Một quyết định mạnh tay, cơ hội có thêm ngàn tỷ vốn rẻ
Lần thứ 2 từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước quyết định điều chỉnh một loạt lãi suất điều hành. Như vậy, lãi suất cho vay sẽ tiếp tục giảm, giúp các DN có điều kiện tiếp cận nguồn vốn giá rẻ.
Lãi suất tiếp tục giảm
Cụ thể, theo Quyết định số 918/QĐ-NHNN, lãi suất tái cấp vốn giảm từ 5%/năm xuống 4,5%/năm; lãi suất tái chiết khấu từ 3,5%/năm xuống 3%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN với các ngân hàng từ 6%/năm xuống 5,5%/năm. Bên cạnh đó, lãi suất chào mua giấy tờ có giá qua nghiệp vụ thị trường mở từ 3,5%/năm xuống 3%/năm.
Tại Quyết định số 919/QĐ-NHNN, lãi suất tối đa đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng giảm từ 0,5%/năm xuống 0,2%/năm; lãi suất tối đa đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 đến dưới 6 tháng giảm từ 4,75%/năm xuống 4,25%/năm; lãi suất tối đa đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 đến dưới 6 tháng tại quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô giảm từ 5,25%/năm xuống 4,75%/năm.
Ngân hàng Nhà nước quyết định điều chỉnh một loạt lãi suất điều hành.
Theo Quyết định số 920/QĐ-NHNN, mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của tổ chức tín dụng đối với khách hàng vay, để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế giảm từ 5,5%/năm xuống 5%/năm; lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô đối với các nhu cầu vốn này giảm từ 6,5%/năm xuống 6%/năm.
Giới chuyên môn cho rằng, đây là lần thứ 2 kể từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước có quyết định giảm cùng lúc nhiều loại lãi suất, nhằm vực dậy nền kinh tế.
Với quyết định này, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ, của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng tiếp tục giảm. Đây là những lãi suất điều hành, giúp các tổ chức tín dụng cần vốn, có thể vay trực tiếp từ Ngân hàng Nhà nước với lãi suất thấp, không phải đi vay từ các ngân hàng khác hay huy động trên thị trường dân cư với lãi suất cao hơn.
Video đang HOT
Cùng với đó, lãi suất dành cho các khoản tiền gửi ngắn hạn dưới 6 tháng cũng giảm từ 0,3% – 0,5%, sẽ tác động đến mặt bằng lãi suất huy động vốn, giúp các ngân hàng giảm chi phí. Theo tính toán của giới chuyên môn, các ngân hàng thương mại cổ phần sẽ giảm được chi phí huy động lên tới hàng trăm tỷ đồng trong năm 2020. Qua đó, có điều kiện để tiếp tục giảm lãi suất cho vay với khách hàng.
Thúc đẩy tăng trưởng
Khảo sát biểu lãi suất của các ngân hàng thương mại ngày 13/5/2020 cho thấy, lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn, đã giảm về mức từ 0,1%- 0,2%/năm và kỳ hạn từ 1 đến dưới 6 tháng còn 4,25%/năm.
Lãi suất cho vay sẽ tiếp tục giảm.
Như vậy, các khoản vay kỳ hạn dưới 6 tháng, sẽ có cơ sở để được giảm lãi suất. Nhiều DN cho biết, với lần giảm lãi suất vào ngày 17/3/2020 vừa qua, đã giúp họ được vay vốn giá rẻ từ 0,5%-2,5%/năm. Tuy nhiên, mức giảm như trên không có nhiều tác động. Chẳng hạn, 1 DN vay 100 tỷ đồng, kỳ hạn dưới 6 tháng, được giảm 2%/năm cũng chỉ giảm được 2 tỷ đồng/năm. Vì vậy, các DN cho rằng cần giảm mạnh lãi suất cho vay hơn nữa. Với lần giảm lãi suất lần này, các DN có thể được vay vốn với lãi suất có thể được giảm thêm từ 0,5%- 1%/năm nữa.
