Một người đem cá đi xét nghiệm trước khi chế biến khiến dân mạng cạn lời: Phòng bệnh hơn chữa bệnh hay chỉ là làm màu?
Clip về màn xét nghiệm có 1-0-2 này hiện đã đạt hơn 3 triệu lượt xem và hơn 2 nghìn bình luận.
Vẫn biết trong thời buổi dịch bệnh thì chúng ta cần phải hết sức cẩn trọng vì phòng bệnh là yếu tố tiên quyết. Thế nhưng cách phòng bệnh ngay từ bước sơ chế đồ ăn trong một clip TikTok được đăng tải gần đây lại khiến cho cư dân mạng hoang mang hết sức. Lý do vì sao, mời bạn xem xong sẽ rõ.
Trước khi nấu cá còn phải đem cá ra xét nghiệm thế này có phải hơi quá rồi không? (Nguồn: TikTok @realalomocook)
Bắt đầu clip ta đã có thể thấy một người dùng tăm bông ngoáy vào miệng của chú cá và sau đó đem đi xét nghiệm xem cá có bị nhiễm COVID-19 hay không. Kết quả cho thấy âm tính và lúc này cá mới được đem đi kho. Theo những gì chủ nhân clip chia sẻ thì cứ phải làm như thế cho chắc ăn. Người này còn khuyên mọi người nên xét nghiệm trước khi chế biến.
Clip chỉ vỏn vẹn có 4 giây nhưng hiện đã đạt đến hơn 3 triệu lượt xem cùng hơn 2 nghìn bình luận. Không rõ người trong clip làm như vậy là thật hay đùa, chỉ biết cư dân mạng xem xong đều thi nhau bày tỏ quan điểm cá nhân. Người thì bật cười trước hành động được cho là phòng bệnh hơn chữa bệnh trong clip, người lại bó tay và tỏ ra gay gắt vì cho rằng đây là việc không cần thiết lại tốn kém.
- Cười sảng. Lại còn phải test trước khi nấu nữa à?
- Khó vậy mà cũng nghĩ ra. Phải âm tính mới nấu, cẩn thận quá luôn bạn ơi!
- Rảnh. Làm quá!
- Làm màu thật sự. Cái tiền mua bộ kit còn quá tiền con cá.
Người xem bình luận không ngừng nhưng cũng không thấy chủ nhân clip lên tiếng giải thích gì về hành động này. Tuy nhiên, một số người khẳng định đây chỉ là clip được cắt ghép do vậy cũng không nên chỉ trích khổ chủ quá gay gắt. Có thể người ta làm như vậy để tăng tính giải trí cho clip mà thôi.
Dẫu vậy, nếu clip trên khiến bạn hoang mang thì hãy tìm hiểu kĩ từ các nguồn tin chính thống. Trong bài đăng “Hỏi đáp về COVID-19 và động vật” do Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM đăng tải ngày 13/10/2021 có viết: “Theo CDC Hoa Kỳ, đến nay dựa trên thông tin hiện có, nguy cơ động vật làm lây lan virus SARS-CoV-2 ở người được xem là thấp. Tại thời điểm này, không có bằng chứng cho thấy động vật đóng vai trò quan trọng trong việc lây lan SARS-CoV-2 cho con người. Có một số lượng nhỏ động vật trên khắp thế giới được báo cáo là bị nhiễm, chủ yếu là sau khi tiếp xúc gần với một người nào đó mắc COVID-19″.
Vì thế, đừng quá tiêu cực mà hãy tuân thủ các quy định phòng chống dịch bệnh. Trong khâu sơ chế thực phẩm bạn cũng cần khử khuẩn và làm sạch kĩ trước khi đem đi chế biến nhé!
Bé gái Hà Nội 6 tuổi rưỡi đã dậy thì, bố mẹ nghi do thức khuya và hay ăn đồ chiên rán, bác sĩ chỉ ra sự thật
Mới đây, một bà mẹ đã chia sẻ câu chuyện con gái 6,5 tuổi của mình được chẩn đoán dậy thì sớm, và đang chuẩn bị bước vào giai đoạn điều trị kéo dài ít nhất 4 năm tới đây.
