Một nông dân Thái Bình phát tài nhờ 3 con lợn nái sống sót ngoạn mục sau dịch tả châu Phi.
May mắn giữ được 3 con lợn nái sau dịch tả lợn châu Phi, đến nay anh Đinh Văn Mừng (xã Đông Đô, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) đã nhân giống được đàn lợn gần 200 con.
Với việc giá lợn hơi giữ ở mức cao trong thời gian khá dài, anh Mừng đã thu về hàng trăm triệu đồng nhờ nuôi lợn.
Anh Mừng chia sẻ, bản thân đã có thâm niên hàng chục năm nuôi lợn, nhưng chưa bao giờ anh chứng kiến sự tàn phá “khốc liệt” như dịch tả lợn châu Phi năm 2019. Cùng chung cảnh ngộ như các hộ chăn nuôi khác, trang trại nuôi lợn của gia đình anh Mừng cũng phải tiêu hủy trên 4 tấn lợn do nhiễm dịch tả lợn châu Phi.
Trước khi dịch tả lợn châu Phi tới, trang trại nuôi lợn của anh Mừng thường xuyên duy trì đàn lợn 300 con. Nhưng, khi dịch tả tràn qua, 40 con lợn nái, 100 con lợn thịt và 2 con lợn đực nhiễm bệnh buộc phải tiêu hủy (đợt 1). Không dừng lại ở đó, dịch bệnh tiếp tục “cướp đi” 25 con lợn nái và 100 con lợn thịt (đợt 2).
“Không chỉ riêng trang trại nuôi lợn của gia đình tôi có lợn bị nhiễm bệnh dịch tả lợn châu Phi, hàng trăm trang trại nuôi lợn của các hộ khác trong xã cũng cùng chung số phận. Nhiều gia đình khuynh gia bại sản…Tuy nhiên, gia đình tôi vẫn còn may mắn hơn nhiều hộ chăn nuôi khác, với việc giữ được 3 con lợn nái không bị nhiễm bệnh. Làng trên xóm dưới, anh em trong nhà nói vui: 3 con lợn nái nhà tôi sống sót ngoạn mục sau dịch tả lợn châu Phi, nói ít ai tin” – anh Mừng nhớ lại.
Trước khi vào được bên trong trang trại nuôi lợn của gia đình anh Mừng, xã Đông Đô, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình phải đi qua khu vực khử trùng bằng nước vôi bột.
Theo đó, nhờ giữ được 3 con lợn nái, anh Mừng đã có hy vọng để nhân giống, gây đàn lợn như trước đây. Sau khi huyện Hưng Hà công bố hết dịch tả lợn châu Phi, gia đình anh Mừng đã dồn tất cả số tiền dành dụm được từ hàng chục năm nuôi lợn, cộng thêm với sự hỗ trợ của người con trai đang làm việc tại Đài Loan để xây dựng một trang trại chăn nuôi hoàn toàn mới, tách biệt với khu dân cư.
Trang trại nuôi lợn mới của gia đình anh Mừng được đầu tư 800 triệu đồng, với những thiết bị hiện đại như: hệ thống làm mát, quạt thông gió, bể xử lý nước thải… Khu chăn nuôi lợn rộng 1.000m2, có thể nuôi tối đa 300 con lợn.
Bên trong trại lợn được đầu tư 800 triệu đồng của anh Đinh Văn Mừng, xã Đông Đô, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.
Theo anh Mừng, sau khi giữ được 3 con lợn nái, đàn lợn này tiếp tục sinh sản, cộng với việc mua thêm lợn giống ở các trại lớn có uy tín nên đàn lợn thịt luôn duy trì từ 150 đến 200 con. Anh Mừng nhẩm tính, từ đầu năm đến nay, trang trại đã xuất bán trên 10 tấn lợn hơi.
“Từ hôm chuyển đàn lợn sang trại mới, con nào cũng sạch sẽ, trắng hồng, bóng nhẫy” – anh Mừng chia sẻ.
Để tận mắt tận thấy những điều anh Mừng vừa nói, PV Báo điện tử DANVIET.VN ngỏ ý muốn được vào bên trong trang trại. Anh Mừng đồng ý ngay và không tỏ vẻ ngần ngại.
Video đang HOT
Trước khi vào được bên trong chúng tôi phải đeo ủng, đi qua khu vực khử trùng bằng nước vôi bột. Vào đến bên trong, điều bất ngờ là không hề thấy mùi hôi của chuồng trại. Dù lúc đó thời tiết bên ngoài nóng bức, nhưng nhiệt độ bên trong chuồng chỉ khoảng 27 – 28 độ C.