Ngoài ra, lãi suất cho vay các lĩnh vực ưu tiên giảm, buộc các tổ chức tín dụng phải chấp hành, nhất là với ngành nông nghiệp, vẫn đang có nhu cầu lớn tại thị trường trong nước và xuất khẩu, sẽ giúp giảm chi phí, duy trì sự tăng trưởng.
Theo Ngân hàng Nhà nước, năm 2020 dự kiến tín dụng sẽ tăng từ 11-14%, với khoảng 900 nghìn đến 1,1 triệu tỷ đồng cung ứng vốn cho nền kinh tế. Trong khi đó, tính đến hết tháng 4, các tổ chức tín dụng mới cho vay khoảng hơn 100.000 tỷ đồng. Vì vậy, nguồn vốn còn rất dồi dào và lãi vay đang giảm thấp. Cùng với đó, các tổ chức tín dụng cũng đang tiếp tục tái cấu trúc lại các khoản vay, giúp cho nhiều DN gặp khó khăn có thể tiếp cận với nguồn vốn giá rẻ. Bên cạnh đó, lãi suất giảm, cũng giúp cho các ngân hàng đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng.
Tuy nhiên, các ngân hàng vẫn không hạ tiêu chuẩn cho vay. Những DN không có tài sản đảm bảo hay dự án kém hiệu quả… sẽ khó tiếp cận được vốn vay rẻ. Cùng với đó, lãi suất huy động trên 6 tháng vẫn do các ngân hàng tự quyết định. Hiện mặt bằng lãi suất vẫn duy trì lãi suất từ đầu tháng 5/2020. Chẳng hạn đối với kỳ hạn 6 tháng, lãi suất dao động từ 5,3-7,6%/năm, kỳ hạn 12 tháng, lãi suất dao động trong khoảng 6,8-8,3%/năm. Vì vậy, lãi suất cho vay kỳ hạn dài khó giảm mạnh.
Theo chuyên gia kinh tế Phạm Nam Kim, việc giảm lãi suất cho vay, sẽ tác động tới nền kinh tế, tăng nhu cầu tiêu thụ. Dưới góc độ nào đó, nó sẽ có tác động tích cực để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, nhất là trong đại dịch Covid-19. Vì vậy, cần phải giữ mặt bằng lãi suất thấp để giúp kinh tế phục hồi.
Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê: Giá xăng dầu giảm sâu sẽ chỉ tác động khi nền kinh tế ổn định
Giá dầu giảm mạnh sẽ có tác động như thế nào đến nền kinh tế và mục tiêu kiểm soát lạm phát của Việt Nam, là nội dung cuộc trao đổi giữa phóng viên Thông tấn xã Việt Nam và Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm.
Mua bán xăng dầu tại một điểm kinh doanh của Petrolimex. Ảnh: Trần Việt/TTXVN
Giá dầu thế giới liên lục sụt giảm trong thời gian gần đây, đặc biệt giá dầu thô ngọt nhẹ WTI kỳ hạn giao tháng 5/2020 trên sàn Nymex của New York đóng cửa ngày 20/4 ở mức -37,63 USD/thùng.
Thưa ông, thời gian vừa qua, giá xăng dầu trên thế giới liên tục sụt giảm. Việc sụt giảm đó có tác động như thế nào đối với nền kinh tế của Việt Nam?
Việt Nam là nước nhập khẩu khá nhiều dầu thô để chế biến và nhập khẩu xăng dầu để sử dụng cho sản xuất và tiêu dùng. Do đó, việc giá dầu sụt giảm sẽ tác động đến sản xuất và tiêu dùng trong nước.
