Một phụ huynh than học phí 360 nghìn đồng nhưng phải đóng thực tế lên tới gấp 10 lần: Chuyện gì xảy ra?
Phụ huynh này cho rằng, học phí chỉ 360 nghìn đồng nhưng mình phải đóng hơn 4 triệu đồng.
Đến hẹn lại… lo, là tâm trạng của nhiều phụ huynh khi tiếp nhận các thông tin về thu, chi đầu năm học. Bên cạnh những khoản tiền bắt buộc phải chi như sách vở, đồng phục… thì các khoản thu khác cũng khiến nhiều cha mẹ áp lực.
Mới đây, một phụ huynh TP.HCM đăng đàn than vãn chuyện nộp tiền đầu năm cho con học trường công lập quá cao. Cụ thể, người này cho biết, giấy báo đóng tiền học phí của lớp 6 cho tháng 9 và tháng 10 trường con mình tổng cộng có 360 nghìn đồng. Nhưng phụ huynh phải đóng số tiền thực tế cho nhà trường hơn 4 triệu đồng. “Có nhiều khoản thu bất hợp lý”, người này nói.
Trong hình ảnh được phụ huynh chia sẻ, tiền học phí tháng 10 chỉ 120 nghìn đồng; tiền nước uống 24 nghìn đồng; chuyển đổi số tháng 25 nghìn đồng; học phí buổi hai 240 nghìn đồng; bán trú phí, vệ sinh phí 200 nghìn đồng; tiền ăn trưa tháng 10 là 690 nghìn đồng; bảo hiểm y tế 884 nghìn đồng… Ngoài ra còn có các khoản khác như giáo dục kỹ năng sống; tiếng Anh với giáo viên nước ngoài; khám sức khoẻ, giáo dục STEM, học phẩm. Tổng cộng hơn 3 triệu đồng.
Cộng với các khoản tháng 9 như tiền ăn, đồ bán trú… phụ huynh phải đóng số tiền hơn 4 triệu đồng cho cả 2 tháng.
Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, những khoản được liệt kê nói trên không có gì bất thường, nằm trong danh mục được phép thu. Những khoản như tiền bảo hiểm y tế, bán trú là khoản không bắt buộc. Nếu muốn tiết kiệm, phụ huynh có thể chọn cho con học ngày hai buổi nhưng đưa đón về giờ trưa thì số tiền hàng tháng sẽ đỡ đi nhiều.
9 khoản thu dịch vụ, trường công lập được phép thu
Trước đó, Hội đồng nhân dân TP.HCM đã thông qua nghị quyết quy định các khoản thu và mức thu, cơ chế quản lý thu chi đối với các dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn TP.HCM từ năm học 2024 – 2025.
Trong đó, 9 khoản thu dịch vụ, trường công lập được phép thu bao gồm:
Video đang HOT
- Thứ nhất, dịch vụ tổ chức phục vụ, quản lý vệ sinh bán trú. Ở học sinh nhóm 1, bậc mầm non, mức tối đa của học sinh là 550 nghìn đồng/học sinh/tháng; tiểu học tối đa 350 nghìn đồng/học sinh/tháng; THCS mức tối đa là 300 nghìn đồng/học sinh/tháng; THPT tối đa 250 nghìn /học sinh/tháng.
Học sinh thuộc nhóm 2, bậc mầm non, mức tối đa của học sinh là 500 nghìn đồng/học sinh/tháng; tiểu học tối đa 320 nghìn đồng/học sinh/tháng; THCS mức tối đa là 280 nghìn đồng/học sinh/tháng; THPT tối đa: 230 nghìn đồng/học sinh/tháng.
- Thứ hai, dịch vụ phục vụ ăn sáng. Học sinh thuộc nhóm 1: bậc mầm non tối đa 220 nghìn đồng/học sinh/tháng; bậc tiểu học tối đa 60 nghìn đồng/học sinh/tháng.
Học sinh thuộc nhóm 2: bậc mầm non tối đa 200 nghìn đồng/học sinh/tháng; tiểu học tối đa 50 nghìn đồng/học sinh/tháng.
- Thứ ba, dịch vụ chăm sóc, nuôi dưỡng ngoài giờ (bao gồm dịch vụ trông giữ trước và sau giờ học chính khóa, không bao gồm tiền ăn). Bậc mầm non thuộc nhóm 1 mức thu tối đa 12 nghìn đồng/học sinh/giờ; bậc mầm non thuộc nhóm 2 mức thu tối đa 11 nghìn đồng/học sinh/giờ.
