Một ngày đi tiểu mấy lần là bình thường: Câu trả lời cho bạn biết mình có bệnh hay không?
Đi vệ sinh là nhu cầu cơ bản nhưng không phải ai cũng hiểu rõ. Những câu trả lời dưới đây sẽ giúp bạn tránh khỏi vô số nhầm lẫn liên quan tới việc tiểu tiện.
Câu hỏi 1: Một ngày đi tiểu mấy lần là bình thường?
Đáp án: 8 lần.
Một ngày đi tiểu 8 lần, tổng lượng nước tiểu thải ra không quá 3000ml/ngày là mức hợp lý chứng minh cơ thể của chúng ta khỏe mạnh.
Nhiều người cho rằng tiểu nhiều là dấu hiệu của chứng thận hư. Nhưng sự thật là số lần đi tiểu hoàn toàn không liên quan tới tình trạng thận.
Nếu số lần đi tiểu nhiều, lượng nước tiểu ít thì khả năng bàng quang hoặc niệu đạo có vấn đề là rất cao.
Ngược lại, nếu số lần đi tiểu nhiều, lượng nước tiểu nhiều thì đó là dấu hiệu của các bệnh liên quan tới quá trình trao đổi chất như tiểu đường hoặc bệnh đa niệu.
Số lần đi tiểu tiện hằng ngày thực chất không liên quan tới tình trạng của thận. (Ảnh minh họa).
Câu hỏi 2: Buổi đêm đi tiểu mấy lần là hợp lý?
Đáp án: 1 lần.
Mỗi ngày người khỏe mạnh đi tiểu 8 lần, trong đó 7 lần là tiểu ngày, 1 lần là tiểu đêm.
Hiện tượng tiểu đêm đa số bắt nguồn từ nguyên nhân phổ biến là uống nhiều nước trước khi đi ngủ. Nếu xuất phát từ lý do này thì tiểu đêm là tình trạng bình thường, bạn không cần quá lo lắng, chỉ cần giảm bớt lượng nước uống mỗi tối là có thể điều chỉnh.
Tuy nhiên, những người bị huyết áp cao, suy tim hoặc sung huyết được khuyến cáo nên hạn chế uống nước buổi tối để tránh tình trạng tiểu đêm.
Nếu buổi tối đã uống ít nước nhưng hiện tượng tiểu đêm vẫn diễn ra, hơn nữa lượng nước tiểu thải ra tương đối nhiều thì đó là vấn đề liên quan tới quá trình trao đổi ít.
Video đang HOT
Ngược lại, nếu số lần tiểu đêm nhiều, lượng nước tiểu ít thì rất có thể bàng quang hoặc niệu đạo của bạn gặp vấn đề.
Câu hỏi 3: Sau khi uống nước bao lâu thì đi tiểu?
Đáp án: Từ 30 đến 45 phút.
Về cơ bản, quá trình trao đổi chất nước trong cơ thể cần 30-45 phút, tương đương với thời gian 1 tiết học trên lớp.
Tuy nhiên, nếu thời gian đi tiểu ngắn hơn hoặc dài hơn, bạn cũng không cần quá lo lắng tới các vấn đề về thận.
Thời gian nước lưu lại trong cơ thể chủ yếu phụ thuộc vào 2 yếu tố: mức độ ăn ăn mặn hoặc ăn nhạt và mức độ ăn nhiều hay ăn ít. Bên cạnh đó, nhiệt độ nóng, lạnh của thời tiết cũng là một trong những yếu tố tác động đến thời gian đi tiểu.
Tuy nhiên, nam giới có những triệu chứng như thời gian đi tiểu lâu, tiểu không liên tục, nhỏ giọt, tiểu khó hoặc tiểu đêm khi về già nhiều khả năng là do mắc các bệnh lý về tuyến tiền liệt.
Trong một số trường hợp, tiểu đêm có thể là dấu hiệu báo trước bệnh lý. (Ảnh minh họa).
Câu hỏi 4: Lượng nước tiểu thải ra một ngày bao nhiêu là đủ?
Đáp án: 1500 ml.
Lượng nước tiểu bài tiết mỗi ngày khoảng 1500 ml là hợp lí. Trên thực tế, chỉ cần lượng nước tiểu mỗi ngày không ít hơn 400 ml và không vượt quá là 3000 ml thì vẫn được coi là mức bình thường.
Lượng nước tiểu mỗi ngày ít hơn 400 ml là dấu hiệu của hiện tượng thiểu niệu. Đây là hiện tượng gần như không xuất hiện ở những người khỏe mạnh bình thường. Nếu xuất hiện thì đây chính là biểu hiện báo trước bệnh suy thận cấp tính.
Lượng nước tiểu vượt quá 3000 ml là dấu hiệu của hiện tượng đa niệu. Hiện tượng này chủ yếu là triệu chứng của bệnh tiểu đường, đái tháo nhạt, cũng có thể là hội chứng polydipsia (uống nhiều).
Người bệnh suy thận mạn tính cũng có thể xuất hiện triệu chứng trên, thậm chi lượng nước tiểu còn tăng lên về đêm.