Cụ thể, xăng dầu là nguyên liệu đầu vào của nhiều ngành kinh tế, việc giảm giá xăng dầu làm cho chi phí sản xuất giảm, giá thành sản phẩm giảm, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa sản xuất trong nước, từ đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Tiếp đến, khi giá xăng dầu giảm, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cũng sẽ giảm. Thực tế, trong mấy tháng vừa qua, cùng với một số nguyên nhân khác, giá xăng dầu giảm là yếu tố quan trọng khiến chỉ số giá tiêu dùng của cả nước tháng 2, tháng 3 và tháng 4 giảm, giúp cho CPI bình quân của quý I và 4 tháng đầu năm 2020 giảm dần so với CPI bình quân của tháng 1 và 2 tháng đầu năm 2020. Điều này giúp cho việc kiểm soát lạm phát của nền kinh tế có khả năng thấp hơn mục tiêu 4% của Quốc hội đặt ra. Cho nên, nền kinh tế sẽ có lợi trong kiểm soát CPI.
Thưa ông, Việt Nam là một quốc gia vừa xuất khẩu, vừa nhập khẩu xăng dầu, vậy việc giảm giá xăng dầu sẽ tác động như thế nào đến chỉ số khai thác dầu thô của Việt Nam?
Việt Nam vừa khai thác để xuất khẩu và vừa nhập khẩu dầu thô nên việc sụt giảm giá dầu thô sẽ có tác động 2 chiều, trước hết là nước khai thác dầu để xuất khẩu, việc giảm giá dầu thô sẽ làm giảm giá trị của sản lượng khai thác. Thứ hai kế hoạch khai thác dầu thô của Việt Nam năm sau thấp hơn năm trước vì trữ lượng của các mỏ không nhiều; giá trị của khai thác dầu thô chỉ chiếm khoảng 70% trong ngành công nghiệp khai khoáng và toàn bộ công nghiệp khai khoáng chỉ chiếm khoảng 12% trong toàn ngành công nghiệp. Cho nên, việc dầu thô giảm giá sẽ không tác động nhiều đến tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế.
Nhưng ở chiều ngược lại, khi dầu thô giảm giá thì giá xăng dầu suy giảm. Chúng ta nhập khẩu xăng dầu với giá rẻ hơn sẽ tác động làm giảm giá thành sản phẩm trong nước, từ đó kích thích sản xuất. Đó là điểm lợi đối với nền kinh tế của Việt Nam hiện nay.
Với những thay đổi của giá xăng dầu, Tổng cục Thống kê có kế hoạch xây dựng kịch bản trong tăng trưởng kinh tế của Việt Nam như thế nào, thưa ông?
Thực ra, giảm giá xăng dầu lần này trong giai đoạn rất đặc biệt. Có thể nói rằng, trong lịch sử chưa bao giờ có chuyện giảm giá sâu như thế. Như chúng ta đã biết, giá dầu WTI chốt phiên ngày 20/4 giảm -37,63 USD/thùng trong bối cảnh Nga và các nước OPEC vừa có thỏa thuận lịch sử cắt giảm sản lượng khai thác 10 triệu thùng/ngày, đưa sản lượng khai thác về mức trước khi có "cuộc chiến".
Trong bối cảnh tất cả nền kinh tế trên thế giới đều đang bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 làm cho mọi hoạt động ngừng trệ, khả năng tiêu thụ xăng dầu cần thời gian dài để phục hồi bằng mức khi nền kinh tế hoạt động bình thường như trước khi xảy ra dịch COVID-19. Do đó, dầu thô giảm giá vào thời điểm này không có tác dụng thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng, đồng thời sẽ không tác động đến nền kinh tế của các nước trên thế giới và Việt Nam. Tôi nhấn mạnh, giá xăng dầu giảm sâu sẽ chỉ tác động khi nền kinh tế ổn định.
Xin cảm ơn ông!
Thúy Hiền
Số doanh nghiệp BĐS đóng cửa tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái Số doanh nghiệp kinh doanh BĐS tạm ngừng hoạt động tăng mạnh nhất (94,1%) trong quý 1/2020 so với cùng kỳ năm 2019. Đó là thông tin nghiên cứu của TS. Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV nói về tác động của dịch Covid-19 đến các ngành kinh tế. Theo nhóm nghiên cứu này, ở...