Một người bị bệnh, cả nhà bị lây: 3 việc cần làm trong bữa ăn ngày Tết để ngăn ngừa nhiễm trùng ung thư dạ dày
Mặc dù việc quây quần ăn uống bên bữa cơm gia đình vào ngày Tết là điều tuyệt vời nhất mỗi dịp Tết đến xuân về. Nhưng có một mối nguy hiểm tiềm ẩn rất lớn mà mọi người nên lưu ý, đó là sự lây nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori trong gia đình.
Nói về Helicobacter pylori (H. pylori hay HP), nhiều người có thể nghe rất lạ tai, nhưng đây là một bệnh truyền nhiễm phổ biến hiện nay.
Helicobacter pylori là gì?
HP là một loại vi khuẩn kỵ khí hình xoắn ốc với điều kiện phát triển tương đối khắc nghiệt. Nó chủ yếu sống trên bề mặt của các tế bào biểu mô dạ dày.
Sau khi xuất hiện vi khuẩn HP trong dạ dày, rất dễ gây viêm loét dạ dày tá tràng ở người. Các cuộc điều tra đã chỉ ra rằng nhiễm vi khuẩn HP cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ung thư dạ dày.
Hiện nay, khoảng 50% dân số thế giới bị nhiễm HP, ở các nước đang phát triển, tỷ lệ lây nhiễm lên tới 80%.
Đừng làm 3 việc này để không lây bệnh cho cả nhà
1. Không gắp thức ăn cho người khác khi chưa đổi đầu đũa
Hầu hết những người bị HP lây lan từ miệng sang miệng thông qua việc gắp thức ăn cho người khác hoặc nhai, mớm cơm cho trẻ nhỏ.
Nếu bạn đang ở trong một cuộc tụ tập bạn bè và người thân, bạn không nên gắp thức ăn cho người khác khi chưa đổi đầu đũa, không sử dụng chung thìa đũa hoặc các dụng cụ ăn uống cũng như không nên nhai mớm thức ăn cho trẻ nhỏ.
Giữa tháng 11/2019, Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận một trẻ 6 tuổi gặp triệu chứng nôn nhiều, đi ngoài phân đen. Trước đó, bé có hiện tượng nôn khan, người càng ngày càng gầy, xanh đi. Các bác sĩ chẩn đoán bé bị xung huyết và viêm toàn bộ niêm mạc dạ dày, nổi sần toàn bộ niêm mạc dạ dày và bị viêm dạ dày HP do thói quen nhai, mớm cơm cho bé của bà nội có tiền sử bị bệnh viêm loét dạ dày.
Theo PGS. TS. BS Trần Thanh Tú, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Sức khỏe trẻ em – Bệnh viện Nhi Trung ương, “ để phòng tránh, chúng ta nên vệ sinh dụng cụ ăn uống kĩ lưỡng. Đối với các thói quen mớm cơm cho trẻ, sử dụng chung thìa đũa sẽ là tăng nguy cơ lây nhiễm HP và nhiều loại bệnh nguy hiểm khác, cần được tuyệt đối loại bỏ. Bệnh nhân nghi ngờ mắc bệnh cần được chẩn đoán thật chính xác tại các cơ sở uy tín để điều trị theo chỉ định của bác sĩ, tránh việc lây bệnh cho người khác“.
2. Hạn chế giao tiếp quá thân mật, nói chuyện trong bữa ăn
Vì vi khuẩn HP chủ yếu lây truyền qua đường miệng (chất nôn và nước bọt), nên hãy cố gắng tránh giao tiếp quá thân mật, quá gần với người khác và hạn chế nói chuyện trong bữa ăn. Bởi trong quá trình giao tiếp, nước bọt có thể bị bắn ra một cách vô thức. Đây có thể là con đường lây lan HP mà nhiều người không ngờ tới.
