Một năm xung đột Nga Ukraine: Châu Âu như ‘kẻ mộng du’?
Một năm xung đột Nga – Ukraine, châu Âu vẫn đang gồng mình để áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga; đồng thời “căng mình” viện trợ vũ khí cho Ukraine.
Một năm qua, bao trùm mọi cuộc họp quan trọng quốc tế, hầu hết đều nhắc tới cuộc xung đột Nga – Ukraine, bởi mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng của nó, từ chính trị, kinh tế, quân sự cho tới an ninh lương thực toàn cầu. Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc phải họp tới vài lần trong một tháng liên quan đến vấn đề này.
Binh sỹ Ukraine vận hành xe tăng ở Lyman, Donetsk. (Ảnh: NYTimes)
Trong cuộc họp mới nhất của Hội đồng Bảo an vào cuối tuần, trong bối cảnh cuộc xung đột diễn ra sắp tròn 1 năm, Liên hợp quốc thừa nhận đã không có nhiều vai trò trong các tiến trình hòa bình tại Ukraine trong suốt 8 năm qua. Liên hợp quốc không là một phần của bất kỳ cơ chế đàm phán nào như Định dạng Normandy và cũng không tham gia ký kết thỏa thuận Minsk, cũng như tham gia vào bất kỳ nhóm Liên lạc nào. Viêc các bên không nghiêm túc thực hiện các thỏa thuân ký kêt đã không được kiểm soát, buộc Nga phải phát đông chiên dịch quân sự đặc biêt.
Ông Miroslav Jena, Trợ lý Tổng thư ký Liên hợp quốc phụ trách Châu Âu, Trung Á và Châu Mỹ cho biết: ” Hòa bình không chỉ là việc ký kết một thỏa thuận. Chúng ta cần hòa bình bền vững và giải quyết được các nguyên nhân gốc rễ của cuộc xung đột và phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế. Điều này đặc biệt quan trọng do sự phức tạp của bối cảnh hiện tại ở Ukraine, cũng như những tác động của nó đối với tương lai của cấu trúc an ninh châu Âu và trật tự quốc tế“.
Cũng trong cuộc họp này, Đại sứ Nga tại Liên hợp quốc Vasily Nebenzya nhấn mạnh Ban Thư ký Liên hợp quốc “đã không hành động” khi chính phủ Ukraine tiến hành một cuộc chiến thực sự chống lại công dân của mình ở các khu vực phía đông từ năm 2014. Tuy nhiên, Liên hợp quốc lại đi theo các nước phương Tây để chỉ trích hành động Nga với những ngôn từ sáo rỗng, khi Moskva tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt.
Đến nay, cuộc xung đột Nga – Ukraine cũng đã sắp tròn một năm, Nga – phương Tây và Ukraine vẫn chưa tìm kiếm được bất kỳ một điểm chung nào, để có thể ngồi vào bàn đàm phán hòa bình. Những ngày qua, phương Tây liên tục thảo luận cung cấp khí tài hạng nặng và tân tiến cho Ukraine, thay vì chỉ cung cấp vũ khí sát thương như giai đoạn ban đầu.
Video đang HOT
Thủ tướng Hungary Viktor Orban ngày 18/2 cảnh báo, các nước châu Âu đang gián tiếp tham chiến với Nga: ” Thực ra, các nước châu Âu đang gián tiếp gây chiến với Nga. Nếu họ cung cấp vũ khí, thông tin vệ tinh, hay đào tạo quân đội cho 1 bên tham chiến; song lại áp dụng trừng phạt với bên còn lại, thì không có vấn đề gì để không nói rằng, bạn đang trong xung đột – đó là một cuộc chiến tranh ủy nhiệm. Nguy cơ các nước châu Âu bị lôi vào xung đột luôn thường trực. Từ việc chỉ cung cấp vũ khí không sát thương, giờ là xe tăng máy bay chiến đấu được đưa vào nghị sự; rồi sẽ đến lúc là quân đội gìn giữ hòa bình. Châu Âu đang giống như những kẻ mộng du trên sân thượng vậy“.