- Thứ tư, dịch vụ chăm sóc, nuôi dưỡng ngoài giờ (bao gồm dịch vụ trông giữ trong các ngày nghỉ, không bao gồm các ngày lễ, tết, không bao gồm tiền ăn). Bậc mầm non thuộc nhóm 1 mức thu tối đa 128.000 đồng/học sinh/ngày; bậc mầm non thuộc nhóm 2 mức thu tối đa 120 nghìn đồng/học sinh/ngày.
- Thứ năm, dịch vụ nhân viên nuôi dưỡng. Trong đó, khối nhà trẻ thuộc nhóm 1 và nhóm 2 đều có mức thu tối đa 260 nghìn đồng/học sinh/tháng; khối mẫu giáo thuộc nhóm 1 và nhóm 2 đều có mức thu tối đa 160 nghìn đồng/học sinh/tháng.
- Thứ sáu, dịch vụ khám sức khỏe học sinh ban đầu (bao gồm khám nha học đường). Học sinh nhóm 1 bậc mầm non tối đa 70 nghìn đồng/học sinh/năm; bậc tiểu học: 60.000 đồng/học sinh/năm; bậc THCS và THPT mức tối đa: 50 nghìn đồng/học sinh/năm.
Ở dịch vụ này, học sinh nhóm 2 tương ứng thấp hơn 5.000 đồng/học sinh/năm.
- Thứ bảy, dịch vụ sử dụng máy lạnh của lớp học có máy lạnh bao gồm tiền điện, chi phí bảo trì máy lạnh, chi phí thuê máy lạnh (nếu có). Đối với lớp đã trang bị máy lạnh, học sinh thuộc nhóm 1 có mức thu như sau: bậc mầm non, tối đa 50 nghìn đồng/học sinh/tháng; tiểu học: 450 nghìn đồng/học sinh/tháng; THCS và THPT: 35 nghìn đồng/học sinh/tháng. Mức này cũng chính là mức thu tối đa cho học sinh thuộc nhóm 2.
Đối với lớp chưa có máy lạnh, phải đi thuê, mức thu dịch vụ của tất cả các bậc mầm non, tiểu học, THCS, THPT ở các nhóm 1 và nhóm 2 đều như nhau, tối đa là 110 nghìn đồng/học sinh/tháng.
- Thứ tám, dịch vụ tiện ích ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số. Mức thu tối đa này được quy định như nhau ở tất cả các bậc học và nhóm 1, nhóm 2. Theo đó, mầm non, tiểu học, THCS, THPT đều có mức thu tối đa: 110 nghìn đồng/học sinh/tháng.
- Thứ chín, dịch vụ đưa rước trẻ, học sinh bằng xe ô tô. Đối với tuyến đường dưới 5km, được quy định đồng đều ở tất cả các bậc học với mức tối đa: 10 nghìn đồng/học sinh/km; tuyến đường từ 5km trở lên, tối đa: 8 nghìn đồng/học sinh/km.
Trong đó, nhóm 1 là học sinh, học viên tại TP Thủ Đức và các quận của TP.HCM.
Nhóm 2 thuộc các huyện: Cần Giờ, Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè.
Đóng gần 3 triệu tiền ăn/tháng cho con rồi tình cờ phát hiện dòng trạng thái trên MXH của cô canteen, phụ huynh đồng loạt nổi giận
Bài đăng của cô nấu bếp ở trường mẫu giáo viên khiến người mẹ này vô cùng bất ngờ.
Khi chọn trường mầm non cho con, cha mẹ thường cân nhắc rất nhiều yếu tố khác nhau như học phí, địa điểm, chương trình học... mà không biết rằng có một vấn đề cũng quan trọng không kém, đó chính là chất lượng bữa ăn bán trú tại trường. Ở độ tuổi của mình, trẻ cần những bữa ăn lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng để có thể phát triển khỏe mạnh.
Con gái của Tiểu Tư (Trung Quốc) năm nay lên 4 tuổi và mới được mẹ cho đi học mẫu giáo cách đây không lâu. Để thuận tiện nhất cho việc đưa đón, Tiểu Tư đã chọn một trường mẫu giáo gần nhà. Học phí của trường này đắt hơn nhiều so với những nơi khác, chỉ riêng tiền ăn mỗi tháng đã là 800 tệ (khoảng 2,8 triệu đồng). Dù hơi "xót ví" nhưng nghĩ đến việc con có thể học ở một môi trường tốt, Tiểu Tư cho rằng bỏ số tiền này ra cũng là xứng đáng.
