Một ngư dân bị gió mạnh hất tung xuống biển
Khi đang đánh cá, một ngư dân đã bị rơi xuống biển và mất tích… Hiện địa phương và gia đình vẫn đang tiếp tục tìm kiếm.
Chiều 30/12, Trung tá Phan Thanh Bổng, Đồn trưởng Đồn biên phòng Roòn cho biết, hiện vẫn chưa tìm thấy tung tích ngư dân Nguyễn Xuân Luận (SN 1970, trú tại xã Quảng Phú), bị rơi xuống biển khi đang đánh cá.
Trước đó, vào chiều tối 29/12, tàu cá của ông Nguyễn Ngọc Miển (trú tại xã Quảng Phú, huyện Quảng Trạch), mang số hiệu QB 8559 đánh cá trên vùng biển gần bờ xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch. Khi ba ngư dân trên tàu đang thu lưới cụ để trở về thì bất ngờ một cơn gió giật mạnh hất tung anh Luận rơi xuống biển. Hai người còn lại trên tàu cố gắng tìm kiếm nhưng không tìm thấy nạn nhân. Nhận được tin báo, gia đình và địa phương đã tổ chức tìm kiếm nhưng cũng không có kết quả.
Cách đây 1 năm, tại vùng biển Quảng Bình cũng đã xảy ra vụ chìm tàu cá khiến 14 ngư dân mất tích (Ảnh: Đặng Tài)
Trong một diễn biến khác, cũng vào chiều 29/12, tại vùng biển sông Ròon, tàu cá của ông Lê Văn Cầu (trú tại xã Quảng Phú, huyện Quảng Trạch) khi đang trên đường ra khơi thì bị sóng đánh chìm. Lực lượng cứu hộ và ngư dân đã kịp thời dùng tàu công suất lớn, kéo tàu ông Cầu vào bờ nên không xảy ra thiệt hại về người. Tuy nhiên, chiếc tàu này đã bị hư hỏng nặng.
Đặng Tài
Theo Dantri
Ám ảnh cái chết bất đắc kỳ tử: Hé lộ nguyên nhân
Trước những cái chết dồn dập trong làng, người dân Minh Hà (Quảng Trạch, Quảng Bình) bắt đầu suy diễn thành những câu chuyện nghe đến rợn người. Những câu chuyện được thêm nếm ấy cứ loang dần, loang dần...
Video đang HOT
Những lời đồn ma quái
Không chỉ người làng Minh Hà, mà ngay cả dân ở những làng bên cũng cho rằng, những cái chết bất đắc kỳ tử dồn dập vừa qua ở làng Minh Hà là có nguyên nhân của nó. Chuyện kể rằng, cuối năm 2012, một phụ nữ người làng Minh Hà lấy chồng ở làng Thái Hòa, bên kia sông, qua đời khi sinh con đầu lòng. Đáng ra sản phụ này phải được chôn ở nghĩa địa của làng Thái Hòa, nhưng dân làng này cho rằng, xui xẻo nên gia đình nhà chồng của sản phụ phải mang về chôn ở nghĩa địa của làng Minh Hà.
Tuy nhiên, khi thuyền tang cập bến, người làng Minh Hà hay tin kéo ra ngăn cản, không cho vào làng, giằng co nhau hết cả buổi sáng. Người đưa tang quyết đi bằng được, còn người làng Minh Hà cố ngăn lại, chiếc quan tài của sản phụ xấu số cứ bị xô đi đẩy lại phía bờ sông. Cuộc giằng co chỉ kết thúc khi lãnh đạo xã nhận được tin và cử công an về giải quyết.
Sau một hồi thuyết phục, người làng Minh Hà cũng chấp nhận, nhưng với điều kiện, thuyền tang phải chở thẳng quan tài của sản phụ về nghĩa địa, chứ không được đưa qua làng.
Người chết nằm cạnh người sống cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật của người dân.
Một phụ nữ trong làng Minh Hà ghé tai chúng tôi nói nhỏ: "Do chết nhiều quá nên người trong làng đi coi bói. Thầy bói nói là do sản phụ đó về trả thù. Muốn giải được nạn này, cần phải mời thầy cao tay ấn về cúng bái, trấn yểm. Nhưng dân chúng tôi theo công giáo nên việc cúng bái không cho phép. Nếu cố làm là vi phạm luật của giáo hội. Dân làng lo lắm, nhưng không biết làm răng cả".
