Một ngày của chị ve chai nhặt được 5 triệu yen ở Sài Gòn
Dù sắp nhận được số tiền lớn, chị Hồng hàng ngày vẫn đẩy xe đi mua ve chai dưới cái nắng cháy da của Sài Gòn, chắt chiu từng đồng gửi về quê nuôi 2 con ăn học.
Chị Huỳnh Thị Ánh Hồng (36 tuổi, quê Quảng Ngãi, tạm trú TP HCM), người tìm thấy 5 triệu yen trong thùng loa cũ sắp có số tiền lớn, nhưng hàng ngày vẫn đi mua ve chai kiếm sống.
Chị từ quê lên Sài Gòn năm 16 tuổi. Những ngày mới vào, người phụ nữ này làm nhiều việc như phụ bán quán nhậu, giúp việc nhà… Vài năm sau, chị Hồng thuê nhà trên đường Trần Văn Quang (quận Tân Bình) và bắt đầu công việc mua ve chai. Người phụ nữ quê Quảng Ngãi gắn liền với nghề ve chai 17 năm. Công việc diễn ra lặng lẽ cho đến khi vô tình mua được chiếc thùng loa cũ có chứa 5 triệu yen Nhật bên trong (cách đây hơn 1 năm).
Khi nhặt được số tiền lớn, chị Hồng giao toàn bộ cho công an để tìm chủ sở hữu hợp pháp. Từ đó, cuộc sống của chị đảo lộn vì những người tò mò tới tìm hiểu và đến xin nhận lại tiền. “Nhiều ngày liên tục, có hàng chục người đến nhà trọ xin lại số tiền đánh mất, dù tôi nói đã bàn giao toàn bộ cho công an”, chị Hồng tâm sự.
Sau hơn một năm, nhiều người xuất hiện xin nhận tiền nhưng không có giấy tờ chứng minh, nên công an quyết định giao 5 triệu yen cho chị ve chai. Chị Hồng cho biết, nếu nhận được tiền sẽ trích một phần mua gạo tặng các trung tâm nuôi dưỡng người mù, tàn tật. Một phần chị gửi về cho 2 bên nội ngoại sửa lại nhà cửa vì sắp tới mùa bão lũ.
Video đang HOT
Trong thời gian chờ đợi, chị vẫn đi khắp ngõ ngách Sài Gòn mua ve chai. Người phụ nữ quê Quảng Ngãi khẳng định dù có số tiền lớn vẫn tiếp tục gắn bó với nghề đã nuôi sống gia đình gần 20 năm nay. “Nhiều người bảo có số tiền lớn rồi sao vẫn làm việc nặng nhọc, tôi chỉ cười rồi tiếp tục đẩy xe”, chị tâm sự. Dãi nắng dầm mưa hàng ngày nên chị trông già hơn tuổi.
Người phụ nữ này lấy chồng năm 18 tuổi, có 2 con (1 trai, 1 gái), kinh tế khó khăn nên phải gửi con ở quê. Hai vợ chồng bám trụ lại Sài Gòn mưu sinh. Giữa trưa nắng nóng, chị đẩy chiếc xe chở đầy ve chai về cơ sở thu mua bán kiếm lời.
Mỗi trưa, chị bán hết số ve chai mua được buổi sáng, rồi nghỉ ngơi 30 phút lại tiếp tục kéo xe ra đường. Nhưng những ngày này, 2 con vừa nghỉ hè vào Sài Gòn chơi nên chị tranh thủ làm sớm về nấu cơm.
Chị tâm sự: “Lúc chỉ có hai vợ chồng thì tôi mua ít cá cơm về kho mặn để dành ăn vài ngày, nhưng mấy hôm nay có hai con vào nên phải nấu ’sang’ hơn tí”.
Gọi là bữa ăn sang nhưng cũng chỉ 2 con cá và ít rau má nấu canh.
Căn nhà 1 trệt, 1 lầu là nơi tá túc của chị và gần 10 người cùng làm nghề ve chai. Dù chật chội, nhưng mọi người cùng quê nên hiểu và cảm thông cho nhau.
Khu bếp khá chật nên mọi người phải nhường nhau nấu ăn. Hôm nay chị Hồng được ưu tiên nấu trước để 2 con được ăn cơm sớm.
Hai con của chị ve chai đứa lớn 15 tuổi, đứa nhỏ 10 tuổi nhưng đều ốm, đen. Ở quê, 2 chị em tự chăm sóc, chỉ bảo nhau học hành để cha mẹ yên tâm làm việc.
Bữa cơm của ba mẹ con trên chiếc bàn kê ngay góc giường. Căn nhà chị ở là vựa ve chai, được chủ cho thuê với giá 50.000 đồng/người/tháng. Chị và chồng ngủ dưới tầng trệt cạnh nhà vệ sinh, các sinh hoạt rất bất tiện. Từ khi 2 con vào chơi, gia đình 4 người nằm chen nhau trên chiếc giường nhỏ, ve chai chất đầy xung quanh. Chị nói, sau khi nhận được 5 triệu yen, 4 người sẽ về quê chơi thăm hàng xóm và sửa sang lại nhà cửa. Sau đó, anh chị lại tiếp tục vào Sài Gòn hành nghề ve chai, gửi con cho bà ngoại trông nom.
heo Zing News
Nỗi niềm xúc động của chị Hồng khi nhận được 5 triệu yên
Chưa biết đến khi nào sẽ nhận lại được số tiền 5 triệu yên từ thùng loa cũ, nhưng khi nghe thông tin từ Công an quận Tân Bình thông báo số tiền có thể thuộc về mình, chị Hồng vô cùng xúc động.
