Một người tử vong nghi do CSGT rượt đuổi: Xác định trách nhiệm thế nào?
Việc yêu cầu những cán bộ CSGT ở Cà Mau tham gia đeo bám theo xe của nạn nhân làm báo cáo giải trình để xác định trách nhiệm là cần thiết.
Không có quy định buộc CSGT phải truy đuổi người vi phạm giao thông
Liên quan đến vụ việc Tổ tuần tra kiểm soát (TTKS) thuộc Phòng CSGT Công an tỉnh Cà Mau đeo bám xe máy có biểu hiện vi phạm khiến sau đó phát sinh TNGT, luật sư Hồ Nguyên Lễ, Giám đốc Công ty Luật Tín Nghĩa (TP.HCM) đã có những chia sẻ xung quanh vụ việc này.
Luật sư Hồ Nguyên Lễ cho rằng, Bộ Công an có ban hành Thông tư số 65/2020/TT-BCA quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, quy trình TTKS, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của CSGT.
Hình ảnh được lan truyền trên mạng xã hội vào khuya 13/12.
Theo đó, Bộ Công an quy định về quyền hạn của CSGT trong tuần tra, kiểm soát (Điều 8); Hình thức tuần tra, kiểm soát (Điều 9); Nội dung tuần tra, kiểm soát (Điều 10).
Cụ thể như: CSGT có quyền giám sát, nắm tình hình trật tự ATGT trên các tuyến giao thông đường bộ. Kiểm soát việc chấp hành pháp luật về giao thông đường bộ và các quy định khác của pháp luật có liên quan của người và phương tiện tham gia giao thông.
Kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật. Kiểm soát các giấy tờ, điều kiện tham gia giao thông có liên quan đến người và phương tiện giao thông. CSGT tuần tra, kiểm soát di chuyển trên tuyến, địa bàn được phân công bằng phương tiện giao thông thực hiện theo kế hoạch.
Song song đó, CSGT được dừng các phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Được áp dụng các biện pháp ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm về giao thông đường bộ, trật tự xã hội và các hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật.
“Như vậy, theo những quy định trên, không có quy định buộc CSGT phải truy đuổi người vi phạm giao thông”, luật sư Lễ nói.
Trên thực tế, đã có rất nhiều trường hợp CSGT truy đuổi người vi phạm dẫn đến người vi phạm lẫn CSGT bị tai nạn chết người trong quá trình truy đuổi.
Video đang HOT
Cũng có trường hợp CSGT sau khi truy đuổi đã không kiềm chế đã sử dụng vũ lực đánh người vi phạm. Hậu quả, có người bị kỷ luật giáng chức, có người bị tước danh hiệu CAND.
Hình ảnh 1 trong 2 xe đeo bám theo xe nạn nhân.
Cần phải xác định trách nhiệm và quyền hạn của CSGT
Luật sư Hồ Nguyên Lễ cho rằng, ngoài việc không nhất thiết phải truy đuổi người vi phạm thì CSGT còn có nhiều biện pháp khác để phát hiện người vi phạm như sử dụng phương tiện thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an để xử lý. Do đó, không nhất thiết bằng mọi giá CSGT phải truy đuổi người vi phạm.
Nêu ý kiến về việc xử lý đối với những cán bộ có liên quan trong vụ việc, luật sư Lễ nêu quan điểm, cần phải xác định trách nhiệm và quyền hạn của CSGT khi thi hành công vụ. Nếu có vượt quá quy định thì có dấu hiệu vi phạm vào các tội: làm chết người trong khi thi hành công vụ (Điều 127); tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ (Điều 137) của Bộ luật Hình sự.
“Vì vậy, việc cơ quan có thẩm quyền yêu cầu những cán bộ CSGT tham gia đeo bám theo xe của nạn nhân làm báo cáo giải trình vụ việc để xác định trách nhiệm là cần thiết và đúng quy định pháp luật”, luật sư Lễ nhấn mạnh.
Như Báo Giao thông đã đưa tin, vào khuya 13/12, trên mạng xã hội lan truyền thông tin 1 thanh niên bị tai nạn giao thông tử vong do CSGT rượt đuổi. Và Công an tỉnh Cà Mau đã có báo cáo chính thức về vụ việc.