Ông Thành, Bí thư chi bộ thôn Minh Hà, xác nhận câu chuyện ngăn cản quan tài của sản phụ là có thật, nhưng đó là do dân làng tự phát chứ không phải chủ ý của lãnh đạo thôn. Còn về lời đồn, hồn ma của sản phụ trả thù dân làng thì ông Thành cho rằng: "Tui cũng nghe dân làng nói với nhau như vậy. Mình là người trần, mắt thịt nên cũng không biết nó thế nào, nhưng hoang mang lắm?".
Chết do trùng tang
Bà Quế kể: Vì quá hoảng loạn, mặc dù nhà không còn đồng xu dính túi, nhưng bà cũng cố vay mượn ít tiền, nhờ cháu chở đi xem bói. Thầy bói phán rằng, nhà bà chết nhiều là do trùng tang. Nếu không cúng bái, trấn yểm thì còn chết nữa. Ma trùng tang sẽ về bắt bằng hết người trong họ hàng mới thôi. Nghe đến số tiền mà thầy bói đưa ra để làm lễ trấn yểm, bà Quế hoa cả mắt, cắn răng trở về nhà trong nỗi lo lắng đến tột độ.
Đời mệ răng mà khổ ri không biết. Mệ có ăn ở ác với ai mô, răng mà ông trời lại trừng phạt mệ đến như ri. Còn lại mấy đứa cháu đó, không biết ông trời có buông tha cho không, hay lại tiếp tục đưa hắn đi thì mệ biết sống với ai" - Bà Quế nức nở
Với hi vọng giữ lại sinh mạng của mấy đứa cháu, bà Quế nghe ai mách gì làm nấy. Không có tiền để mua lá cọ, bà Quế cùng hai đứa cháu lên rừng chặt lá cọ về trùm lên mộ của những người xấu số, rồi lấy đá đè lên với hi vọng gia đình sẽ được bình an.
"Sợ lắm chú ơi, nhưng sức của mệ cũng chỉ làm được đến đó thôi. Có tiền mô mà cúng bái như người ta nói. Đến 2.000 đồng nộp quỹ lớp cho cháu mà mệ cũng không có. Nhớ lời thằng An dặn trước khi chết, là cho hắn đi học để sau ni bớt khổ, nhưng mệ già rồi, cố không nổi nữa. Mỗi lần nghe cháu xin tiền học mà mệ chín ruột, chín gan.
Đời mệ răng mà khổ ri không biết. Mệ có ăn ở ác với ai mô, răng mà ông trời lại trừng phạt mệ đến như ri. Còn lại mấy đứa cháu đó, không biết ông trời có buông tha cho không, hay lại tiếp tục đưa hắn đi thì mệ biết sống với ai" - bà Quế nức nở.
Lí giải cho những cái chết bất thường
Nói về những cái chết dồn dập và bất thường ở làng Minh Hà, Linh mục quản xứ vùng cồn bãi của xã Quảng Minh, Nguyễn Văn Phú cho rằng: Những lời đồn thổi lâu nay của dân làng là vô căn cứ, đậm chất mê tín dị đoan. Không có chuyện ma quỷ nào bắt người cả, mà có nguyên nhân của nó, có thể giải thích được.
Theo vị linh mục này, người làng Minh Hà vốn rất nghèo nên việc học hành ít, dẫn đến nhận thức cũng bị hạn chế. Từ chuyện vệ sinh môi trường sống, đặc biệt là nạn rượu chè khiến người dân mang bệnh, hoặc dẫn đến tai nạn giao thông.
Nghe người ta bày, bà Quế lấy lá cọ và trùm lên mộ để trấn trùng tang, với hy vọng giữ được mấy đứa cháu còn lại.
