Một phản ứng phụ sau tiêm vaccine COVID-19 có thể khiến chẩn đoán ung thư sai lệch
Khi chương trình tiêm vaccine ngừa COVID-19 diễn ra trên khắp nước Mỹ, các bác sĩ đang chứng kiến tình trạng ngày càng nhiều người bị sưng tấy hạch sau khi tiêm.
Nhiều người bị sưng hạch sau khi tiêm vaccine ngừa COVID-19. Ảnh Straits Times
Theo New York Times, hiện tượng nổi hạch bạch huyết ở nách, vùng ngực hoặc gần xương đòn có thể bị nhầm lẫn với dấu hiệu của bệnh ung thư. Do đó, các tờ báo chuyên khoa y tế đã bắt đầu lên tiếng giải thích nhằm tránh gây sợ hãi cũng như giúp bệnh nhân không phải làm xét nghiệm cho triệu chứng vô hại này.
Sưng hạch là một phản ứng bình thường của hệ miễn dịch đối với vaccine. Chúng xảy ra ở cùng phía với cánh tay được tiêm và sự tự biến mất sau vài ngày hoặc vài tuần. Tình trạng này cũng xảy ra sau khi tiêm các vaccine khác, trong đó có cúm và HPV.
Tuy nhiên, các hạch bạch huyết bị sưng tấy hiển thị dưới dạng đốm màu trắng trên phim chụp X-quang tuyến vú và chụp cắt lớp lồng ngực, lại tương tự hình ảnh dự báo triệu chứng của bệnh ung thư khi xuất hiện khối u ở vú hoặc nơi khác trong cơ thể
Việc sưng hạch ở nách là một tác dụng phụ được công nhận trong các cuộc thử nghiệm quy mô lớn của vaccine Moderna và Pfizer- BioNTech. Trong nghiên cứu của Moderna, 11,6% bệnh nhân có dấu hiệu nổi nốt sưng hạch sau liều tiêm đầu tiên, và 16% bị sưng sau liều thứ 2. Pfizer-BioNTech lại ghi nhận tỷ lệ thấp hơn với chỉ 0,3%.
Dù vậy, những con số đó chỉ phản ánh những gì bệnh nhân và bác sĩ của họ phát hiện. Các chuyên gia X-quang cho rằng tỷ lệ sưng hạch thực tế có thể cao hơn. Nhiều trường hợp chỉ được phát hiện trên hình ảnh như chụp X quang tuyến vú, MRI hoặc CT.
Nổi hạch bạch huyết không nằm trong danh sách các tác dụng phụ đã được ghi nhận sau khi tiêm vaccine ngừa COVID-19 của Johnson & Johnson. Hôm 27/2, Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) đã cấp phép sử dụng khẩn cấp loại vaccine này.
Theo đó, các chuyên gia cho rằng những trung tâm chẩn đoán hình ảnh nên hỏi bệnh nhân xem họ có vừa tiêm vaccine COVID-19 hay không cũng như ghi lại thông tin về ngày tiêm và cánh tay được tiêm.
Ngoài ra để tránh để tránh nhầm lẫn, mọi người không nên đi chụp X-quang tuyến vú và các bộ phận khác ít nhất 6 tuần sau khi tiêm liều cuối cùng.
COVID-19 tới 6 giờ sáng 2/3: Thế giới trên 2,5 triệu người tử vong; Hàng loạt nước triển khai tiêm vaccine
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận 241.989 trường hợp mắc COVID-19 và 5.214 ca tử vong. Tổng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 trên toàn cầu đã lên tới 115 triệu ca bệnh, trong đó trên 2,54 triệu người không qua khỏi.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 Pfizer-BioNTech tại Prague, CH Séc ngày 27/12/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo số liệu thống kê của trang worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 2/3 (giờ Việt Nam), tổng số ca nhiễm virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) trên toàn cầu là 114.937.005 ca, trong đó có 2.548.336 người tử vong.
Video đang HOT
Dịch bệnh đến nay xuất hiện và lây lan ở 219 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận 90.634.689 bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là 21.753.002 ca và 90.434 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch.
Ngày 1/3, thế giới có tới 118 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới; 108 quốc gia/vùng lãnh thổ có các ca tử vong vì đại dịch. So với các ngày qua, số ca tử vong và ca bệnh mới tại nhiều nước trên thế giới ghi nhận trong 24 giờ qua tăng trở lại.
Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia, như Mỹ, Pháp, Nga và Brazil, đồng thời lây lan diện rộng, với số ca mắc cao ở nhiều nước, nhất là tại châu Âu. Diễn biến dịch bệnh đáng lo ngại xuất hiện trở lại ở một số khu vực của thế giới, sau khi hàng loạt quốc gia đối mặt với sự bùng phát đợt dịch mới. Hàng loạt nước đã đẩy nhanh chương trình vaccine.
Lô vaccine ngừa COVID-19 thứ 3 của hãng Pfizer/BioNtech được chuyển tới Tokyo, Nhật Bản, ngày 1/3/2021. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Mỹ vẫn là quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của dịch COVID-19 với 29.256.870 ca nhiễm và 525.780 ca tử vong. Tiếp đó là Ấn Đội với 11.112.241 ca nhiễm và 157.195 ca tử vong; Brazil đứng thứ ba với 10.551.259 ca nhiễm và 255.018 ca tử vong.
Tại khu vực Mỹ Latinh, Chính phủ Argentina đã yêu cầu gia hạn các biện pháp hạn chế và giãn cách bắt buộc đến ngày 12/3 tới nhằm kiểm soát dịch COVID-19 lây lan.
Theo đó, người dân cần duy trì giãn cách tối thiểu 2 m, sử dụng khẩu trang tại nơi đông người và thường xuyên sát khuẩn tay. Bên cạnh đó, người dân cần che miệng khi ho, khử trùng các bề mặt, giữ cho phòng thông thoáng, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định hoạt động, khuyến nghị và hướng dẫn của nhà chức trách. Các lớp học và các hoạt động giáo dục trực tiếp có thể nối lại theo tình hình tại mỗi khu vực. Tuy nhiên, các sự kiện và hoạt động văn hóa, xã hội, giải trí, tôn giáo và gia đình với sự tham gia của trên 20 người tại không gian kín và khu vực ngoài trời của tư nhân, hay tại không gian mở với sự tham gia của trên 100 người vẫn bị cấm.
Tại châu Âu, Anh thông báo nước này lần đầu tiên phát hiện 6 ca mắc biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có nguồn gốc từ thành phố Manaus, Brazil. Trong số này, 3 ca được phát hiện ở vùng England và 3 còn lại ở vùng Scotland.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại London, Anh, ngày 17/2/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo cơ quan y tế công cộng Anh (PHE), biến thể phát hiện tại Manaus, còn gọi là biến thể P.1, có chung một số đột biến với loại biến thể lần đầu tiên được xác định ở Nam Phi và có thể các loại vaccine hiện tại sẽ có hiệu quả thấp hơn đối với loại biến thể này. Giám đốc phụ trách chiến lược ứng phó với COVID-19 của PHE Susan Hopkins cho biết khả năng giải trình tự gene tiên tiến của Anh đồng nghĩa với việc nước này đã phát hiện được nhiều biến thể và đột biến hơn rất nhiều quốc gia khác.
Tại Na Uy, chính quyền thành phố Oslo thông báo sẽ siết chặt các biện pháp phong tỏa để ngăn số ca nhiễm liên quan đến biến thể của virus SARS-CoV-2 tăng nhanh.
Tại Oslo, toàn bộ các nhà hàng, ngoại trừ các điểm cung cấp dịch vụ bán đồ mang về, các cửa hàng không thiếu yếu sẽ phải đóng cửa từ ngày 2/3. Trong khi đó, học sinh sẽ phải chuyển sang hình thức học trực tuyến. Toàn bộ các hoạt động giải trí ngoài trời dành cho người trưởng thành, tụ họp hay thăm viếng đều bị hạn chế. Thành phố cũng lên kế hoạch bắt đầu xét nghiệm quy mô lớn trong tháng 3 để tiến hành truy vết ổ dịch hiệu quả hơn. Tháng 1 vừa qua, thủ đô Oslo cũng đã đóng cửa nhiều trung tâm mua sắm do biến thể mới của virus SARS-CoV-2 khiến dịch lây lan nhanh hơn.