Theo báo cáo, bước đầu xác định vụ việc xảy ra vào khoảng 22h ngày 13/12. Lúc này, Tổ TTKS thuộc Phòng CSGT Công an tỉnh Cà Mau đang làm nhiệm vụ trên tuyến QL1.
Khi qua địa phận ấp 1, xã Tắc Vân, TP Cà Mau, Tổ TTKS phát hiện N.M.L. (18 tuổi) điều khiển xe máy BKS 59Y2-387.81 chở theo N.L.H. (23 tuổi), cùng ngụ thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu lưu thông theo hướng Cà Mau đi Bạc Liêu có biểu hiện nghi vấn.
Ngay lập tức, Tổ TTKS ra hiệu lệnh dừng phương tiện để kiểm tra, nhưng L. không chấp hành. Do đó, Tổ TTKS phân công 4 cán bộ đi trên 2 xe bám theo phương tiện do L. điều khiển.
Trên đường bỏ chạy, L. thường xuyên lạng lách, đánh võng, chạy lấn sang phần đường bên trái gây nguy hiểm cho người và phương tiện khác tham gia giao thông. Nhiều lần lực lượng làm nhiệm vụ ra hiệu dừng phương tiện, nhưng L. không chấp hành, còn có hành vi khiêu khích.
Khi đến đoạn đường thuộc ấp Xóm Mới, xã Tân Thạnh, thị xã Giá Rai, lực lượng làm nhiệm vụ bám theo xe do L. điều khiển, báo cáo Tổ trưởng Tổ TTKS để quay đầu xe về và được đồng ý.
Tuy nhiên, đoạn đường này có dải phân cách cứng, tiếp theo là vạch kẻ đường nét liền (không quay đầu xe lại được) nên phải chạy thêm một đoạn để quay đầu.
Sau khi qua địa phận tỉnh Bạc Liêu khoảng 500m (thuộc ấp Xóm Mới, xã Tân Thạnh, thị xã Giá Rai), L. lấn sang phần đường bên trái (vạch kẻ đường nét liền, không được cán qua vạch) va chạm với xe tải BKS 69C-053.36 lưu thông chiều ngược lại.
Hậu quả, làm L. tử vong tại hiện trường, còn H. bị thương.
Phát hiện gần 400 fanpage và tài khoản mạng xã hội giả mạo công an
Các đối tượng lập gần 400 trang mạng xã hội giả mạo, sử dụng tên, hình ảnh, ký hiệu, biểu tượng của lực lượng Công an để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
Ngày 24/11, Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh văn phòng kiêm người phát ngôn Bộ Công an cho biết thời gian qua, lực lượng phòng chống tội phạm công nghệ cao phát hiện gần 400 trang mạng, tài khoản mạng xã hội (Facebook, YouTube, TikTok, Instagram...) giả mạo, sử dụng tên, hình ảnh, ký hiệu, biểu tượng của lực lượng công an.
Trang mạng xã hội dùng hình ảnh của lực lượng Công an.
Điển hình như Nhóm "Học viện An ninh nhân dân - T01" với hơn 11.200 thành viên, mạo danh Học viện An ninh nhân dân, phát tán nhiều hình ảnh phản cảm, vi phạm điều lệnh công an nhân dân, không kiểm duyệt chặt chẽ nội dung dẫn đến việc để đối tượng xấu lợi dụng.
Ngày 23/8, Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đã mời làm việc với Đ.H.T.A (sinh năm 1990, trú tại Giảng Võ, quận Ba Đình, TP Hà Nội) để làm rõ động cơ, mục đích tạo lập, sử dụng nhóm Facebook "Học viện An ninh nhân dân - T01".
Đ.H.T.A thừa nhận hành vi vi phạm quy định pháp luật, cam kết không tái phạm. Hiện Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đang củng cố hồ sơ để xử lý Đ.H.T.A theo quy định của pháp luật.
Một trường hợp khác đã bị lực lượng công an xử lý là T.T.N (sinh năm 1994, trú tại tỉnh Vĩnh Phúc). T.T.N đã thiết lập hệ thống trang mạng xã hội, mạo danh lực lượng công an nhân dân, như "Cảnh sát hình sự", "Cảnh sát cơ động", "Cảnh sát giao thông", "Chúng tôi là chiến sĩ Công an nhân dân", "Yêu Cảnh sát giao thông"... với hơn 1 triệu lượt người theo dõi trên không gian mạng.
