Một ngày khám phá Cồn Chim
Cồn Chim là điểm du lịch cộng đồng mới phát triển dựa trên cuộc sống thường nhật của người dân theo nguyên lý “thuận thiên”.
Cồn Chim nằm giữa dòng sông Cổ Chiên. Để tới đây, du khách phải đến bến đò Bà Trầm hay còn gọi phà Phước Vinh – Long Hưng; gửi xe tại nhà dân rồi lên đò nhỏ thẳng qua cồn Chim. Hoặc nếu chạy xe máy qua cồn, khách phải lụy phà hai chuyến sang sông.
Cồn Chim nằm cách trung tâm thành phố Trà Vinh khoảng 15 km theo hướng quốc lộ 53 xuôi về hạ nguồn. Với diện tích 62 ha, chiều dài nhất khoảng 3 km, bề ngang nơi rộng nhất cũng chỉ tầm 500 m, cồn Chim là nơi sinh sống của 54 hộ dân với 214 nhân khẩu tính đến tháng 10/2020.
Từ tháng 3 đến tháng 9 hàng năm cù lao này bị nước mặn xâm lấn nên người dân chuyển sang nuôi tôm, cua… – những sinh vật có thể sống trong nước lợ. 6 tháng còn lại trong năm, khi có nước ngọt trở lại, người dân sẽ trồng lúa và khai thác tôm, cá, cua tự nhiên.
Video đang HOT
Qua cổng ấp, du khách sẽ nhận xe đạp để thuận tiện tham quan cù lao.
Những nếp nhà được làm bằng lá dừa nước đơn sơ hay hàng lu khạp da bò, giàn rửa chén cạnh bờ ao, chiếc xuồng ba lá buộc tạm dưới gốc dừa… Tất cả đều mang nét mộc mạc, quen thuộc của miền quê Nam bộ hiếm hoi còn sót lại.
Ẩm thực ở Cồn Chim cũng làm du khách nao lòng. Theo chia sẻ của ông Trần Minh Thanh, Phó Giám đốc Sở VHTTDL Trà Vinh, mỗi hộ dân ở đây sẽ kinh doanh một mặt hàng. Chẳng hạn như, đến Bếp xưa Cô Vân, du khách được thưởng thức chén sương sâm vò bằng tay, nhón miếng mứt dừa, uống ngụm trà hoa đậu biếc thơm lừng.
Một mâm cơm dân dã tại cồn Chim. Ngoài ra, muốn thưởng thức món bánh dừa lá mơ của cô Ba sữa hay giải khát bằng nước mát lá dứa đường phèn ở Vảy Rồng. Trong khi đó, tại vườn dừa Bé Thảo, chủ vườn tự tay chặt và mời uống khách dừa trái bằng ống hút cỏ.
Ngoài ngắm nhìn phong cảnh yên bình, khi đến Cồn Chim du khách còn có cơ hội tham gia nhiều trò chơi dân gian. Những hoạt động này tưởng chừng rất quen thuộc, gắn bó với tuổi thơ của nhiều thế hệ từ 8X trở về trước.
Du khách sẽ thích thú khi mình là diễn viên chính của nhiều hoạt động hấp dẫn, như: chơi u, chơi ô ăn quan, nhảy dây, chọi lon… hay trải nghiệm làm nông dân câu cua, đua cua có thưởng.
Người dân Cồn Chim dùng tấm lòng để đối đãi với khách du lịch. Dành một ngày nơi đây, du khách đã có đầy đủ những trải nghiệm đáng nhớ cho riêng mình, cuộc sống sẽ trở nên có ý nghĩa hơn.
Lễ hội tại Mường Lò nhận giải thưởng Mỹ
Lễ hội văn hóa, du lịch 2019 nhận giải vàng và bạc từ giải thưởng Stevie Awards for Women in Business 2020 lần thứ 17.
Hai giải thưởng là cúp vàng chiến dịch truyền thông của năm thuộc hạng mục về du lịch cho sự kiện "Lễ hội văn hóa, du lịch Mường Lò và khám phá Danh thắng Quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2019"; và cúp bạc cho giải chương trình cộng đồng của năm thuộc về màn Đại Xòe lớn nhất Việt Nam.
Chương trình với chủ đề "Tinh hoa từ huyền thoại" là một công trình nghệ thuật quy mô lớn diễn ra tại Mường Lò - vùng đất cổ được mệnh danh là thánh địa thờ phụng tổ tiên trong truyền thuyết của người Thái đen.
Lễ hội văn hóa, du lịch Mường Lò và khám phá Danh thắng Quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải diễn ra tại thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái vào tháng 9/2019, thu hút hơn 20.000 người tham dự.
Đây là một trong những sự kiện lớn nhất do nữ đạo diễn Lê Hải Yến kiêm CEO Newday Media từng tổ chức. Bà cho hay: "Đây là một chương trình kỷ lục trong sự nghiệp của tôi. Kỷ lục cả về số lượng nhân sự tham gia, nhân sự biểu diễn, kỷ lục cả về không gian về thời gian".
Còn màn trình diễn đạt cúp bạc mang tên "Xòe Thái - Tinh hoa dân tộc"có sự tham gia của 5000 nghệ nhân, diễn viên quần chúng đến từ địa phương. Để khai thác tối đa chất liệu dân gian cho điệu xòe, ekip tổ chức đã dành nhiều thời gian đi thực địa, đến với các vùng sâu vùng xa để tìm hiểu về đời sống, văn hóa của các dân tộc tại Yên Bái mà điển hình là các dân tộc: Tày, Mông, Thái, Mường, Dao, Khơ Mú, Sán Chay...
Màn đại xòe nhìn từ trên cao. Ảnh: Giang Huy
Các đạo diễn và nghệ sỹ của chương trình đã dày công nghiên cứu, đến từng bản làng để thu lại những câu nói bằng tiếng Thái cổ, những nhạc cụ dân gian và âm thanh từ cuộc sống để đưa vào trong tác phẩm. Đóng góp cho chương trình còn có nghệ nhân dân gian ưu tú Lò Văn Biến - "pho sử sống" của đồng bào người Thái. Ông đã viết lời bài hát và phổ nhạc để đưa một bài hát tiếng Thái cổ vào phần âm nhạc Xòe trong chương trình.
Trước đó, lễ hội văn hóa, du lịch Mường Lò còn đạt giải bạc tại Giải thưởng Global Eventex Awards lần thứ 10, ở hạng mục sự kiện - văn hóa của năm dành cho những sự kiện, chiến dịch marketing xuất sắc trong 2019. Sự kiện đã góp phần vào việc quảng bá và kích cầu du lịch Yên Bái 3 tháng cuối năm 2019, giúp ngành du lịch địa phương tăng trưởng 30% so với cùng kỳ 2018.
10 ảnh du lịch ấn tượng nhất 2020 Sandra Morante giành giải cao nhất cùng 1000 USD trong cuộc thi ảnh du lịch của Independent Photographer tổ chức với tác phẩm "Vật Kushti trong hoàng hôn". Cuộc thi ảnh chủ đề Du lịch do Independent Photographer tổ chức vào mùa hè này vừa công bố kết quả top 10 ảnh đẹp nhất. Trưởng ban giám khảo cuộc thi là Matthieu Paley,...