3. Không đến các nhà hàng kém vệ sinh
Hiện nay, vẫn có những nhà hàng không hợp vệ sinh, các dụng cụ ăn uống không được khử trùng đúng theo lịch trình và chế biến các nguồn thực phẩm không đảm bảo. Do đó, để ngăn ngừa HP, bạn không nên đến các nhà hàng này.
Video đang HOT
Tóm lại, sự lây lan HP bắt nguồn từ việc giao tiếp giữa người với người hoặc chia sẻ thức ăn trong bữa cơm. Để phòng tránh lây lan bệnh, chúng ta cần phải nâng cao nhận thức về phòng ngừa H.P và kiểm tra sức khỏe thường xuyên để tránh bệnh ngày càng trở nặng.
Theo Helino
Cẩm nang điều trị viêm loét dạ dày tá tràng: Nhanh chóng, hiệu quả
Viêm loét dạ dày tá tràng khá phổ biến thống kê cho thấy 26% dân số nước ta mắc bệnh. Viêm loét dạ dày tá tràng không được điều trị sẽ để lại nhiều hậu quả nguy hiểm.
Viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng khá phổ biến ở Việt Nam
Viêm loét dạ dày tá tràng là gì?
Viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng niêm mạc dạ dày hoặc phần đầu tiên của ruột non (tá tràng) bị loét sâu xuống dưới lớp da niêm mạc. Nếu vết loét ở trên niêm mạc dạ dày, được gọi là viêm loét dạ dày. Nếu vết loét nằm trong tá tràng, được gọi là loét hành tá tràng.
Nguyên nhân nào gây viêm loét dạ dày tá tràng?
Chế độ ăn uống không khoa học dễ dẫn tới viêm loét dạ dày tá tràng
Các chuyên gia tin rằng ngoài các yếu tố lối sống như căng thẳng thường xuyên và chế độ ăn uống không khoa học thì viêm loét dạ dày tá tràng còn do những nguyên nhân như:
Vi khuẩn H. pylori (Helicobacter pylori): Hầu hết các vết loét là do nhiễm vi khuẩn H. pylori. Vi khuẩn này làm tổn thương chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày và tá tràng. Sau đó axit dạ dày làm tổn thương lớp lót.
NSAID (thuốc chống viêm không steroid): Đây là những loại thuốc giảm đau và hạ sốt không cần kê đơn như aspirin, ibuprofen và naproxen. Theo thời gian chúng có thể làm hỏng chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng
Triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng có thể khác nhau ở mỗi người. Trong một số trường hợp, người bị viêm loét dạ dày tá tràng không có bất kỳ triệu chứng nào.
Triệu chứng viêm loét phổ biến nhất là đau âm ỉ hoặc nóng rát ở bụng giữa xương ức và rốn. Cơn đau này thường xảy ra vào khoảng giữa các bữa ăn, có thể đánh thức bạn trong đêm. Nó có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ.
Triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng phổ biến là đau âm ỉ và nóng rát
Các triệu chứng ít phổ biến hơn là:
Cảm thấy no sau khi mới ăn một chút
Ợ hơi
Buồn nôn, nôn
Không cảm thấy đói
Giảm cân không rõ lý do
Phân có máu
Nôn ra máu
Các triệu chứng viêm loét dạ dày dễ bị nhầm lẫn sang các vấn đề sức khỏe khác. Nếu bạn có những triệu chứng trên, tốt nhất là nên đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Các biện pháp chẩn đoán viêm loét dạ dày tá tràng
Nội soi dạ dày tá tràng: Đây được coi là phương pháp trực tiếp và chính xác nhất. Nó không những nhận biết được ổ loét, vị trí và kích thước ổ loét mà còn phát hiện được những sang chấn khó thấy ở niêm mạc...
Xét nghiệm vi khuẩn Hp: Vi khuẩn này được phát hiện thông qua việc phân tích phân, máu hoặc từ một mẫu sinh thiết lấy trong nội soi.