Theo quan sát, hệ thống trần chống nóng, lưới lọc gió, máng ăn, các đường dẫn nước thải đều được anh Mừng đầu tư hiện tại. Đàn lợn con nào con đấy đều trắng hồng, khỏe mạnh…
Anh Mừng cho hay, thời điểm tháng 5 là lúc giá lợn hơi đang ở mức cao chưa từng thấy, trang trại của anh đã xuất 20 con lợn với giá bán 100.000 đồng/kg.
Đàn lợn gần 200 con trong trang trại của anh Đinh Văn Mừng luôn khỏe mạnh, trắng hồng.
Từ đầu năm đến nay, trang trại của anh Đinh Văn Mừng đã xuất bán trên 10 tấn lợn.
Với kinh nghiệm rút ra sau dịch tả lợn châu Phi, anh Mừng cho biết, “Khâu quan trọng nhất là phòng dịch và vệ sinh chuồng trại. Phải định kỳ thực hiện tiêm phòng đầy đủ cho đàn lợn. Bên cạnh đó, đầu tư cho việc xử lý nước thải cũng như đảm bảo được nguồn nước uống sạch cho đàn lợn cũng là yếu tố quyết định phòng chống dịch bệnh. Về nguồn thức ăn chăn nuôi, phải mua ở các đại lý có uy tín, trang trại phải có khu bảo quản thức ăn, tránh ẩm, mốc”.
Anh Mừng đang giới thiệu về hệ thống lọc gió bên trong trang trại nuôi lợn hiện đại của gia đình tại xã Đông Đô, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.
Trao đổi với PV Báo điện tử DANVIET.VN, anh Mừng cho biết, trong tháng 6 và 7, trang trại của anh vẫn xuất bán lợn hơi đều ra thị trường. Nhiều thương lái đã đến tận chuồng để “xuống” tiền đặt cọc trước nhưng cũng không có lợn để xuất, bởi đã có nhiều người đã đặt mua từ nhiều ngày trước.
“Tôi đang chuẩn bị nhập thêm lợn nái từ Hà Nam về để gây giống. Để mua được lợn nái, tôi cũng đã phải đặt tiền trước từ nhiều ngày. Mặt khác, giá lợn giống cũng chưa có chiều hướng giảm, giá vẫn đang ở mức cao từ 3,5 đến 4 triệu đồng/con, trọng lượng 7kg” – anh Mừng nói.
Bên trong trang trại, các hệ thống kỹ thuật, vệ sinh chuồng trại được đầu tư hiện đại.
Với việc giá lợn giống ở mức cao như hiện nay, anh Mừng cho rằng, Nhà nước cần có những chính sách cho vay vốn phù hợp, giãn thời gian vay hoặc giảm lãi xuất để những hộ chăn nuôi muốn tái đàn có thể tiếp cận, vay vốn được.
“Không chỉ riêng gia đình tôi, mà rất nhiều hộ chăn nuôi lợn khác cũng đang nóng lòng muốn khôi phục lại đàn lợn. Tuy nhiên, để có đàn lợn như lúc chưa xảy ra dịch tả lợn châu Phi không phải ngày một, ngày hai mà có thể làm được ngay. Nhà nước cần có hỗ trợ để người chăn nuôi yên tâm tái đàn lợn” – anh Mừng chia sẻ.
Chăn nuôi lợn, 1 nông dân Thái Nguyên thu tiền tỷ nhờ có bí quyết này
Trong khi không ít hộ chăn nuôi lợn gặp khó khăn do dịch bệnh thì anh Bùi Hải Hà (xóm Mới, xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên) lại có bí quyết nuôi lợn luôn khỏe mạnh. Bí quyết thành công của anh Hà là tự sản xuất nguồn thức ăn, kiểm soát vệ sinh chuồng trại, nâng cao cảnh giác...
Xã Nam Hòa (huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên) là một trong những địa phương phát triển chăn nuôi trang trại quy mô lớn của tỉnh Thái Nguyên, trong đó có trang trại chăn nuôi lợn.
Những ngày tháng 5, PV Dân Việt có dịp ghé thăm trang trại nuôi lợn của anh Bùi Hải Hà (SN 1991, xóm Mới, xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên), tìm hiểu về bí quyết giúp anh duy trì đàn lợn qua mùa dịch.
Theo anh Hà, trước đó, gia đình anh cũng chăn nuôi lợn nhưng với quy mô nhỏ lẻ, còn đâu chủ yếu là chăn nuôi gà. Khoảng 5 năm trở lại đây, anh mới bắt đầu chăn nuôi lợn quy mô lớn.