Tại Phần Lan, chính phủ nước này đã ban bố tình trạng khẩn cấp trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 gia tăng. Theo đó, các nhà hàng, trường học phải đóng cửa, hoạt động đi lại giữa các vùng bị hạn chế. Tình trạng khẩn cấp cũng cho phép chính phủ nước này áp đặt các biện pháp khác để kiềm chế dịch bệnh lây lan. Một vài vùng tại Phần Lan ghi nhận số ca mắc COVID-19 tăng mạnh trong hai tuần qua, với ổ dịch bùng phát ở những người đi trượt tuyết tại vùng Lapland và công nhân làm việc ở các xưởng đóng tàu và công trường xây dựng.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại siêu thị ở Auckland, New Zealand, ngày 28/2/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Phần Lan đến nay nằm trong số những nước ít chịu tác động nhất của dịch bệnh tại châu Âu. Kể từ khi dịch bệnh bùng phát đến nay, nước này ghi nhận tổng cộng 58.064 ca mắc COVID-19 và 742 ca tử vong.
Tại Slovakia, chính phủ nước này sẽ siết chặt các biện pháp phòng dịch từ ngày 3/3 tới, bao gồm việc hạn chế người dân đi lại. Theo quy định mới, người dân sẽ chỉ được phép đi lại từ 20h tối đến 1h sáng hôm sau, lệnh hạn chế đi lại sẽ áp dụng trong khung giờ từ 5h sáng đến 20 tối.
Từ ngày 8/3, những người vào cửa hàng hoặc di chuyển bằng phương tiện giao thông công cộng cần đeo khẩu trang FFP 2. Các trường mầm non sẽ chỉ mở lớp cho những học sinh có cha mẹ không thể làm việc từ xa. Nếu đến ngày 21/3 tới, các biện pháp hạn chế không kiểm soát được tình trạng lây nhiễm, chính phủ sẽ chuẩn bị các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt hơn, như đóng cửa các doanh nghiệp và biên giới.
Tại khu vực Trung Đông và châu Phi, Israel xác nhận sẽ tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho các lao động người Palestine được cấp giấy phép làm việc tại các khu định cư Do Thái trong lãnh thổ Israel cũng như khu vực bị chiếm đóng.
Chiến dịch này sẽ được bắt đầu trong vài ngày tới. Theo kế hoạch, Israel sẽ thành lập một số trung tâm tiêm chủng tại các trạm kiểm soát giữa Israel và khu Bờ Tây, sau đó sẽ bổ sung thêm các trung tâm tiêm chủng tại các khu công nghiệp. Mục tiêu của chiến dịch là nhằm bảo vệ sức khỏe cho lực lượng phục vụ cho hoạt động kinh tế. Loại vaccine được sử dụng trong chiến dịch này là Moderna.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Ecatepec, Mexico, ngày 22/2/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Côte d'Ivoire đã bắt đầu tiêm chủng cho người dân nước này sử dụng vaccine AstraZeneca/Oxford được phân phối theo COVAX - cơ chế phân phối vaccine công bằng do Liên hợp quốc đứng đầu nhằm hỗ trợ các nước nghèo tiếp cận vaccine trong cuộc chiến chống dịch bệnh. Côte d'Ivoire đã tiếp nhận 504.000 liều vaccine AstraZeneca/Oxford vào ngày 26/2, và chương trình tiêm chủng của nước này sẽ ưu tiên nhóm đối tượng y bác sĩ, lực lượng an ninh và giáo viên.
Còn Ấn Độ bước vào giai đoạn hai của chương trình tiêm chủng. Trong giai đoạn này, những người dân trên 60 tuổi và những người trên 45 tuổi mắc nhiều bệnh lý nền sẽ được tiêm vaccine phòng COVID-19. Kể từ khi khởi động vào ngày 16/1 tới nay, chiến dịch tiêm chủng tại Ấn Độ đã giúp gần 15 triệu người dân nước này được chủng ngừa. Vaccine được tiêm miễn phí tại các bệnh viện và các cơ sở y tế công trong khi những người lựa chọn tiêm tại các cơ sở y tế tư nhân sẽ trả phí khoảng 250 rupee Ấn Độ (khoảng 3,4 USD).
Nhật Bản đã tiếp nhận lô vaccine ngừa COVID-19 thứ 3 của hãng Pfizer/BioNtech trong bối cảnh nước này đang chuẩn bị mở rộng chương trình tiêm chủng cho nhân viên y tế. Lô vaccine trên gồm 526.500 liều đã được chuyển từ nhà máy sản xuất ở Bỉ tới sân bay Narita, gần Nhật Bản. Chính phủ Nhật Bản cho hay trong tháng 3 này sẽ nhận 2,6 triệu liều vaccine, bao gồm cả số vaccine trên, với mỗi lọ vaccine có thể tiêm cho 6 người.
