Một ngân hàng đặt chỉ tiêu lãi tăng 7,7 lần trong thời dịch Covid-19
Kienlongbank dự kiến lãi 750 tỷ đồng, tăng 770% trong năm 2020.
Trước đó trong năm 2019, lợi nhuận của ngân hàng là 86 tỷ đồng, giảm 70%.
Kienlongbank vừa tổ chức họp cổ đông thường niên 2020 thông qua kế hoạch kinh doanh năm, trong đó lợi nhuận trước thuế mục tiêu đạt 750 tỷ đồng, gấp 8,7 lần năm trước. Chỉ tiêu tổng tài sản tăng 12,7% lên 57.600 tỷ đồng, tổng vốn huy động tăng 13% và dư nợ cấp tín dụng tăng gần 16%. Ngân hàng cũng lên kế hoạch trả cổ tức tỷ lệ 20%.
Năm 2019, ngân hàng lãi trước thuế hợp nhất gần 86 tỷ đồng, giảm 70% so với năm 2018 do hạch toán giảm các khoản lãi phải thu đã ghi nhận trong các năm trước theo phương án xử lý nợ được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt đối với các khoản cho vay của khách hàng có tài sản bảo đảm là cổ phiếu của Sacombank. Theo ngân hàng, ảnh hưởng này chỉ mang tính chất tạm thời, sau khi xử lý xong tài sản bảo đảm, căn cứ nguồn tiền thu được, Kienlongbank sẽ ghi nhận lại vào thu nhập trên báo cáo tài chính trong năm 2020. Đây cũng là lý do chỉ tiêu lợi nhuận ngân hàng tăng cao trong năm nay.
Video đang HOT
Mặt khác, Kienlongbank cũng đề cập kế hoạch lợi nhuận này được xây dựng trên cơ sở dịch Covid-19 được kiểm soát tốt nhất. Căn cứ vào tình hình thực tế nếu diễn biến dịch Covid-19 vẫn kéo dài ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh, HĐQT sẽ báo cáo đến ĐHĐCĐ để điều chỉnh phù hợp.
Năm trước, ngân hàng này cũng đã tất toán xong nợ VAMC.
Hồi tháng 2, Kienlongbank từng công bố chào bán lần 2 hơn 176,3 triệu cổ phiếu của Sacombank (HoSE: STB), tương đương 9,3% vốn với giá 21.600 đồng/cp, thấp hơn 10% so với giá chào bán lần đầu vào cuối tháng 1. Kết quả chào bán chưa được công bố.
Lê Hải
Bất chấp Covid-19, một ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2020 tăng gần 9 lần so với năm 2019
Tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2020 được tổ chức hôm 27/3, ngân hàng đã thông qua kế hoạch kinh doanh với mục tiêu lợi nhuận đạt 750 tỷ, gấp gần 9 lần năm 2019 và gấp 2,6 lần năm 2018. Tuy nhiên, kế hoạch lợi nhuận này dựa trên kịch bản dịch Covid-19 được kiểm soát tốt nhất. Nếu dịch bệnh kéo dài, ngân hàng có thể sẽ báo cáo tới cổ đông để điều chỉnh phù hợp.
Ngân hàng TMCP Kiên Long (Kienlongbank - KLB) vừa tổ chức thành công cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên vào ngày 27/3.
Tại cuộc họp, cổ đông ngân hàng đã thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2019.
Theo đó, năm 2019, lợi nhuận trước thuế của Kienlongbank đạt 86 tỷ đồng, giảm 70% so với năm 2018, chỉ hoàn thanh 28% kế hoạch năm. Tổng tài sản tăng 21% đạt 51.102 tỷ đồng, Dư nợ tín dụng tăng 13,6% đạt 33.480 tỷ, huy động vốn tăng 23,74% đạt 46.402 tỷ.
Trước đó, từng giải thích vì sao lợi nhuận năm 2019 sụt giảm mạnh, ban lãnh đạo Kienlongbank cho biết nguyên nhân chủ yếu làm cho lợi nhuận năm 2019 giảm là do trong tháng 12 năm 2019 Kienlongbank hạch toán giảm các khoản lãi phải thu đã ghi nhận trong các năm trước theo Phương án xử lý nợ được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phê duyệt đối với các khoản cho vay của nhóm khách hàng có tài sản bảo đảm là cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank - STB). Ảnh hưởng này chỉ mang tính chất tạm thời, sau khi xử lý xong tài sản bảo đảm, căn cứ nguồn tiền thu được, Kienlongbank sẽ ghi nhận lại vào thu nhập trên Báo cáo tài chính trong thời gian tới.
Trong năm 2019, Kienlongbank đã hoàn thành việc tất toán trước hạn toàn bộ trái phiếu VAMC và sẽ không phải trích lập dự phòng cho loại trái phiếu này kể từ ngày 01/01/2020, qua đó góp phần gia tăng lợi nhuận cho Kienlongbank trong thời gian sắp tới.
Đáng chú ý, năm 2020, ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 750 tỷ đồng, tức tăng gần gấp 9 lần so với năm 2019 và gấp 2,6 lần so với năm 2018. Tổng tài sản dự kiến tăng 12,72% đạt 57.600 tỷ, dư nợ tín dụng tăng 15,89% đạt 38.800 tỷ, huy động vốn tăng 13,14% đạt 52.500 tỷ.
Tuy nhiên, Kienlongbank cũng cho biết, kế hoạch lợi nhuận này được xây dựng trên cơ sở dịch Covid-19 được kiểm soát tốt nhất. Căn cứ vào tình hình thực tế nếu diễn biến dịch Covid-19 vẫn kéo dài ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh thì HĐQT sẽ có báo cáo đến ĐHĐCĐ để điều chỉnh phù hợp.
Ngọc Bích
32 ngân hàng đã miễn, giảm phí giao dịch chuyển tiền giá trị nhỏ Sau hơn một tuần hưởng ứng chương trình miễn/giảm phí dịch vụ chuyển mạch của Ngân hàng Nhà nước, đến nay đã có thêm 15 ngân hàng tham gia chương trình miễn/giảm phí giao dịch chuyển tiền liên ngân hàng giá trị nhỏ từ 500.000 đồng trở xuống, nâng tổng số ngân hàng tham gia miễn/giảm phí lên 32/45 ngân hàng. Đã có...