Nhiều người thường cho rằng càng uống nhiều nước, càng tiểu nhiều thì cơ thể càng được tăng cường thải độc. Đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm, bởi chỉ lượng nước tiểu ở mức bình thường thì đã đủ để bài tiết độc tố trong cơ thể.
Câu hỏi 5: Nước tiểu ở trạng thái nào là bình thường?
Đáp án: Trong và ít bọt.
Nước tiểu có màu vàng nhạt, sáng, trong, ít bọt là tiêu chuẩn của nước tiểu bình thường của người khỏe mạnh.
Nếu phát hiện nước tiểu có nhiều bọt, bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện kiểm tra. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do nước tiểu có protein. Đây cũng có thể là dấu hiệu báo trước các bệnh lý về thận.
Đặc biệt, nếu nước tiểu của bạn có mùi lạ như mùi táo thối thì hãy cảnh giác với căn bệnh tiểu đường.
Chú ý tới tình trạng của nước tiểu sẽ giúp bạn kiểm soát được tình hình sức khỏe của bản thân. (Ảnh minh họa).
Câu hỏi 6: Nước tiểu bình thường có màu gì?
Đáp án: Màu trà nhạt.
Nước tiểu khỏe mạnh thường có màu vàng nhạt và trong giống như nước trà xanh pha lần đầu.
Tuy nhiên, có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến màu sắc của nước tiểu như lượng nước uống, nhiệt độ cơ thể và thực phẩm, tác dụng của thuốc.
Khi uống nhiều nước, nước tiểu có thể có màu trắng hoặc không màu giống nước lọc. Khi uống ít nước, đổ mồ hôi nhiều nó sẽ có màu vàng của bia. Những trường hợp này đều hết sức bình thường, bạn không cần quá lo lắng.
Câu hỏi 7: Màu nước tiểu không bình thường chia làm mấy trường hợp?
Đáp án: 4 trường hợp phổ biến.
Những biến đổi về màu sắc của nước tiểu đều phản ánh tình trạng sức khỏe của bạn. (Ảnh minh họa).
Trường hợp 1: Nước tiểu màu vàng phát sáng
Việc sử dụng berberine hoặc vitamin B có thể khiến nước tiểu có màu vàng. Nhưng nếu bạn không uống thuốc mà nước tiểu vẫn vàng và duy trì liên tục trong hơn nửa tháng thì hãy cảnh giác với các bệnh về gan như viêm gan, sỏi mật, vàng da…
Trường hợp 2: Nước tiểu màu đỏ tươi giống như màu nước rửa thịt
Nếu cơ thể xuất hiện triệu chứng tiểu ra máu đi kèm chảy máu mũi, chảy máu chân răng thì rất có thể bạn đang mắc các bệnh xuất huyết như bệnh máu chậm đông, giảm lượng tiểu cầu.
Xuất hiện tế bào máu trong nước tiểu, có thể là viêm thận hoặc bệnh ngoại khoa thận; hoặc bị ảnh hưởng bởi các loại thuốc…
Trường hợp 3: Nước tiểu có màu thẫm
Điều này cảnh báo rằng trong nước tiểu có tế bào màu máu bị vỡ, cũng có thể là viêm thận.
Trường hợp 4: Nước tiểu màu trắng
Trường hợp này rất hiếm thấy. Tuy nhiên đó là dấu hiệu của bệnh giun chỉ bạch huyết hoặc thận tắc nghẽn.
Theo Trí Thức Trẻ/soha
Nhập viện vì dùng dây cáp điện chữa ngứa bộ phận sinh dục
Người đàn ông Trung Quốc 60 tuổi dùng dây cáp điện thoại luồn vào niệu đạo, tới bàng quang thì đoạn dây bị rối.
Ông ta sau đó phải đến bệnh viện ở Đại Liên. Các bác sĩ dùng tia laser để cắt phần dây rối mới có thể kéo sợi dây ra ngoài.
Đoạn dây cáp điện thoại bác sĩ lấy ra khỏi người bệnh nhân. Ảnh: Kankanews.
Bác sĩ Gao Zhanfeng cho biết, sợi dây dài gần một m, dày 5 mm. Vì bệnh nhân đã cố gắng kéo dây ra nên sợi dây bị thắt chặt lại, gây chảy máu trong bàng quang. Bác sĩ chẩn đoán, bệnh nhân bị ngứa trong niệu đạo là bởi nhiễm trùng tuyến tiền liệt.
Bệnh nhân cho biết, trước khi cố đưa sợi dây vào cơ thể đã khử trùng nó bằng cách rửa qua với nước sạch. Ông thề sẽ không bao giờ lặp lại hành động dại dột tương tự nữa.
Theo vnexpress.net
Xử lý tận gốc trứng cá nhờ "đọc vị" vị trí mụn trên mặt Một trong những bí quyết điều trị mụ của bác sĩ da liễu Amanda Doyle, Phòng khám Da Russak (New York, Mỹ) là xác định mụn nằm ở vị trí nào trên gương mặt. Nhờ bản đồ 6 vị trí tập trung mụn này, những bí mật bên trong cơ thể được tìm ra. Vị trí 1: Trán Mụn tập trung ở vùng...