Một người TP HCM tử vong do sốt xuất huyết
TP HCMTrung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM (HCDC) chiều 5/8 ghi nhận một ca tử vong do sốt xuất huyết.
Bệnh nhân nữ, 16 tuổi, ở quận 7, tử vong từ cuối tháng 8, đến nay CDC mới công bố. Bệnh nhân này nhập viện trễ, bệnh đã diễn tiến nặng trước khi nhập viện.
Theo HCDC, 8 tháng đầu năm thành phố ghi nhận 11.999 ca sốt xuất huyết. Trong đó gần 6.600 bệnh nhân điều trị nội trú, 5.410 bệnh nhân điều trị ngoại trú. So với cùng kỳ năm 2019, số ca sốt huyết năm nay ít hơn 72%. Số ca bệnh hàng tuần khám tại bệnh viện ít hơn so với tuần cùng kỳ.
Tuy nhiên, giai đoạn cao điểm của bệnh sốt xuất huyết tại thành phố thường từ cuối tháng 7 năm nay đến hết tháng 1 năm sau. Đỉnh dịch có thể xuất hiện trong tháng 11 và 12. Dự báo các tuần sắp tới, số ca sốt xuất huyết hàng tuần sẽ tiếp tục tăng theo mùa. Nguy cơ xảy ra các ổ dịch sốt xuất huyết tại thành phố là rất lớn.
Video đang HOT
HCDC khuyến cáo ngoài việc phòng bệnh, phát hiện sớm và chăm sóc theo dõi bệnh nhân sốt xuất huyết đúng cách rất quan trọng.
Sốt xuất huyết khác với các bệnh truyền nhiễm khác. Bệnh diễn biến nặng thường vào ngày thứ 5 đến thứ 7 kể từ khi khởi phát, thời điểm mà bệnh nhân đã giảm hoặc hết sốt. Do đó, không thể chủ quan, bệnh nhân cần được chẩn đoán sớm ngay từ đầu để có chiến lược theo dõi và điều trị cho phù hợp.
HCDC khuyến cáo mọi người dân, khi bản thân hoặc gia đình có người bị sốt, cần đến khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Nếu được chỉ định điều trị tại nhà, cần tuân thủ theo các hướng dẫn của bác sĩ. Khi mệt nhiều, sốt cao hoặc bất cứ bất thường nào, cần đến ngay bệnh viện để được xử trí kịp thời.
“Không vì Covid-19 mà e ngại tới cơ sở y tế khám bệnh”, đại diện HCDC khuyên.
Theo bác sĩ Nguyễn Thanh Phong, Trưởng khoa Nhiễm D, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, những dấu hiệu bệnh sốt xuất huyết chuyển biến nặng cần đến ngay cơ sở y tế như sau:
- Nôn nhiều, đau bụng nhiều.
- Có dấu hiệu xuất huyết như chảy máu cam, chảy máu chân răng, nôn ra máu, đi cầu phân đen, xuất huyết âm đạo ở nữ.
- Ở trẻ em, cần lưu ý dấu hiệu tay chân lạnh, trẻ hết sốt nhưng vẫn mệt. Khi dấu hiệu này xuất hiện thì cũng đã trễ vì nguy cơ trẻ đã bị tụt huyết áp, sốc.
15 ca mắc và nghi mắc sốt xuất huyết ở TP Hải Dương
Ngày 5/9, Trung tâm Y tế TP Hải Dương thông tin, từ ngày 24/7-4/9 trên địa bàn thành phố xuất hiện 15 trường hợp nghi mắc sốt xuất huyết. Trong đó có 3 mẫu xét nghiệm gửi Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho kết quả xét nghiệm mắc sốt xuất huyết Dengue D2.
Sau khi có kết quả xét nghiệm ca mắc sốt xuất huyết, UBND TP Hải Dương phối hợp thực hiện các biện pháp phòng chống dịch như: phun hóa chất diệt muỗi tại các nhà dân xung quanh điểm phát sinh bệnh nhân nghi nhiễm.
Đồng thời, tuyên truyền các biện pháp phòng chống dịch sốt xuất huyết trên hệ thống loa truyền thanh của các phường có người nghi nhiễm; hướng dẫn khu dân cư tổng vệ sinh môi trường, khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm, lật úp các dụng cụ chứa nước tiêu diệt bọ gậy...
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, khi không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có nguy cơ dẫn đến tử vong.
Căn nguyên sốt xuất huyết là do virus Dengue. Virus Dengue có 4 typ huyết thanh (Den1, Den2, Den3 và Den4). Ở Việt Nam có cả 4 typ huyết thanh này, vì vậy, một người có thể mắc cả 4 typ huyết thanh virus Dengue. Sốt xuất huyết lây truyền cho người chủ yếu bởi muỗi vằn và muỗi hổ châu Á.
Cách nhận biết sớm sốt xuất huyết ở trẻ để điều trị kịp thời Trẻ bị sốt xuất huyết cần được phát hiện sớm và điều trị đúng để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm. Trẻ mắc sốt xuất huyết cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Ảnh: TTXVN Theo TS.BS Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc Trung tâm Y học Lâm sàng các bệnh nhiệt đới trẻ em (Bệnh viện Nhi Trung ương), sốt...