Tuyên bố của Thủ tướng Hungary được đưa ra cùng ngày khi người đồng cấp Anh Rishi Sunak tuyên bố sẵn sàng hỗ trợ các nước đồng minh, nếu họ đồng ý gửi máy bay chiến đấu cho Ukraine. Mỹ cũng bắt đầu ủng hộ ý tưởng cung cấp máy bay chiến đấu cho Ukraine và điều này có thể khiến cuộc xung đột Nga – Ukraine bước sang năm thứ 2 với nguy cơ có thể khốc liệt hơn, bởi vũ khí đang là chủ đề nghị sự chính của phương Tây khi họp bàn Ukraine, thay vì việc tìm kiếm đối thoại hòa bình.
Thứ trưởng Ngoại giao Ba Lan tiết lộ lý do Warsaw ủng hộ Kiev mạnh mẽ trong xung đột Nga - Ukraine
Trong khi Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cho biết Warsaw sẽ cân nhắc chuyển giao chiến đấu cơ MiG-29, Thứ trưởng Ngoại giao nước này, ông Pawe Jaboski, đã tiết lộ lý do Warsaw ủng hộ Kiev mạnh mẽ.
Thứ trưởng Ngoại giao Ba Lan, ông Pawe Jaboski. Ảnh: Bộ Ngoại giao Ba Lan
Hai hôm trước khi Đức đưa ra quyết định liên quan, vào ngày 23/1, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki tuyên bố rằng nước ông có thể gửi xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2 cho Ukraine ngay cả khi không có sự đồng thuận của Berlin.
Giờ đây, khi Kiev liên tục kêu gọi hỗ trợ vũ khí tầm xa, vào ngày 17/2, Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cho biết nước ông cân nhắc chuyển giao chiến đấu cơ MiG-29 đang phục vụ trong lực lượng không quân cho Ukraine và nếu một liên minh hàng không rộng lớn được thành lập để cung cấp máy bay cho Kiev, Warsaw chắc chắn sẽ tham gia.
Trở lại với thời gian trước đó, đài French24 của Pháp cho biết từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine (24/2/2022), 8 triệu người Ukraine đã vượt biên sang lãnh thổ Ba Lan
và phần lớn viện trợ của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cho Ukraine là được chuyển qua Ba Lan, nước có chung đường biên giới dài 535 km với Ukraine.
Hiện nay, viễn cảnh về việc Nga mở một một cuộc tấn công mùa xuân mới ở Ukraine đang dấy lên trong tâm trí nhiều người thì Ba Lan hành động như thể họ cũng đang chuẩn bị bước vào một cuộc chiến.
Theo Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki, nếu sự ủng hộ của Ba Lan dành cho Ukraine dường như là vô hạn, thì nó xuất phát từ niềm tin sâu xa rằng nếu Nga không bị đánh bại, chính Ba Lan sẽ trở thành mục tiêu.
Những lo ngại về an ninh đã khiến Ba Lan hiện đại hóa quân đội và tăng chi tiêu quốc phòng lên tới 4% GDP trong năm nay. Đây là tỷ lệ cao nhất trong số tất cả các nước thành viên NATO.
Về phần mình, Thứ trưởng Ngoại giao Ba Lan Jaboski cho biết: "nếu chúng tôi không hỗ trợ Ukraine ngay bây giờ, sẽ có những mục tiêu mới cho (Tổng thống Nga Vladimir) Putin".
"Gần đây có chính trị gia Nga đã gợi ý rằng Nga nên 'phi hạt nhân hóa' thêm 6 quốc gia sau Ukraine, trong đó có cả Ba Lan. Những gì chúng tôi làm bây giờ là chúng tôi làm vì sự đoàn kết và ủng hộ các nạn nhân", ông Jaboski cho biết thêm.
Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Trong một quan điểm khá tương đồng, ukasz Jankowski, một nhà báo chính trị chuyên đưa tin về Quốc hội Ba Lan, nhấn mạnh: "ý kiến trong toàn xã hội Ba Lan là nếu Nga thành công ở Ukraine bằng cách tuyên bố chủ quyền lãnh thổ, dù đối với Kherson hay Zaporizhzhia, thì sẽ có cuộc chiến tiếp theo, và một cuộc chiến khác sau đó"
Nhấn mạnh rằng "có cảm giác là sự an toàn cơ bản và nền độc lập của chúng tôi sẽ gặp nguy hiểm nếu Nga chiến thắng", nhà báo Jankowski cho biết thêm một nỗi sợ hãi khác là quân đội Nga sẽ hợp nhất các vùng lãnh thổ giành được từ Ukraine và "tạo ra một chính phủ giống như ở Minsk".
Sau khi Liên Xô tan rã, một hiệp ước quốc tế giữa Nga và Belarus được Tổng thống Nga khi đó, ông Boris Yeltsin và Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko ký kết vào năm 1997 đã tạo cơ sở cho sự hình thành một nhà nước liên minh.
Mới đây nhất, vào hôm 5/1, Bộ Quốc phòng Belarus cho biết nước này và Nga đang thành lập một lực lượng quân sự chung tại Belarus nhằm "tăng cường sự bảo vệ và phòng thủ" của hai nước.
Trên thực tế, quyết định liên quan được đưa ra trong cuộc gặp trực tiếp giữa Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko và Tổng thống Nga Vladimir Putin ở St.Petersburg hồi tháng 12/2022.
Căn cứ theo quyết định này, quân nhân, vũ khí và thiết bị quân sự của các lực lượng vũ trang Nga sẽ tiếp tục được chuyển đến Belarus.
Mặc dù Tổng thống Lukashenko đã nhiều lần bác bỏ tuyên bố từ Ukraine và phương Tây rằng Belarus có thể bị kéo sâu hơn vào cuộc xung đột ở Ukraine theo phe Nga, nhưng lo ngại Nga sẽ dùng Belarus làm bàn đạp tấn công Ukraine từ phía Bắc vẫn dấy lên, nhất là từ phía Kiev.
Trong diễn biến mới nhất, hãng thông tấn nhà nước Belarus là Belta đưa tin ngày 16/2, ông Lukashenko cho biết trong một cuộc họp rằng ông sẽ ra lệnh cho quân đội chiến đấu bên cạnh đồng minh Nga nếu một quốc gia khác tấn công Belarus.
Ông Lukashenko nói rõ: "Tôi sẵn sàng chiến đấu với người Nga từ lãnh thổ Belarus chỉ trong một trường hợp: Chỉ cần có một binh sĩ vào lãnh thổ Belarus để giết người dân của tôi. Nếu họ gây hấn với Belarus, phản ứng sẽ nghiêm trọng nhất và cuộc chiến sẽ mang một bản chất hoàn toàn khác".
Trước đó, ngày 13/1, quan chức Bộ Ngoại giao Aleksey Polishchuk cho biết Belarus có thể tham gia cuộc xung đột ở Ukraine nếu Nga hoặc Belarus bị xâm chiếm.
Trong một cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn TASS, ông Polishchuk nói: "Từ quan điểm pháp lý, việc chính quyền Ukraine sử dụng vũ lực quân sự hoặc lực lượng vũ trang Ukraine xâm chiếm lãnh thổ Belarus hoặc Nga là đủ cơ sở để có phản ứng tập thể". Tuy nhiên, ông nói thêm rằng hai nước có đưa ra quyết định đó hay không là tùy thuộc vào các nhà lãnh đạo hai bên.
Tổng thống đắc cử CH Séc nêu điều kiện giúp Ukraine chiến thắng trong xung đột với Nga Trò chuyện với các nhà báo ở Munich (Đức), ông Petr Pavel, người sẽ trở thành Tổng thống CH Séc vào tháng 3 tới, đánh giá cao khả năng giành chiến thắng của Ukraine trong xung đột với Nga, nhưng kèm theo ba điều kiện. Ông Petr Pavel. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Tờ European Pravda ngày 19/2 đưa tin khi được yêu cầu...