Một ngày của nữ kiểm soát viên dẫn đường máy bay
Chịu áp lực, yêu cầu độ chính xác cao, các nữ nhân viên không lưu phải chịu trách nhiệm dẫn đường an toàn cho các chuyến bay.
Trung tâm kiểm soát không lưu ( ATCC Hà Nội) hiện là cơ sở quản lý không lưu hiện đại nhất cả nước, có khả năng hiển thị thông tin đồng thời 1.000 máy bay và xử lý 20.000 kế hoạch bay.
Trong 80 kiểm soát viên của trung tâm có 45 người là nữ. Họ đều đã tốt nghiệp Học viện hàng không, được đào tạo thêm nhiều khóa chuyên sâu về kiểm soát không lưu. Trình độ tiếng Anh phải đạt Toeic 550 và level 4 của ICAO (Tổ chức hàng không dân dụng thế giới), được cấp chứng chỉ hành nghề của Cục Hàng không Việt Nam. Hàng năm họ vẫn học nâng cao trình độ và trải qua các kỳ sát hạch định kỳ.
Kiểm soát không lưu là công việc liên tục phải đối mặt với áp lực, phải bảo đảm an toàn cho phi cơ bay đường dài từ độ cao 4.700m – 13.000m.
Trên màn hình, những chiếc máy bay chỉ là những chấm nhỏ, những nữ nhân viên không lưu phải tập trung cao độ để hướng dẫn phi công về độ cao, hướng bay, cung cấp thông tin về thời tiết, hoạt động tại sân bay… và hỗ trợ phi công xử lý các tình huống phát sinh.
Video đang HOT
Những khi thời tiết xấu, máy bay không hạ cánh được hay trong mùa cao điểm, mỗi nhân viên không lưu phải dẫn đường cho 25-30 máy bay. Khi vào ca, họ phải tắt điện thoại, không được mệt mỏi để chú tâm với công việc, không nhầm lẫn huấn lệnh tới phi công.
Kiểm soát viên không lưu Nguyễn Thị Phương Anh cho biết, cô đã hỗ trợ phi công giải quyết rất nhiều sự cố xảy ra với các máy bay như lỗi kỹ thuật, thời tiết xấu… Cô nhớ có lần, một máy bay từ Hà Nội đi Sài Gòn đến gần Đà Nẵng bị giảm áp đột ngột khiến phi công phải nhanh chóng hạ độ cao. Từ đèn báo động trên máy bay chuyển tới trung tâm, Phương Anh đã yêu cầu các máy bay khác nhường đường cho máy bay gặp sự cố và hướng dẫn máy bay này hạ cánh an toàn xuống sân bay Đà Nẵng.
“Công việc rất căng thẳng, phải làm việc ca đêm vì máy bay hoạt động suốt ngày đêm, nhưng chúng tôi luôn cố gắng xử lý các tình huống vì an toàn cho máy bay”, kíp trưởng Nguyễn Thị An Thủy, nói. Chị Thủy có thâm niêm 23 năm trong nghề kiểm soát viên không lưu.
Mỗi ngày, kiểm soát viên không lưu chia 2 ca làm việc ngày và đêm, kéo dài trong 12 giờ. Họ làm việc liên tục cứ 2 giờ rồi được nghỉ ít nhất 30 phút. Vì là công việc đặc thù rất căng thẳng nên trong tuần họ làm việc 2 ngày liên tục rồi được nghỉ một ngày.
Các nhân viên không lưu thực hành trong đài kiểm soát không lưu giả định như tại sân bay.
Trung tâm có phòng nghỉ giữa giờ cho nhân viên vì sức khỏe và sự minh mẫn là một yêu cầu bắt buộc.
Cứ sau 2 giờ làm việc, nhân viên không lưu được nghỉ 30 phút vào ban ngày và nghỉ 45 phút vào ban đêm. Với họ, đây luôn là những khoảng thời gian quý giá.
Giang Huy – Đoàn Loan
Theo VNE
Hành khách mang Samsung Galaxy Note 7 lên máy bay có bị xử lý?
Cục Hàng không Việt Nam đã có chỉ thị yêu cầu các hãng hàng không tạm dừng việc cung cấp dịch vụ sạc pin đối với điện thoại Samsung Galaxy Note 7 cho hành khách trên máy bay.
Điện thoại Samsung Galaxy Note 7
Phát hành tháng 8, Galaxy Note 7 nhanh chóng tạo được tiếng vang trong làng di động và phá vỡ các kỷ lục về doanh số. Tuy nhiên, sau đó một số người dùng phát hiện pin của máy bị lỗi, gây cháy nổ.
Đến ngày 12/10, Samsung Việt Nam có thông báo dừng chương trình đổi mới Galaxy Note 7 và từ 18/10, hãng thu hồi và hoàn tiền toàn bộ sản phẩm này cho người tiêu dùng.
Trao đổi với phóng viên, ông Đỗ Quang Việt, Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam cho hay, ngay khi có khuyến cáo từ nhà sản xuất Samsung về sản phẩm Note 7 bị lỗi, đơn vị đã có chỉ đạo các hãng hàng không yêu cầu hành khách không được để điện thoại Samsung Galaxy Note 7 trong hành lý ký gửi.
Đồng thời, các hãng dừng cung cấp dịch vụ sạc pin điện thoại Samsung Galaxy Note 7 trên tàu bay nhằm ngăn ngừa nguy cơ cháy nổ do pin của loại điện thoại này gây ra.
"Đến nay chỉ thị này vẫn đang được các hãng hàng không thực hiện nghiêm túc. Trước khi lên máy bay, sẽ có loa thông báo tới hành khách yêu cầu, khuyến cáo không được sạc, sử dụng điện thoại trên tàu bay để đảm bảo an toàn".
Theo ông Việt, để đảm bảo an ninh, an toàn bay, nhân viên soi chiếu tại các sân bay sẽ tăng cường kiểm soát đối với sản phẩm Note 7. Khi cán bộ soi chiếu phát hiện ra hành khách mang theo Note 7 lên máy bay sẽ giải thích, nhắc nhở, khuyên hành khách không nên mang theo.
"Hiện nay, chúng tôi không thể cấm hành khách mang điện thoại Note 7 lên máy bay bởi vì chưa có quy định cấm nào. Chúng tôi chỉ cấm hành khách sạc pin điện thoại Note 7 trên máy bay và mang theo trong các hành lý ký gửi. Nếu hành khách vi phạm, chúng tôi căn cứ quy định của pháp luật xử phạt", ông Việt chia sẻ thêm.
Theo vị Cục phó Cục Hàng không, đơn vị chưa xử phạt một trường hợp nào cố tình sạc pin điện thoại Note 7 trên máy bay mà mới chỉ là nhắc nhở, tuyên truyền cho hành khách hiểu. Ông Việt khuyến cáo hành khách nên làm theo thông báo của nhà sản xuất, mang sản phẩm bị lỗi đi đổi để đảm bảo an toàn cho bản thân.
Theo Nguyễn Đức (Dân Việt)
Sân bay Tân Sơn Nhất bị "rớt mạng" gần 2 tiếng Sáng 21/9, hệ thống mạng tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (CHKQT Tân Sơn Nhất) bị trục trặc gần 2 tiếng làm ảnh hưởng đến một số chuyến bay quốc tế. Theo đơn vị quản lý, hệ thống mạng của sân bay đang được nâng cấp, hoạt động chưa ổn định nên xảy ra sự cố trên. Nhân viên hàng...