Sau khi làm việc, T.T.N đã thừa nhận hành vi vi phạm pháp luật, cam kết xóa toàn bộ thông tin, hình ảnh mạo danh để tránh gây hiểu lầm, không tái phạm.
Người phát ngôn Bộ Công an thông tin, các đối tượng thường lợi dụng các trang mạng xã hội giả mạo để thực hiện ý đồ xấu, thực hiện hành vi phạm tội như lừa đảo chiếm đoạt tài sản; bôi nhọ danh dự Đảng, Nhà nước, lực lượng Công an nhân dân...
Các hình thức thường được sử dụng là: giả mạo Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an, Báo điện tử Công an nhân dân để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản; thu thập thông tin cá nhân người dân trái phép như thông tin căn cước công dân, số điện thoại, tài khoản ngân hàng.
Mạo danh cơ quan, đơn vị công an để mua bán trang phục công an nhân dân, công cụ hỗ trợ, thiết bị phòng cháy, chữa cháy không đủ tiêu chuẩn; quảng cáo hàng cấm, hàng giả, hàng nhái...
Lợi dụng uy tín của lực lượng Công an để chia sẻ bài viết từ trang thông tin điện tử không phép nhằm thu lời từ quảng cáo.
Phát tán thông tin "giật tít, câu like"; sử dụng ngôn từ, hình ảnh phản cảm, lan truyền thông tin xấu độc, sai sự thật trên không gian mạng, gây hoang mang trong quần chúng nhân dân...
Người dân cần nâng cao cảnh giác
Bộ Công an đề nghị, người dân cần nâng cao cảnh giác trước những thủ đoạn nêu trên; theo dõi, tìm đọc thông tin trên các trang mạng xã hội được cấp "tích xanh", đồng thời tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân công khai trên mạng xã hội, để các đối tượng có thể lợi dụng vi phạm pháp luật, lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Không đăng nhập vào các đường link yêu cầu mã OTP gửi về qua điện thoại. Không cài đặt phần mềm không rõ nguồn gốc. Không công khai tài khoản ngân hàng trên các trang mạng xã hội. Nếu buộc phải công khai để phục vụ mục đích kinh doanh thì hạn chế thấp nhất số tiền trong tài khoản ngân hàng; thường xuyên thay đổi mật khẩu đăng nhập trên các nền tảng xã hội, đặt mật khẩu có tính bảo mật cao để tránh bị các đối tượng chiếm quyền kiểm soát tài khoản.
Một trang mạng xã hội giả mạo lực lượng Công an để giật tít câu view.
Người dân không vội tin theo các thông tin lan truyền trên không gian mạng khi chưa được xác thực, kiểm chứng. Cần tìm đến những thông tin được đăng tải trên các cổng/trang thông tin điện tử của cơ quan Nhà nước, cơ quan báo chí chính thống, góp phần ngăn chặn các thông tin xấu độc, sai sự thật lan truyền trên không gian mạng hiện nay.
Theo quy định của pháp luật, Cổng thông tin điện tử của Bộ Công an và Công an các đơn vị, địa phương có tên miền: bocongan.gov.vn hoặc mps.gov.vn hoặc congan.tên tỉnh/thành phố.gov.vn...
Khi phát hiện các trang mạng xã hội có dấu hiệu giả mạo lực lượng công an hoặc cơ quan nhà nước để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, đề nghị người dân thông báo đến lực lượng chức năng nơi gần nhất để kịp thời xử lý, ngăn chặn./.
Bắt giữ 2 thanh niên dùng gạch ném Cảnh sát cơ động 2 nam thanh niên điều khiển xe máy không rõ biển kiểm soát, phóng tốc độ cao áp sát, ném gạch về phía tổ công tác Cảnh sát cơ động (CSCĐ) đã bị bắt giữ sau đó. Ngày 1/11, Công an huyện Thạch Thất, Công an TP Hà Nội cho biết, đơn vị đã tạm giữ hình sự Nguyễn Vạn Dũng, SN 2004,...