Một nhà đầu tư cá nhân đã bán ra 1,2 triệu cổ phiếu SRA sau gần 2 năm làm cổ đông lớn của Sara Việt Nam
Trước đó cổ đông lớn này đã mua cổ phiếu SRA không phân phối hết trong đợt Sara Việt Nam chào bán cho cổ đông hiện hữu.
Cổ đông lớn bán 1,2 triệu cổ phiếu SRA sau năm rưỡi sở hữu
Bà Phạm Thị Kim Chi, một nhà đầu tư cá nhân, vừa thông báo đã bán ra toàn bộ 1,2 triệu cổ phiếu SRA tương ứng 6,67% tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành của CTCP Sara Việt Nam. Giao dịch thực hiện ngày 21/9/2020.
Theo dữ liệu của chúng tôi, cũng trong ngày 21/9 vừa qua, có 1,2 triệu cổ phiếu SRA giao dịch thỏa thuận với giá bình quân 13.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng tổng giá trị giao dịch 15,6 tỷ đồng.
Bà Phạm Thị Kim Chi mua 1,2 triệu cổ phiếu SRA và trở thành cổ đông lớn của Sara Việt Nam vào ngày 6/3/2020. Đây là một phần trong số những cổ phiếu mà Sara Việt Nam không phân phối hết cho cổ đông hiện hữu trong đợt phát hành tăng vốn điều lệ.
Bà Kim Chi trở thành cổ đông lớn trong đợt Sara Việt Nam tăng VĐL lên gấp 9 lần
Video đang HOT
Lần đó Sara Việt Nam chào bán 16 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu tỷ lệ 1:8, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được nhận 1 quyền mua, và 1 quyền mua được mua 8 cổ phiếu mới. Giá bán 10.000 đồng/cổ phiếu. Thời điểm đó cổ phiếu SRA giao dịch quanh mức 42.500 đồng/cổ phiếu.
Kết quả, cổ đông đăng ký mua hơn 12,84 triệu cổ phiếu. Số cổ phiếu còn lại hơn 3,15 triệu đơn vị được phân phối tiếp cho 3 cá nhân, trong đó bà Kim Chi mua 1,2 triệu cổ phiếu và trở thành cổ đông lớn. Sau đợt phát hành này, Sara Việt Nam tăng vốn điều lệ từ 20 tỷ đồng lên 180 tỷ đồng như hiện nay, tương ứng tỷ lệ tăng vốn điều lệ lên gấp 9 lần.
Sau năm rưỡi, đợt này bà Kim Chi bán hết toàn bộ 1,2 triệu cổ phiếu, không còn là cổ đông lớn của Sara Việt Nam.
Sara Việt Nam lại sắp tăng VĐL lên gấp đôi
Mới đây nhất, Sara Việt Nam đã thông qua phương án phát hành riêng lẻ 18 triệu cổ phiếu tăng vốn điều lệ lên gấp đôi. Danh sách các nhà đầu tư được chọn có 6 cá nhân, trong đó có ông Hoàng Văn Ba – Chủ tịch HĐQT công ty. Trước đó thời điểm bà Chi mua vào, ông Hoàng văn Ba cũng là 1 trong 3 cá nhân mua số cổ phiếu của Sara Việt Nam không phân phối hết.
Diễn biến giá cổ phiếu SRA trong 1 năm gần đây.
Thị trường chứng khoán Việt Nam hút ròng hơn 2.500 tỉ đồng từ khối ngoại
Trong tháng 9.2020, nhà đầu tư ngoại đã rót hơn 2.500 tỉ đồng vào thị trường chứng khoán Việt Nam.
Thị trường chứng khoán Việt Nam hút ròng hơn 2.500 tỉ đồng từ khối ngoại. Ảnh minh họa: Freepik.
Theo số liệu thống kê của Công ty Chứng khoán KIS Việt Nam, trong tháng 9 khối ngoại đã mua ròng hơn 2.542 tỉ đồng trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
4 tuần giao dịch của tháng 9 (31.8-25.9), nhà đầu tư ngoại đã mua ròng trong 2 tuần và bán ròng trong 2 tuần. Đáng chú ý nhất là tuần giao dịch (7-11.9), thị trường chứng khoán Việt Nam đã hút ròng tới 3.900 tỉ đồng, là mức cao nhất trong 3 tháng qua.
