
Chiều 25/7, trang chủ BTC-E, sàn giao dịch tiền ảo có quy mô lớn trên thế giới với mức độ bảo mật rất cao đã dừng hoạt động.
Trên trang Twitter của BTC-E, đại diện công ty đăng tải trạng thái với nội dung “Do một số vấn đề về trung tâm dữ liệu, BTC-E có thể tạm thời không hoạt động”. , sàn giao dịch tiền ảo
Thêm một sàn giao dịch Bitcoin lớn gặp vấn đề vào ngày hôm qua. Đến nay tình trạng này vẫn chưa được giải quyết.
Dòng trạng thái gần nhất được đăng tải cách đây 10 giờ đề cập đến việc BTC-E vẫn đang tiếp tục bảo trì. Thời điểm bài viết này được đăng, tình hình trên vẫn chưa được cải thiện.
Hiện tại, không có thông tin chính thức nào từ ban điều hành sàn BTC-E về việc bị hacker tấn công. Anh Đức Nguyên (Đắk Lắk), một người có giao dịch tại sàn cho rằng có thể sàn này đang bị DDOS (tấn công từ chối dịch vụ- PV), gây quá tải cho trang chủ.
Video đang HOT
Hồi đầu tháng 6, sàn giao dịch này cũng tiết lộ trên Twitter tình trạng tương tự, khi một lượng lớn người dùng truy cập, ảnh hưởng đến thời gian thực hiện giao dịch của nó. Năm 2012, sàn này cũng từng bị mất cắp 4.500 BTC bởi các hacker.
Cùng thời điểm sàn BTC-E dừng hoạt động, một ví Bitcoin tại Blockchain cùng lúc nhận và chuyển đi gần 66.000 BTC, tương đương 165 triệu USD. Cũng theo anh Đức Nguyên, “đây là một tài khoản bị chia nhỏ, nhưng ko rõ là của sàn BTC-E chia hay tài khoản cá nhân bị hack, tất cả thông tin hiện tại vẫn chưa chính thức, cần chờ câu trả lời từ đại diện sàn này”.
Một ví Bitcoin có lượng giao dịch lớn ngay thời điểm sàn BTC-E dừng hoạt động.
BTC-E được thành lập từ 2011 với khả năng giao dịch, chuyển đổi Bitcoin, ETH, Litecoin và các loại tiền ảo khác sang USD, euro, rúp. Sàn hỗ trợ 3 ngôn ngữ: Anh, Nga, Trung Quốc. Đây được xem là sàn giao dịch lớn trên thế giới với mức độ bảo mật rất cao, tuy vậy thông tin về người đứng phía sau thành lập ra sàn này vẫn là ẩn số.
Sau hai vụ đánh cắp tiền ảo lớn xảy ra hồi tuần rồi, có thể thấy độ bảo mật của các sàn giao dịch tiền ảo đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi hacker. Người tham gia cần có sự am hiểu và những biện pháp để tự bảo vệ mình.
Xuân Tiến
Theo Zing
Cuộc nội chiến quyết định tương lai tiền ảo Bitcoin
Gây sốt trên toàn thế giới, các nhà phát triển Bitcoin đang đứng trước sự lựa chọn thay đổi để tăng tốc độ giao dịch hay giữ nguyên để đảm bảo an ninh cho đồng tiền ảo đắt giá này.
Trong thế giới tiền ảo, Bitcoin vẫn là đồng tiền giá trị nhất bất chấp những biến động trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, ngày 1/8, các nhà phát triển sẽ buộc phải đưa ra quyết định quan trọng bậc nhất với tương lai đồng tiền này khi phải lựa chọn giữa những người đề cao tốc độ giao dịch với những người muốn giữ lại sự an toàn vốn có.
Hiện tại, chuỗi mã hóa của Bitcoin chỉ có thể xử lý một lượng thông tin nhất định. Nếu đặt quá nhiều ngôn ngữ kỹ thuật vào đó, hệ thống này sẽ sớm đạt tới giới hạn tối đa là 1 MB. Khi tạo ra Bitcoin, các nhà phát triển sử dụng phương thức này để bảo vệ nó trước tin tặc và các mối đe dọa an ninh mạng khác.
Tranh cãi về dung lượng chuỗi mã hóa sẽ quyết định tương lai Bitcoin. Ảnh: CNET
Tuy nhiên, khi số người hứng thú với loại tiền ảo này tăng lên, thời gian để tiến hành một giao dịch bằng Bitcoin kéo dài rất nhiều. Morgan Stanley, ngân hàng đầu tư, công ty chứng khoán có trụ sở chính tại Mỹ, cho rằng chính điều này khiến giao dịch Bitcoin trở nên tốn kém và không nhiều thương hiệu và các cửa hàng chấp nhận nó.
Có thể nhận thấy Bitcoin đang ở thế tiến thoái lưỡng nan khi có quá nhiều người sử dụng mà lại có quá ít cửa hàng chấp nhận nó như một phương thức thanh toán. Vấn đề này cũng làm nảy sinh một cuộc nội chiến giữa những người muốn tăng kích thước của chuỗi mã hóa để tăng tốc độ giao dịch với những người muốn giữ nguyên nó vì lý do an ninh.
Những người ủng hộ chủ yếu là các thợ mỏ chuyên đào tiền ảo, những người cho rằng việc này sẽ tạo cho họ lợi ích về mặt tài chính. Tuy nhiên, những người phản đối được mô tả là "các nhà phát triển cốt lõi", những người cho rằng gia tăng kích thước của chuỗi mã hóa lên trên 1 MB có thể đe dọa toàn bộ mạng lưới.
Một giải pháp thay thế được đưa ra có tên gọi SegWit, trong đó cho phép chuyển một số hoạt động trên chuỗi mã hóa Bitcoin ra các mạng lưới bên ngoài. Tuy nhiên, nó có thể làm giảm năng suất của các thợ mỏ, phần lớn là ở Trung Quốc, những người đầu tư hàng triệu USD vào các trang trại cày Bitcoin khổng lồ.
Trong giải pháp tìm tiếng nói chung, các nhà phát triển và đại diện các thợ mỏ đã đề xuất ra cái gọi là SegWit2X, trong đó đẩy ngưỡng thực hiện SegWit xuống 80% đồng thời làm tăng kích thước chuỗi mã hóa lên 2 MB. Tuy nhiên, một số người vẫn lo ngại khả năng thế giới Bitcoin chia rẽ, do đó tạo ra nhiều hơn một đồng tiền ảo Bitcoin.
Linh Linh
Theo Zing
Mua bán Bitcoin trong tiệm ăn ở Sài Gòn Dù giao dịch Bitcoin chưa được pháp luật Việt Nam thừa nhận và bảo vệ, nhiều người vẫn tìm đến chiếc máy đặt ở quận 1, TP.HCM để mua bán. Nằm bên trong một tiệm ăn ở Lý Tự Trọng, quận 1, TP.HCM, m áy giao dịch Bitcoin này được gọi là "BTM" để phân biệt với các máy ATM thông thường. Theo...