Trao đổi với phóng viên về định hướng tương lai số tiền mà chính vợ chồng chị được nhận, chị Hồng vừa cười vừa chia sẻ: "Tôi đã hứa với lòng mình từ lâu, nếu nhận tiền việc đầu tiên là mua tạ gạo ủng hộ hội người mù, người khuyết tật và người già neo đơn quận Tân Bình. Sau đó 2 vợ chồng tôi về quê sửa chữa lại căn nhà ọp ẹp xuống cấp bấy lâu nay của 2 bên ông bà nội ngoại. Sắm sửa thêm vài bộ quần áo mới cho 2 đứa con đang học ở quê. Đồng thời, mua thêm cho thằng em chiếc xe máy cũ tiện cho việc đi làm kiếm tiền và cho vài người hàng xóm 200.000 - 300.000 đồng cùng cảnh ngộ có cuộc sống khó khăn".
Khi được phía Công an quận Tân Bình thông báo về việc có cơ hội nhận được số tiền 5 triệu yên Nhật, khuôn mặt chị rạng rỡ hẳn lên, chị xúc động nói tiếp: "Cả buổi sáng ngày 19/5 tôi phải ngồi lại làm việc với Cơ quan Công an quận Tân Bình xong tới trưa mới về. Sau đó tôi tiếp tục làm công việc quen thuộc của mình, chưa buôn bán được cái gì, tôi rảo bước đẩy chiếc xe ba bánh dạo khắp con hẻm mong sao được ai đó bán vài món đồ cho món cơm ngày mai của vợ chồng có thêm ít thịt, ít cá. Vừa nghĩ xong, ngay lập tức có mối quen gọi sửa nhà nên cần bán bớt mớ phế liệu, tôi thu về được 150.000 đồng trọn vẹn ngày hôm nay".
Ngay lúc đó có người hỏi tôi: "Hôm nay nghe được tin vui sao không nghỉ bán ở nhà 1 ngày cho khỏe mà đi làm nữa làm gì? Tôi trả lời dứt khoát: "Hôm nay là ngày may mắn, vì không phải lúc nào tôi cũng kiếm được 150.000 đồng, mà tôi chỉ mới được nghe thông tin, chứ đã nhận được tiền đâu, không làm thì mai lấy gì mà ăn".
Tuy nhận được thông tin từ phía Cơ quan chức năng, nhưng khi ra về chị Hồng vẫn đẩy xe đi làm tiếp công việc của mình như mọi ngày.
Chị Hồng mộc mạc chia sẻ kinh nghiệm nghề nghiệp cho chúng tôi hiểu rõ hơn: "Làm nghề thu mua phế liệu này, lâu nay luôn nhờ đến mối, người ta thương cảm mình thì người ta mới gọi điện cho mình đến thu mua, mà không đi làm thì sao có tiền góp thêm vào cho hội người mù".
"Từ khi nhận được thông tin, tôi cảm giác không khí trong nhà lẫn trong con hẻm vui hẳn lên", chị vừa nói, khuôn mặt vừa ánh lên sự rạng rỡ và không khỏi rưng rưng nước mắt.
Về đến căn nhà vợ chồng chị đang ở, chứa toàn phế liệu báo tin vui cho chồng thì chị Hồng nhận được muôn vàn lời chúc mừng từ chị em chòm xóm cùng quê đồng cảnh ngộ lên Sài Gòn lập nghiệp, chị vui vẻ kể lể: "Không có niềm vui nào hạnh phúc bằng lúc này, bao nguyện ước bấy lâu nay của chúng tôi gửi đến người thân bạn bè và những người kém may mắn cứ ngỡ rằng không thực hiện được, không ngờ được ông trời thương. Tôi cảm thấy rất hạnh phúc và cứ nghĩ rằng mình đang mơ".
Riêng về phía người chồng là anh Trịnh Minh Vương (37 tuổi), ngồi cạnh chị bên chiếc giường tiếp lời chị Hồng: "Nhận được thông tin từ vợ chiều hôm đó, tôi cầm ngay điện thoại gọi điện báo tin vui cho người thân, dòng họ ở quê".
Mừng mừng tủi tủi, anh không kiềm chế được cảm xúc vui sướng trên đôi mắt đỏ hoe, anh nói tiếp câu chuyện: "Tôi cảm thấy may mắn vì hy vọng của chúng tôi trở thành hiện thực. Chứ nghĩ về thời gian trước, khi giao số tiền cho Cơ quan chức năng, chúng tôi khổ tâm đủ bề. Tiền đã giao nộp cho cơ quan rồi, vợ chồng tôi có cầm được trên tay tờ nào đâu mà ngày hôm sau là những người thanh niên côn đồ đến đây kiếm chuyện, gây sự xin tiền, chịu không nổi cảnh đó tôi phải về quê ít hôm lánh chuyện còn vợ tôi ở lại đây đi làm. Tôi phải chờ đến khi thời gian trôi qua mọi chuyện lắng xuống cùng với lời động viên từ phía chính quyền, tôi mới bước chân lên đất Sài Gòn tiếp tục công việc phân loại phế liệu cho đến ngày hôm nay".
Theo Gia đinh Viêt Nam
Vụ "tỷ phú ve chai": Lập hội đồng, đổi sang tiền Việt? Theo luật sư Hải Hà, điều quan trọng nhất là hiện giờ CA Q.Tân Bình phải nhanh chóng kết thúc vụ việc. Những việc khác như: việc giao trả tiền phải đổi từ yên Nhật ra tiền Việt Nam thì cơ quan công an đã làm quá thẩm quyền. Không cần thiết lập hội đồng trả 5 triệu yên! Liên quan đến vụ...