Trong đó, nhóm ngành bất động sản và năng lượng thu hút phần lớn lực cầu ngoại, giá trị mua ròng ghi nhận ở mức 505 tỉ đồng và 194 tỉ đồng. Đáng chú ý, lực cầu ngoại trên lĩnh vực công nghệ thông tin tăng mạnh, tập trung chủ yếu trên DGW. Ở chiều ngược lại, nhóm cổ phiếu ngành nguyên vật liệu, tiêu dùng thiết yếu, và tài chính chịu áp lực bán mạnh nhất từ khối ngoại.
Giao dịch của nhà đầu tư ngoại trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong tháng 9. Nguồn: KIS, NCĐT.
Sang đến tuần giao dịch tiếp theo (14-18.9), khối ngoại quay trở lại bán ròng với giá trị lên tới 1.235 tỉ đồng. Trong đó, nhóm cổ phiếu bất động sản, tiêu dùng thiết yếu, và công nghiệp chịu áp lực bán lớn nhất, giá trị bán ròng lần lượt là 415 tỉ đồng, 287 tỉ đồng, và 250 tỉ đồng.
Tuy nhiên, trong tuần giao dịch cuối cùng của tháng 9 (21-25.9), dòng vốn ngoại đã quay trở lại thị trường chứng khoán Việt Nam với giá trị mua ròng đạt 23 tỉ đồng.
Theo số liệu của KIS, nhóm cổ phiếu ngành tài chính, năng lượng, và tiêu dùng thiết yếu được mua ròng mạnh nhất. Giá trị mua ròng lần lượt là 177 tỉ đồng, 104 tỉ đồng, và 25 tỉ đồng. Nổi bật là các cổ phiếu VCB, SSI, BVH, PLX, và KDC thu hút phần lớn lực cầu ngoại mặc dù BID và VND chịu áp lực bán ròng khá lớn.
Ở chiều ngược lại, nhóm cổ phiếu bất động sản và nguyên vật liệu là lĩnh vực chịu áp lực bán ròng mạnh nhất, tập trung trên VHM, KDH, CRE, và HPG. Ngoài ra, nhóm này tập trung bán ròng GAS và CII, khiến cho dịch vụ tiện ích và công nghiệp trở thành những lĩnh vực bị bán mạnh nhất tuần qua.
Đối với diễn biến của dòng vốn ETF tại thị trường chứng khoán Đông Nam Á. Số liệu của KIS cho thấy thị trường chứng khoán Đông Nam Á ghi nhận dòng vốn tiêu cực trong tuần cuối cùng của tháng 9 với sự rút ròng 2 triệu USD và sự phân hóa vẫn tiếp tục duy trì giữa các quốc gia. Cụ thể, thị trường Singapore tiếp tục thu hút dòng vốn ở mức cao trong khi Indonesia, Malaysia, và Thái Lan tiếp tục chịu áp lực rút vốn trong tuần trước.
Trong khi đó, thị trường chứng khoán Việt Nam ghi nhận dòng vốn tích cực, đạt mức 8 triệu USD sau 2 tuần bị rút vốn. Cụ thể, SSIAM VNFIN Lead, VFMVN Diamond ETF, và X FTSE Vietnam là động lực chính khi các quỹ này thu hút 7 triệu USD trong tuần vừa qua.
Tổng kết trong tháng 9, dòng vốn ETF tại thị trường chứng khoán Việt Nam ghi nhận sự tích cực, hút ròng 5,4 triệu USD.
Giao dịch chứng khoán: Sôi sục dòng chảy vốn nội Ghi nhận thông tin tại khối công ty chứng khoán cho thấy, nhà đầu tư vẫn liên tục chuyển tiền vào tài khoản chứng khoán để giao dịch, thông thường từ vài trăm triệu đồng đến vài tỷ đồng, có tài khoản cá nhân đạt 20 - 30 tỷ đồng, thậm chí khách hàng "siêu VIP" bỏ vào cả trăm tỷ đồng. Không...