Một phụ nữ tử vong khi truyền dịch tại bệnh viện
Bà Xa vào bệnh viện để trị đau răng nhưng tử vong khi nhân viên y tế truyền dịch. Cơ quan chức năng chẩn đoán bà bị sốc nhiễm trùng.
Ngày 15/7, người thân tổ chức đám tang cho bà Hồ Thị Xa, 63 tuổi, ngụ ấp Bà Chăng B, xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi (Bạc Liêu). Những người đến viếng đám tang bất ngờ về việc bà Xa tử vong khi điều trị đau răng.
Ông Phạm Thành Chơn (67 tuổi, chồng bà Xa) cho biết vợ ông vào Bệnh viện đa khoa huyện Vĩnh Lợi vào sáng 13/7 vì bị nhức răng, không ăn được. Bác sĩ sau đó xác định bệnh nhân bị hạ huyết áp nên chỉ định truyền dịch. Trưa cùng ngày, sau khi truyền dịch, sức khỏe bệnh nhân không cải thiện nên các bác sĩ chuyển bà lên bệnh viện tuyến trên.
“Chuyển đến phòng cấp cứu của Bệnh viện đa khoa Bạc Liêu, bác sĩ khám rồi nói không sao và chuyển sang khoa Hồi sức tích cực – Chống độc. Tại đây, sau khi truyền hết chai nước biển thứ 9, bác sĩ cho truyền tiếp chai nước biển thứ 10. Đến khoảng 11h45, một nam nhân viên y tế tiêm thuốc vào chai nước biển đang truyền cho vợ tôi”, ông Chơn kể.
Ông Chơn chưa hết bàng hoàng sau cái chết của vợ. Ảnh: Nhật Tân.
Video đang HOT
Theo người chồng, sau khi nhân viên y tế tiêm thuốc vào chai dịch truyền thì bà Xa nói “nhức quá”, rồi than đau cả đôi tay và nóng trong người. Ông Chơn kiểm tra thấy toàn bộ cơ thể vợ bị tím tái.
“Vợ tôi than mệt, tôi đỡ bà ấy ngồi dậy thì bà tử vong. Từ lúc anh nhân viên tiêm thuốc vào chai nước biển đến lúc vợ tôi chết chỉ vài chục giây. Bác sĩ sau đó nói vợ tôi bị nhồi máu cơ tim. Tôi không đồng ý nên yêu cầu công an làm rõ”, người chồng nói.
Công an TP Bạc Liêu sau đó khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi và niêm phong hồ sơ bệnh án. Thi hài nạn nhân được bàn giao cho gia đình đưa về nhà lo hậu sự vào tối cùng ngày.
Trao đổi với Zing.vn, bác sĩ Nguyễn Chí Thanh, Phó giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Bạc Liêu, cho biết về chuyên môn bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh theo đúng phác đồ. Bệnh viện đang kiểm thảo tử vong vào chiều 15/7.
Cũng theo bác sĩ Thanh, bà Xa còn có bệnh mãn tính, bị phù nề, teo chân. Lúc sức khỏe bệnh nhân diễn biến xấu, y bác sĩ đã làm hết sức nhưng không cứu được.
Bác sĩ Mã Quốc Thiện, Giám đốc Bệnh viện đa khoa Bạc Liêu, cho biết bệnh viện kiểm thảo tử vong để rút kinh nghiệm rồi báo cáo Sở Y tế.
Theo bác sĩ Bùi Quốc Nam, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bạc Liêu, lãnh đạo Bệnh viện đa khoa Bạc Liêu báo rằng trường hợp của bà Xa là sốc nhiễm trùng, bệnh nặng, quá khả năng của bệnh viện huyện nên chuyển lên tỉnh.
Khi bệnh nhân tử vong, gia đình không hài lòng đã báo công an để khám nghiệm tử thi. “Hội đồng khoa học của bệnh viện đang chờ kết quả giám định pháp y, có thể một tuần. Bước đầu bệnh viện chẩn đoán người bệnh tử vong do sốc nhiễm trùng”, lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Bạc Liêu nói.
Theo Zing
Cúp điện đột ngột, bác sĩ soi đèn pin để mổ cấp cứu bệnh nhân
Đang mổ cho bệnh nhân bị thủng tạng rỗng thì mất điện, các bác sĩ Bệnh viện huyện Bắc Mê, Hà Giang, dùng đèn soi để tiếp tục mổ.
Anh Phương Văn Tá, 42 tuổi, ở Cao Bằng, được đưa đến Bệnh viện huyện Bắc Mê, Hà Giang, lúc 1h ngày 13/6, trong tình trạng sốc nhiễm độc nặng. Anh đau bụng đã 4 ngày, khi không thể chịu đựng được nữa mới đến bệnh viện. Quãng đường từ nhà anh Tá đến viện khoảng 50 km, đường đi khó khăn, làm cho tình trạng bệnh nặng thêm.
Bệnh nhân ổn định sức khỏe 5 ngày sau mổ. Ảnh: Chung Nguyễn.
Bác sĩ kết luận bệnh nhân bị sốc nhiễm trùng nhiễm độc nặng, viêm phúc mạc toàn thể do thủng tạng rỗng, phải mổ cấp cứu. Trong khi mổ, bác sĩ phát hiện thấy ổ bụng bệnh nhân chứa toàn dịch phân, dạ dày, ruột và các tạng trong ổ bụng ngâm trong dịch phân bẩn gây viêm trợt loét, thủng dạ dày, ở mặt trước hang vị.
Các bác sĩ đã xử lý lỗ thủng, hút dịch bẩn, rửa ổ bụng, đặt sonde dạ dày hút dịch, đặt sonde dưới gan và bàng quang để theo dõi. Bác sĩ Nguyễn Ngọc Chung, giám đốc bệnh viện cho biết cuộc mổ gần kết thúc thì bệnh viện lại mất điện, kíp mổ tận dụng ánh sáng từ các loại đèn như đèn điện thoại, đèn pin để thực hiện nốt những thao tác cuối cùng là đóng da cho bệnh nhân.
Năm ngày sau mổ, người bệnh đã ổn định.
Lê Nga
Theo VNE
Bị đau đầu thường xuyên, có nên tiêm thuốc bổ não? Thời gian gần đây, tôi bị đau đầu nhiều, nghe cô bạn mách nên tiêm thuốc bổ não (đợt trước cô ấy cũng hay bị đau đầu như tôi, tiêm thuốc nên đỡ nhiều). Nhưng tôi còn băn khoăn mong báo tư vấn sớm giúp tôi. Xin cảm ơn quý báo! Nguyễn Hạnh Hoa (Bình Phước) Đọc câu hỏi của chị mà tôi...