Một rủi ro lớn đang âm ỉ trong lòng nền kinh tế Trung Quốc
Có một số lý do khiến các nhà đầu tư toàn cầu phải theo dõi sát sao diễn biến kinh tế Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay, trang CNN (Mỹ) bình luận.
Bên cạnh những dấu hiệu cho thấy nền kinh tế nước này đang chậm lại, và việc Bắc Kinh mạnh tay với doanh nghiệp tư nhân, các nhà đầu tư đang thực sự lo lắng khi cổ phiếu của Evergrande, một trong những nhà phát triển bất động sản hàng đầu Trung Quốc, niêm yết tại Hồng Kông (Trung Quốc), đã giảm 72% trong năm nay.
Cụ thể, Evergrande đang trong tình trạng cực kỳ khó khăn. Gần đây, gã khổng lồ trong ngành bất động sản Trung Quốc thừa nhận rằng họ có nguy cơ vỡ nợ với tổng số nợ phải trả lên tới hơn 300 tỷ USD, nếu nỗ lực huy động tiền trả nợ không thành công.
Và nếu điều đó xảy ra, các tác động sẽ được cảm nhận trên toàn hệ thống ngân hàng Trung Quốc.
Tập đoàn này cũng đã ngừng một số dự án nhằm tiết kiệm tiền mặt. Động thái này được cho là có thể sẽ giáng một cú mạnh vào lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc.
Cổ phiếu Evergrande giảm mạnh tại Hồng Kông (Trung Quốc)
Video đang HOT
Gã khổng lồ trong ngành bất động sản Trung Quốc đang trong tình trạng căng thẳng nghiêm trọng.
Nguồn: CNN
Trái phiếu của Evergrande cũng đang chịu áp lực. Còn về mảng kinh doanh xe điện của Evergrande, Bloomberg gần đây đã xác định là cổ phiếu hoạt động kém nhất trên thế giới.
Khi nhìn ra bức tranh toàn cảnh, nợ trong lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc đã là một rủi ro kéo dài đối với hệ thống tài chính của nước này trong một thời gian. Và Evergrande là một trong những nhà phát triển bất động sản mắc nợ nhiều nhất Trung Quốc với 37 tỷ USD nợ phải trả trong vòng một năm.
Nếu Evergrande thực sự vỡ nợ, đó sẽ là một cú sốc gây bất ổn khác vào một thời điểm vốn đã rất mong manh đối với thị trường và nền kinh tế Trung Quốc.
Tập đoàn bất động sản Evergrande của tỷ phú Trung Quốc Hứa Gia Ấn (Hui Ka Yan) đang đối mặt với núi nợ khổng lồ. Ảnh: Sydney Morning Herald
Mặc dù không chắc chắn, nhưng Bắc Kinh có thể sẽ can thiệp để làm dịu tình hình, Julian Evans-Pritchard, nhà kinh tế cấp cao về Trung Quốc tại công ty tư vấn Capital Economics có trụ sở tại London (Anh), cho biết trong một bản lưu ý cho khách hàng hồi tháng 7/2021.
“Chính phủ Trung Quốc có lẽ là đang miễn cưỡng cân nhắc có nên cấp một gói cứu trợ cho Evergrande, trong bối cảnh Bắc Kinh đang mạnh tay với doanh nghiệp tư nhân và không khuyến khích đầu tư bất động sản,” Evans-Pritchard viết. “Nhưng với quy mô khổng lồ và vai trò quan trọng trong hệ thống của tập đoàn nay, giới chức Trung Quốc sẽ vào cuộc để cố gắng đảm bảo tái cấu trúc có trật tự trong trường hợp vỡ nợ.”
Điều đó nói lên rằng một vụ vỡ nợ có thể sẽ dẫn đến các điều kiện tài chính thắt chặt hơn cho toàn bộ lĩnh vực bất động sản, làm tổn hại đến hoạt động kinh doanh của họ.
“Ngay cả khi các nhà phát triển bất động sản khác tránh được số phận tương tự, hoạt động xây dựng vẫn có thể bị ảnh hưởng vì họ buộc phải lần lượt trả lại các dự án mới,” Evans-Pritchard cho biết.
Nền kinh tế Trung Quốc đang trì trệ do nước này đang tích cực theo đuổi một chiến lược không khoan nhượng nhằm hạn chế sự lây lan của biến thể Delta và đối phó với những rắc rối trong chuỗi cung ứng.
Chỉ số Caixin theo dõi lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc, được công bố hôm 1/9, đã giảm xuống 49,2 trong tháng 8/2021, cho thấy sự sụt giảm đầu tiên kể từ tháng 4/2020.
Trong khi đó, thị trường Trung Quốc đã sụt giảm trong năm nay khi giới chức nước này nhắm mục tiêu vào các doanh nghiệp công nghệ, giáo dục và các doanh nghiệp tư nhân khác, xóa sổ 3 nghìn tỷ USD giá trị thị trường của các công ty lớn nhất nước này.
Do đó, nguy cơ về một vụ vỡ nợ lớn đang chực chờ Trung Quốc, trang CNN kết luận.
Ngân hàng Phát triển Trung Quốc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ
Ngân hàng Phát triển Trung Quốc đã tăng cường cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, với tổng dư nợ cho vay xấp xỉ 188 tỷ nhân dân tệ (NDT), khoảng 28,93 tỷ USD, tính đến hết tháng 7/2021.
Đồng tiền mệnh giá 100 nhân dân tệ tại Thượng Hải, Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo mô hình cho vay này, ngân hàng chính sách của Trung Quốc cung cấp vốn cho các ngân hàng nhỏ và siêu nhỏ, sau đó các ngân hàng nhỏ cấp vốn lại cho các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ cũng như các doanh nghiệp tư nhân nhằm giảm bớt gánh nặng tài chính cho họ.
Kể từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Phát triển Trung Quốc đã cho vay tổng cộng 146 tỷ NDT đối với các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, và các doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực sản xuất, bán buôn, bán lẻ, nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi và thủy sản và nhiều ngành khác.
Trung Quốc đã triển khai một loạt các biện pháp để giảm chi phí tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Số liệu Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC, ngân hàng trung ương) cho hay tổng dự nợ tài chính cho các doanh nghiệp siêu nhỏ tăng 20,3% so với cuối năm 2020, lên tới 15.100 tỷ NDT./.
Tập đoàn bất động sản lớn nhất Trung Quốc rơi vào bế tắc China Evergrande - tập đoàn bất động sản hàng đầu Trung Quốc - đã trở thành mối nguy tài chính lớn nhất của một đất nước vốn không thiếu những nỗi lo về nợ. Theo Bloomberg , ngay cả khi cổ phiếu công nghệ Trung Quốc bị bán tháo ồ ạt, sự chú ý vẫn dồn vào Evergrande - công ty bất động...