Thế nhưng niềm vui ngắn chẳng tày gang, kể từ khi con gái bắt đầu đi nhà trẻ, Tiểu Tư nhận thấy con gái sụt cân rất nhiều. Ban đầu, cô nghĩ chắc do con chưa quen với trường học nên đã đưa con đến trường rồi nán lại quan sát và phát hiện con ở trường rất vui vẻ, chỉ là không hiểu vì sao lại gầy đi.
Con gái đi học nhưng ngày một sút cân
Một ngày nọ, trong lúc đang lướt điện thoại, Tiểu Tư tình cờ phát hiện dòng trạng thái do cô nấu bếp ở trường mẫu giáo đăng lên trang cá nhân. Nội dung là lời than thở việc khoai tây bị hỏng nên khó gọt kèm hình ảnh một củ khoai tây đã mềm nhũn, vỏ nhăn nheo, thậm chí thâm đen nhiều chỗ. Có vẻ như bức ảnh chỉ được đăng lên một cách vu vơ nhưng với bản năng một người mẹ, Tiểu tư lập tức cảm thấy có điều gì đó không ổn.
Bức ảnh cô nấu bếp đăng lên khiến người mẹ hoảng hốt
Ngẫm nghĩ một hồi, Tiểu Tư quyết định chia sẻ với các phụ huynh khác về nghi vấn trường mầm non cho trẻ ăn khoai tây hỏng. Cô cho rằng những tình huống thế này nên có càng nhiều người cùng góp tiếng nói thì xử lý càng nhanh. Cả nhóm chat như bùng nổ khi nhận tin, sau khi bàn bạc kỹ, một số phụ huynh đại diện đã tìm đến trường để phản ánh và thực sự phát hiện ra vấn đề ở canteen khi nhiều nguyên liệu cũ, hỏng không bị vứt đi mà giữ lại để tiếp tục chế biến thức ăn, khiến chất lượng bữa ăn cho các em bị giảm xuống.
Sau cuộc phản ánh và điều chỉnh từ phía nhà trường, con của Tiểu Tư và những đứa trẻ khác trong trường đã có được bữa ăn ngon lành hơn. Bản thân Tiểu Tư cũng nhận ra khi con đi học, đặc biệt ở lứa tuổi mầm non, cha mẹ cần chú ý nhiều hơn đến việc con cái mình ở trường có vui không, bữa ăn ở trường có ngon không...
Năm đầu tiên trẻ đi học mẫu giáo sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tương lai, vì vậy các bậc phụ huynh không thể xem nhẹ. Nếu trẻ quá phụ thuộc vào cha mẹ và không thích tới trường, thậm chí khóc lóc ăn vạ, cha mẹ nên kể cho trẻ nghe về những điểm tốt của mẫu giáo như có nhiều đồ chơi , có nhiều bạn bè... Hãy để trẻ biết rằng giáo viên ở trường cũng giống như mẹ vậy. Bằng cách này, trẻ sẽ bớt khóc và có hứng với việc đến trường hơn.
Cha mẹ cần chú ý gì khi chọn trường mầm non cho con?
1. Đừng chỉ xem xét vị trí và học phí, hãy quan tâm đến chất lượng bữa ăn và sự chăm sóc mà trẻ nhận được ở trường.
2. Lắng nghe và quan sát sự thay đổi của con trẻ sau khi đi học, đặc biệt về sức khỏe và cân nặng.
3. Đừng ngần ngại kiểm tra và thảo luận với trường nếu có lo ngại về chăm sóc hoặc dinh dưỡng của con.
4. Phụ huynh nên hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau, sử dụng sức mạnh của cộng đồng để giải quyết vấn đề.
5. Dạy con hiểu về môi trường của mẫu giáo và giúp con hòa nhập, giảm bớt sự phụ thuộc và khóc lóc.
6. Chú trọng đến việc giáo dục và thái độ của giáo viên, để đảm bảo trẻ được nuôi dưỡng trong môi trường tích cực và yêu thương.
Xôn xao tin nhắn Ban phụ huynh yêu cầu các phụ huynh đi sơn lớp, không đi thì đóng 50.000 kèm theo lời "đe nẹt"? Nhiều người cho rằng: Tại sao hàng năm phụ huynh đã phải đóng khoản tiền cơ sở vật chất cho nhà trường mà giờ lại phải đi sơn lớp? Cứ vào đầu năm học, các câu chuyện về Ban phụ huynh lại xôn xao khắp các diễn đàn, hội nhóm mạng xã hội. Mới đây nhất, một phụ huynh cũng gây chú ý...