Biến chứng của viêm loét dạ dày tá tràng
Viêm loét dạ dày tá tràng nếu không được điều trị phù hợp và kịp thời dễ dẫn đến nhiều biến chứng, nhẹ thì gây suy nhược cơ thể, đau âm ỉ vùng thượng vị và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như công việc của người bệnh, nặng thì gây xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, hẹp môn vị, thậm chí ung thư dạ dày.
Viêm loét dạ dày tá tràng có thể gây nhiều biến chứng
Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng như thế nào?
Việc điều trị thường là thay đổi lối sống và dùng thuốc. Trong một số trường hợp (hiếm), có thể người bệnh cần phẫu thuật nếu uống thuốc không cải thiện và các vết loét gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác.
1. Thay đổi lối sống
Tránh các thực phẩm khiến các triệu chứng thêm tồi tệ: như dưa cà muối, trái cây chua...
Bỏ thuốc lá: Vì thuốc lá có thể khiến vết loét lâu lành và gây ra vết loét sau khi bạn đã được điều trị.
Hạn chế rượu và cafein: Các chất kích thích có thể khiến các triệu chứng thêm tồi tệ.
Tăng cường các thực phẩm có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, giảm tiết axit và giàu vitamin, khoáng chất. Các thực phẩm nên ăn là: chuối, táo, bánh mì, sữa chua, rau củ có màu đỏ và màu xanh đậm...
Nên ăn đúng giờ, không nên bỏ bữa.
Nên sắp xếp thời gian nghỉ ngơi, tránh căng thẳng, stress quá mức.
2. Điều trị bằng thuốc
Điều trị bằng thuốc Tây
Thuốc kháng sinh để điều trị vi khuẩn H. pylori.
Thuốc chẹn H2 (thuốc ức chế thụ thể histamine) làm giảm lượng axit dạ dày bằng cách ngăn chặn hormone histamine. Histamine giúp tạo axit.
Thuốc ức chế bơm proton hoặc PPI khiến lượng axit dạ dày thấp hơn và bảo vệ niêm mạc dạ dày tá tràng.
Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày để khỏi bị tổn thương do axit.
Thuốc kháng axit nhanh chóng làm suy yếu hoặc trung hòa axit dạ dày để giảm bớt các triệu chứng.
Trong hầu hết các trường hợp, sự kết hợp giữa thuốc kháng sinh và các loại thuốc này có thể chữa lành vết loét nhanh chóng. Một khi vi khuẩn H. pylori được loại bỏ, hầu hết các vết loét không tái phát.
Điều trị vi khuẩn H. pylori các vết loét sẽ không tái phát
Điều trị bằng Đông y
Điều trị bằng thuốc Tây là "con dao hai lưỡi", bởi vậy, khi dùng thuốc phải đặc biệt cẩn trọng nhất là với người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Do đó, để điều trị bệnh, không ít bệnh nhân đã tìm đến các bài thuốc Đông y, điển hình là bài thuốc hành khí, hòa vị, tán hàn, chỉ thống bí truyền trong dân gian. Hiện nay bài thuốc này đã được chuyển giao cho Công ty Dược phẩm Nhất Nhất sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại đạt chuẩn GMP-WHO, tạo nên sản phẩm thuốc Đông y thế hệ 2 tiện lợi.
Thuốc Đông y thế hệ 2 điều trị viêm loét dạ dày, hành tá tràng cấp và mãn tính đã và đang được đông đảo chuyên gia và bệnh nhân đánh giá cao nhờ hiệu quả vượt trội và an toàn với sức khỏe.
Vân Anh
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Thói quen ăn uống khiến loét dạ dày, nhiều người đang mắc phải Viêm loét lâu ngày là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ung thư dạ dày, căn bệnh vô cùng nguy hiểm. Nếu chế độ ăn uống không hợp lý sẽ khiến bệnh càng trở nên trầm trọng hơn. Hãy cùng tham khảo nguyên nhân gây tổn hại và cách chăm sóc dạ dày tốt nhất. Ảnh minh họa. Trên thực...