"Dân ở đây uống rượu khiếp lắm, họ uống ly cối, hoặc ngửa cổ đổ cả chai chứ không có chừng mực như những nơi khác. Như cái chết của anh An, anh Sự... đều do trước đó uống rượu. Đi làm cả đêm mệt, sáng ra bụng đói chưa ăn gì, uống cả cối rượu nên dẫn đến trụy tim mạch mà chết. Hay như những cái chết do tai nạn giao thông, toàn trai trẻ trong làng. Đi chơi đêm, uống rượu vào, chạy xe loạng quạng rồi va vào xe đi ngược chiều hay vào cống, vào vệ đường mà chết" - Linh mục Phú nói.
Với trách nhiệm của mình, buổi lễ nào linh mục Phú cũng nhắc nhở chuyện rượu chè vô độ của giáo dân và cầu nguyện cho những người xấu số. Tuy nhiên, Linh mục Phú cho rằng, về mặt phong thủy của làng Minh Hà không ổn. Hiện có đến 3 nghĩa địa vây lấy làng Minh Hà. Hai cái ở đầu và cuối làng, còn một cái nằm ngay sát nách làng.
Xét về mặt cảnh quan, vào ra làng Minh Hà ai cũng có một cảm giác tang tóc, buồn bã. Còn về vệ sinh môi trường thì không tốt, người chết nằm cạnh người sống, bệnh tật, rồi âm khí sẽ truyền qua không khí lây nhiễm bệnh cho dân làng.
Hỏi về những cái chết ở làng Minh Hà, Bí thư Đảng ủy xã Quảng Minh Hoàng Ngọc Thắng đồng quan điểm với Linh mục quản xứ. Theo ông Thắng, Minh Hà là một trong những thôn khó khăn nhất của xã Quảng Minh. Cuộc sống thiếu thốn, lại thêm cách sông trở đò nên người dân ở đây gần như biệt lập, đau ốm không đi bệnh viện để kiểm tra, bệnh ủ lâu ngày, đến khi phát ra thì không kịp trở tay nên mới sinh ra những đồn đoán như thế.
"Khi nghe dưới thôn báo cáo lên, tôi đã chỉ đạo trạm y tế xã về kiểm tra. Theo báo cáo của trạm y tế, thì hầu hết những người chết ở thôn Minh Hà đều do lao lực, tai biến mạch máu não, hoặc nhồi máu cơ tim sau khi uống rượu quá nhiều.
Riêng trường hợp nhà bà Quế, hầu hết các trường hợp qua đời đều do trước đó có uống rượu. Còn lại hai trường hợp con anh An là do tai nạn trên biển và tai nạn giao thông. Biết gia đình bà Quế rất khó khăn nên xã cũng đã có trợ cấp và động viên bà con làng xóm trợ giúp. Nhưng, thật là vẫn không bù đắp nổi".
Linh mục quản xứ và Bí thư Đảng ủy xã Quảng Minh đều khẳng định, người làng Minh Hà bớt rượu chè đi, vệ sinh môi trường thật tốt thì sẽ không còn ai bị chết bất đắc kỳ tử nữa.
Ông Đậu Minh Ngọc, Chủ tịch UBND huyện Quảng Trạch cho biết: Minh Hà là một trong 10 thôn nằm trên 8 cồn nổi giữa sông Gianh, với hơn 1,5 vạn dân sinh sống. Đây là những vùng đất đặc thù nên cần có những chính sách đặc thù, nhưng lâu nay huyện vẫn chưa làm được điều này. Vừa rồi huyện đã chỉ đạo các cơ quan chức năng về điều tra khảo sát, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của người dân. Tới đây, huyện sẽ có một chuyên đề riêng biệt về phát triển kinh tế, xã hội, cũng như văn hóa đối với những vùng đất này. Tuy nhiên, để làm được điều này nội lực của huyện khó mà giải quyết nổi.
Theo Hoàng Nam
Đẹp ngỡ ngàng cây cầu "sống" qua 3 thế kỷ ở Hà Thành Hiền lành và chở che, với những giá trị của quá khứ lắng đọng trên từng nhịp, cầu Long Biên đã, đang và sẽ mãi là biểu tượng; là niềm tự hào của người dân Hà Nội. Hơn 100 năm trước, vào tháng 9/1898, Toàn quyền Đông Dương đã làm lễ khởi công một cây cầu vắt ngang dòng sông Mẹ. Cầu được...