Theo kế hoạch, bắt đầu từ tuần tới, nước này sẽ thực hiện tiêm chủng cho 4,7 triệu nhân viên y tế sau khi vaccine đã được phân bổ tới các chính quyền địa phương. Sau đó, từ ngày 12/4, Nhật Bản sẽ tiêm vaccine cho khoảng 36 triệu người thuộc nhóm người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên, tiếp đó là nhóm người có bệnh lý nền và các nhân viên y tế tại các cơ sở dưỡng lão. Những nhóm còn lại sẽ được tiêm chủng cuối cùng.
Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 1/3, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 16.672 ca mắc bệnh COVID-19 so với 1 ngày trước, trong khi tổng số ca tử vong tăng lên trên 53.100 người.
Trong 24 giờ qua, hiệp hội ASEAN có 3 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong vì COVID-19 là Philippines, Indonesia và Malaysia.
Indonesia tiếp tục là ổ dịch COVID-19 nghiêm trọng nhất trong số các nước ASEAN, khi nước này ghi nhận tổng số ca bệnh cũng như tử vong cao nhất khu vực. Trong vòng 1 ngày, số ca bệnh và tử vong mới của Indonesia cao gấp nhiều lần các nước trong khu vực.
Tình hình dịch bệnh tại "quốc gia vạn đảo" chưa hề thấy "ánh sáng cuối đường hầm" sau nhiều tháng dịch bùng phát tại đây, bất chấp tình hình số ca mắc mới bắt đầu giảm nhẹ so với mấy ngày trước.
Trong 24 giờ qua, Indonesia cũng là quốc gia có số ca mắc mới và tử vong vì COVID-19 cao nhất châu Á, chiếm hơn 30% số ca tử vong trong ngày của cả châu lục.
Philippines dịch vẫn diễn biến xấu với số ca mắc mới/ngày nhiều thứ 3 trong số các nước Đông Nam Á, trong khi số ca tử vong giảm so với ngày trước nữa.
Malaysia tình hình tiếp tục đáng quan ngại hơn, làn sóng dịch mới đã kéo dài và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt ở Malaysia khi nước này ghi nhận tới 1.828 ca bệnh mới, 5 ca tử vong vì COVID-19 trong 1 ngày qua.
Myanmar dịch bệnh đang hạ nhiệt khi trong 24 giờ qua không ghi nhận ca tử vong nào và chỉ có 20 ca bệnh mới. Xu thế dịch hạ nhiệt đang diễn ra ở quốc gia này.
Thái Lan sau khi chứng kiến số ca lây nhiễm cộng đồng tăng vọt trong mấy ngày gần đây đã phải quyết định siết chặt các biện pháp phòng dịch. Nước này trong ngày 1/3 ghi nhận thêm 80 ca bệnh mới, song không có ca tử vong.
Thái Lan dù không ghi nhận ca tử vong vì COVID-19 trong thời gian gần đây, song tình hình dịch bệnh tại nước này vẫn tiềm ẩn nguy cơ cao và diễn biến phức tạp.
Campuchia dịch bệnh đang gia tăng nhanh chóng và đáng ngại khi nước này có tới 15 bệnh nhân mới trong ngày 1/3, buộc nhà chức trách phải phong tỏa nhiều khu vực ở thủ đô.
Cụ thể, virus SARS-CoV-2 tới nay đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 53.131 người dân ở khu vực Đông Nam Á, tăng 168 trường hợp so với 1 ngày trước đó, trong khi số ca mắc bệnh tăng lên 2.453.248 ca. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công là 2.138.915 trường hợp.
Toàn khối đang chứng kiến những diễn biến dịch bệnh đáng quan ngại, phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các dịch đợt mới, ở nhiều nước thành viên. Trong 24 giờ qua, ASEAN có 8 nước thành viên ghi nhận các ca COVID-19 mới. Lào, Brunei và Timor-Leste không có thêm ca tử vong hay mắc bệnh nào.
Hơn 1.000 liều vaccine ngừa COVID-19 của Nhật Bản phải huỷ bỏ Hơn 1.000 liều vaccine phòng dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 của Nhật Bản đã phải hủy bỏ sau khi nhiệt độ tại kho bảo quản không đảm bảo yêu cầu làm lạnh. Lô vaccine ngừa COVID-19 thứ 3 của hãng Pfizer/BioNtech được chuyển tới Tokyo, Nhật Bản, ngày 1/3/2021. Ảnh: Kyodo/TTXVN Bộ Y tế Nhật Bản cho biết đây là lần...