Hiện tại, với diện tích chuồng trại khoảng 4.000m2 sàn, gia đình anh Hà nuôi 50 con lợn nái và 500 lợn thịt. Sắp tới anh sẽ phát triển thêm 30 con lợn nái, đồng thời đầu tư mở rộng thêm hệ thống chuồng trại để đáp ứng nhu cầu về lợn thịt.
Anh thuê 8 công nhân thường xuyên làm nhiệm vụ chăm sóc đàn lợn và vệ sinh chuồng trại, tiêu độc khử trùng. Còn anh Hà phụ trách về kỹ thuật chăn nuôi lợn.
Con giống được anh Hà chủ động hoàn toàn từ khâu lấy tinh, phối giống từ lợn ông bà nên đảm bảo tiêu chuẩn con giống.
Cũng theo anh Hà, chi phí đầu tư chuồng trại ban đầu tương đối lớn, trên 4 tỷ đồng. Vì thế, từ tháng 9/2019 đến nay, anh mới bắt đầu có lãi từ chăn nuôi lợn.
Với giá lợn hơi ở mức 60.000 đồng/kg, trung bình anh lãi từ 2,5 - 3 triệu đồng/con. Còn với giá lợn hơi ở cao như thời điểm hiện tại là 90.000 đồng/kg, trung bình anh Hà lãi khoảng 6 triệu đồng/con.
Như vậy với mỗi lứa lợn xuất chuồng với giá lợn hơi ở mức cao, gia đình anh thu về khoảng 3 tỷ đồng.
Bí quyết giúp anh duy trì được đàn lợn giữa bão dịch, đó là do anh thực hiện chăn nuôi theo quy trình khép kín. Lợn giống được anh chủ động hoàn toàn từ khâu lấy tinh, phối giống từ lợn ông bà nên đảm bảo tiêu chuẩn con giống.
Nhờ kiểm soát được đầu vào nên chất lượng lợn giống, sức khỏe đàn lợn được đảm bảo an toàn.
Cũng theo anh Hà, để kiểm soát tốt dịch bệnh, phải kiểm soát tốt từ khâu đầu vào, tuyệt đối không để nguồn côn trùng và người lạ vào khu vực chuồng trại chăn nuôi lợn.
Tuyệt đối không mang cám, thức ăn chăn nuôi không rõ nguồn gốc, không đảm bảo vào khu vực chuồng trại. Thường xuyên sát khuẩn chuồng trại bằng vôi bột và nước sát khuẩn cho người, vật nuôi cũng như nguồn thức ăn trước khi mang vào cho lợn ăn.
Việc chăn nuôi lợn theo hướng hữu cơ giúp đàn lợn nhà anh Hà khỏe mạnh mà lại đảm bảo vệ sinh môi trường
Ngoài chăn nuôi theo quy trình khép kín, anh Hà còn tự sản xuất nguồn thức ăn cho lợn. Cụ thể, anh nuôi ấu trùng ruồi lính đen rồi phối trộn với các nguồn thức ăn hữu cơ khác để cho lợn ăn.
Như thế giá thành thức ăn vừa rẻ, lợn tăng trưởng tốt hơn, chất lượng thịt lợn được nâng cao mà lại đảm bảo vệ sinh môi trường.
"Tôi thực hiện việc nuôi lợn gối đàn nọ nối tiếp đàn kia nên đảm bảo quanh năm lúc nào cũng có lợn bán. Hiện, gia đình tôi đang tiến hành đầu tư xây dựng hệ thống nhà xưởng để sản xuất thức ăn chăn nuôi với công suất chục tấn mỗi ngày, phục vụ nhu cầu chăn nuôi của gia đình", anh Hà cho biết thêm.
Theo anh Hà, để kiểm soát tốt dịch bệnh, phải kiểm soát tốt từ khâu đầu vào.
Nhờ chăn nuôi lợn theo quy trình khép kín, cho lợn ăn thức ăn hữu cơ tự sản xuất, nên thịt lợn có chất lượng thơm ngon, khi nấu không có bọt, không có mùi hôi tanh.
Do đó, lợn thịt thương phẩm của gia đình anh được khách hàng ưa chuộng, xuất bán đi nhiều nơi như: Hà Nội, Bắc Giang,...
Săn lùng lợn nái, lợn hậu bị, giá 11,5-13 triệu đồng/con, muốn mua phải cọc tiền Giá lợn hơi vẫn đang duy trì mức cao, khiến giá lợn giống cũng tăng lên mức kỷ lục, từ 2,7 - 3,6 triệu đồng/con. Mức giá này quá hấp dẫn nên nhiều người chăn nuôi đang săn lùng lợn nái, hoặc lợn hậu bị đưa về nuôi. Tuy nhiên, giá lợn nái, lợn hậu bị rất đắt đỏ, hiện khoảng 11,5 -...