Một ngân hàng châu Âu đồng ý thanh toán phí vận chuyển dầu mỏ của Nga qua Ukraine
Người phát ngôn công ty lọc dầu Slovnaft của Slovakia và một nguồn thạo tin khác cho biết một ngân hàng châu Âu đã đồng ý xử lý thanh toán cho việc vận chuyển dầu mỏ của Nga qua Ukraine.
Một cơ sở lọc dầu của Tập đoàn Gazprom, Nga. Ảnh: TASS/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, người phát ngôn của Slovnaft, ông Anton Molnar, nêu rõ căn cứ thông tin mà công ty này nắm được, ngân hàng trên đã xem xét việc thanh toán phí vận chuyển bị chặn lại giữa các công ty vận chuyển và cuối cùng đã chấp thuận sẽ xử lý vấn đề này. Động thái này cho thấy khuổn khổ được thiết lập theo cách như vậy là phù hợp và có thể là một giải pháp lâu dài.
Trong khi đó, một nguồn thạo tin khác cho biết khoản thanh toán trên đã được ngân hàng ING tại Hà Lan giải quyết và dòng chảy dầu thô tới CH Séc sẽ được nối lại vào ngày 13/8.
Video đang HOT
Hiện ING chưa đưa ra bình luận nào về thông tin trên. Tuy nhiên, nếu được tất cả các bên liên quan xác nhận, động thái thanh toán này sẽ là một bước tiến giúp khôi phục dòng chảy dầu thô tới CH Séc sau một tuần gián đoạn, đồng thời tạo điều kiện cho các khoản thanh toán các đơn vận chuyển dầu thô tới khu vực này trong tương lai.
Trước đó, hôm 9/8, tập đoàn Transneft độc quyền điều hành đường ống dẫn dầu của Nga cho biết nguồn cung dầu qua đường ống Druzhba đến CH Séc, Hungary và Slovakia đã bị đình chỉ từ ngày 4/8 do các lệnh trừng phạt của phương Tây cản trở việc Moskva trả phí vận chuyển cho Ukraine. Việc giao hàng tới Hungary và Slovakia đã được nối lại vào ngày 10/8 sau khi công ty dầu mỏ Hungary MOL và công ty Slovnaft của Slovakia tìm ra cách giải quyết bằng cách tự thanh toán chi phí vận chuyển cho công ty UkrTransNafta của Ukraine. Tuy nhiên, nguồn cung tới CH Séc hiện vẫn chưa được nối lại.
Croatia chính thức trở thành thành viên thứ 20 của Eurozone
Ngày 12/7, các bộ trưởng tài chính của Liên minh châu Âu (EU) đã chính thức thông qua quyết định Croatia trở thành thành viên thứ 20 của Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
Bộ trưởng Tài chính Croatia Marko Primorac (trái) và Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde chụp ảnh với một mẫu tiền xu Euro tại lễ ký Croatia tham gia Eurozone ngày 12/7 ở Brussels, Bỉ. Ảnh: CNBC
Theo trang tin euronews.com, quyết định chính thức ủng hộ Croatia gia nhập Eurozone đã được thông qua ngày 12/7 và quyết định này sẽ có hiệu lực từ đầu năm 2023.
Hội đồng châu Âu (EC), nhóm gồm đại diện của 27 chính phủ thành viên EU, đã thông qua 3 văn bản pháp lý theo qui định để chấp thuận Croatia, nước đã là thành viên EU từ năm 2013, sử dụng đồng tiền chung châu Âu từ ngày 1/1/2023.
Một trong ba văn bản pháp lý qui định tỷ giá hối đoái để Croatia gia nhập Eurozone là 1 một euro đổi 7,5345 kuna. Croatia sẽ có thời hạn từ nay tới cuối năm để chuẩn bị các bước đi nhằm triển khai việc chuyển đổi tiền tệ.
Khu vực các nước sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) là một nhóm các quốc gia thành viên của EU sử dụng đồng Euro làm đơn vị tiền tệ chính thức của mình. Trước khi Croatia tham gia, khối này gồm 19 nước.
Ủy viên phụ trách các vấn đề kinh tế của Liên minh châu Âu (EU) Paolo Gentiloni hồi tháng 6 tuyên bố: "Sau khi kỷ niệm 20 năm ngày ra đời tiền giấy và tiền xu euro vào đầu năm 2022, khu vực đồng euro có thể vui mừng chào đón thành viên thứ 20 của mình". Ông Gentiloni cho biết công tác chuyển đổi từ đồng kuna của Croatia sang đồng euro đang được tiến hành tốt.
Ngay từ tháng 9/2021, nhà chức trách Croatia cùng với EC và các nước trong khu vực Eurozone đã ký một biên bản ghi nhớ về kế hoạch sản xuất tiền giấy và tiền xu euro vào tháng 1/2023. Cũng theo quan chức này, việc gia nhập Eurozone sẽ giúp mang lại một số lợi ích kinh tế cho Croatia như chi phí tài chính và giao dịch thấp hơn, dòng vốn tăng, giảm thiểu rủi ro hối đoái trong hệ thống ngân hàng, hội nhập vào liên minh ngân hàng châu Âu, tăng tính minh bạch về giá.
Ngày 12/7, đồng euro dao động quanh mức 1,004 USD, trước khi tăng lên 1,0023 USD. Hiện đồng euro đang chịu sức ép từ việc Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED thúc đẩy việc tăng lãi suất nhanh hơn nhiều so với Khu vực Đồng tiền chung châu Âu (Eurozone). Điều này làm cho lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ cao hơn so với lợi suất trái phiếu của châu Âu, khiến các nhà đầu tư chuyển sang đồng USD và rời bỏ đồng euro. Hơn nữa, "đồng bạc xanh" được hưởng lợi từ vị thế vốn có của nó như một "thiên đường trú ẩn an toàn". Từ đầu năm 2022 đến nay, đồng USD đã tăng tới 14% so với đồng euro.
Với việc các nước châu Âu chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc xung đột Nga-Ukraine và việc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) chậm tăng lãi suất, đồng euro tiến gần đến mức ngang giá với "đồng bạc xanh". Đây là lần đầu tiên đồng euro giảm xuống mức đó kể từ năm 2002, thời điểm đồng tiền này chính thức được phát hành sau 3 năm tồn tại dưới dạng thử nghiệm.
Giới phân tích cho rằng nguyên nhân chính dẫn tới sự suy yếu của đồng euro là những quan ngại về nguy cơ xảy ra cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu, đặc biệt khi đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 (Nord Stream 1) đưa khí đốt từ Nga tới châu Âu bắt đầu tạm ngừng vận hành từ ngày 11/7 để bảo trì định kỳ.
Giá trần đối với dầu mỏ Nga có thể bằng 50% mức giá hiện tại Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida ngày 3/7 cho biết, mức giá trần được áp đặt đối với dầu mỏ của Nga, để trừng phạt nước này vì cuộc xung đột Nga - Ukraine, dự kiến sẽ tương đương với 50% giá mua hiện tại. Một cơ sở lọc dầu của Nga. Ảnh: TheMoscowtimes.com/TTXVN Đề cập đến một thông cáo chung được đưa...