Bố mẹ bé cho rằng nguyên nhân là do bé thức khuya, dậy sớm, ăn uống kém lành mạnh và sử dụng mỹ phẩm của người lớn, liệu có đúng?
Theo chia sẻ của người này trên mạng xã hội, gần cuối năm 2020, bố mẹ của bé gái nêu trên phát hiện ngực của con hơi nhỉnh hơn trước kia nhưng 2 bên lại lệch nhau, sờ vào cũng chưa thấy gì khác thường nên họ chỉ nghĩ rằng do con bụ bẫm. Tuy nhiên, đến hè năm nay (2021), 2 bên ngực bé phát triển thấy rõ, có nhân cứng hơn.
Về mặt tâm lý, dù thể hiện của bé vẫn rất ngây ngô nhưng đã bắt đầu hay hờn dỗi và nhạy cảm hơn rất nhiều, đáng chú ý là bé ăn nhiều hơn, ăn không biết no. Bên cạnh đó, bé cao rất nhanh, người chắc hơn nhiều - điều này giống hệt như biểu hiện của mẹ bé khi vào độ tuổi dậy thì lúc đang học cấp 2.
Ảnh minh họa: Peking University
Nhận thấy những bất thường này, bố mẹ nhanh chóng đưa cô bé đến bệnh viện kiểm tra thì phát hiện bé bị dậy thì sớm, ngực đã phát triển từ ít nhất 6 tháng trước.
Bố mẹ cho rằng nguyên nhân gây ra tình trạng dậy thì sớm ở cô bé là do thường xuyên thức khuya, dậy sớm để xem TV và nghịch thiết bị điện tử; thích ăn thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ như xúc xích, gà rán, bít tết, sườn nướng... hầu như không ăn rau và món luộc. Thêm vào đó, việc dùng chung sữa tắm và dầu xả của người mẹ cũng là một trong những tác nhân gây dậy thì sớm được bố mẹ của bé nghi ngờ.
Nhận định của bác sĩ về dậy thì sớm
Từ câu chuyện xôn xao trên mạng xã hội, bác sĩ Tô Quang Huy, Phòng khám Quang Huy cho biết " d ậy thì là giai đoạn đặc biệt liên quan đến biệt hóa giới tính, kèm theo thay đổi về tâm lý, hình thái, nhận thức ở bé... Quá trình này chịu sự chi phối của nhiều yếu tố như nội tại bên trong cá thể, môi trường sống bên ngoài, chấn thương tâm lý ".
Dậy thì sớm khi bé trai trước 10 tuổi, bé gái trước 8 tuổi đã phát triển các đặc tính của sinh dục bao gồm: dậy thì sớm thật và dậy thì sớm giả. Trong đó, "đ a số dậy thì sớm thường không liên quan đến ăn uống nhiều mà liên quan đến tổn thương thần kinh và tuyến thượng thận ".
Ảnh minh họa: QQ
Để ngăn ngừa nguy cơ dậy thì sớm ở trẻ, BS. Huy cũng lưu ý mọi người rằng:
- Khi sử dụng những thuốc chứa corticoid cho bé trong điều trị phải cực kì cẩn trọng và đúng liều vì nó liên quan nhiều đến tuyến thượng thận của bé. Tốt nhất phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
- Sử dụng ít mỹ phẩm với các bé gái vì chúng có một phần ảnh hưởng đến dậy thì của bé.
- Với người mẹ mang thai bé gái cần hạn chế phơi nhiễm thuốc lá.
- Khi bé có biểu hiện khác thường về phát triển giới tính sớm, cần đi khám ngay để điều trị kịp thời.
"Toát mồ hôi" cảnh người dân chen lấn, xô đẩy, đứng lên xe máy để lấy giấy xét nghiệm Clip hàng trăm người dân xô đẩy, chen nhau được ghi lại chợ đầu mối Bình Điền (Q.8, TP.HCM). Mới đây, mạng xã hội chia sẻ đoạn clip ghi lại cảnh đám đông hỗn loạn chen chúc nhau lấy giấy xét nghiệm. Được biết, clip ghi lại sáng ngày 5/7, tại khu vực chợ đầu mối Bình Điền (Q.8, TP. HCM). Clip: Đám...