Một năm sau ngày Jack Ma nghỉ hưu, Alibaba chính thức lấn sân mảng game
Là một gã khổng lồ của ngành Internet Trung Quốc, Alibaba đã từng rất mơ hồ về mảng game trong nhiều năm. Trong khi đó, Jack Ma nhiều lần khẳng định sẽ không bao giờ đầu tư vào lĩnh vực này.
Năm 2008, Jack Ma từng tuyên bố trên một diễn đàn công khai dù có “chết đói cũng không làm game”. Ông cũng nói rằng “Có rất nhiều người ủng hộ, nhưng chúng tôi sẽ không đầu tư vào mảng game dù chỉ một xu, đó là nguyên tắc”.
Nhiều người cho rằng, Jack Ma chưa bao giờ có ý định đầu tư vào mảng game là do không hài lòng về con trai của mình.
Nhưng chỉ một năm sau khi Jack Ma chính thức nghỉ hưu tại Tập đoàn Alibaba, Ali cuối cùng đã có một bước tiến rất quan trọng trong ngành công nghiệp trò chơi. Vào ngày 18/9, mảng kinh doanh trò chơi của Alibaba đã tách khỏi Ali Entertainment và nâng cấp lên thành nhóm kinh doanh độc lập.
Trên thực tế, Ali không phải mới bắt đầu mảng game gần đây. Ngay từ năm 2014, Ali đã tận dụng lượng truy cập của chính mình để xây dựng nền tảng phân phối game di động. Tuy nhiên, sau sáu năm công việc kinh doanh trò chơi của Ali vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc, và nó luôn đóng một vai trò khá nhỏ trong lĩnh vực giải trí của Ali.
Đến năm 2020, Ali Lingxi Interactive Entertainment đã trở thành nhà phân phối game đứng đầu Trung Quốc tính theo doanh thu với hai dòng game hot “ Tam quốc huyền ảo” và “ Tam quốc chiến lược”. Nhờ vậy, mảng kinh doanh trò chơi đã phát triển từ một công ty con của Alibaba Grand Entertainment thành một tập đoàn kinh doanh độc lập ngang tầm với Grand Entertainment.
Ai cũng biết Ali và Tencent là hai tập đoàn khổng lồ lớn nhất trong ngành Internet Trung Quốc hiện nay. Nhưng ở góc độ kinh doanh chính, sự khác biệt giữa hai bên là rất rõ ràng. Tencent tập trung vào mạng xã hội, trò chơi và giải trí, trong khi Ali tập trung vào thương mại điện tử.
Nói cách khác, trò chơi luôn là định hướng của Tencent, và Jack Ma, người sáng lập Alibaba, luôn từ bỏ lĩnh vực kinh doanh trò chơi.
Video đang HOT
Tuy nhiên, nguyên tắc này nhanh chóng bị phá vỡ. Vào năm 2014, tập đoàn kinh doanh giải trí kỹ thuật số của Alibaba đã ra mắt nền tảng phân phối trò chơi di động và đưa ra chiến lược chia sẻ doanh thu 30% thấp nhất trong ngành vào thời điểm đó (10% trong số đó được quyên góp cho quỹ giáo dục từ thiện).
Alibaba có hàng trăm triệu lưu lượng người dùng trong lĩnh vực thương mại điện tử, nhưng lại không có kinh nghiệm vận hành các sản phẩm trò chơi. Cùng với sự suy giảm dần của các nền tảng phân phối truyền thống, kết quả thử nghiệm đầu tiên của Alibaba Games không khả quan.
Sau đó, Alibaba Games đã điều chỉnh định hướng chiến lược của mình, từ một loạt các thương vụ mua bán, sáp nhập và điều chỉnh, họ bắt đầu thâm nhập vào lĩnh vực phân phối, phát hành và phát triển game.
Do thái độ không rõ ràng đối với trò chơi, không đủ quyết tâm chiến lược và cuộc đấu tranh giữa “phe nội” trong Alibaba Games và “phe ngoại” do sáp nhập và mua lại, hoạt động kinh doanh trò chơi của họ chưa bao giờ nổi bật. Thành tích mảng game trong toàn bộ Ali Grand Entertainment, về cơ bản đều thuộc về tình trạng “miếng ăn thì ngon, bỏ thì tiếc”.
Cho đến năm nay, thành công của hai tựa game di động chuyển thể là Tam Quốc Chiến Bản và Tam Quốc Ảo Lục đã khiến Ali Games nhìn thấy ánh sáng. Chính nhờ sự thành công của hai trò chơi này mà công việc kinh doanh trò chơi của Ali mới có thể tách thành một nhóm riêng biệt. Điều này cũng cho thấy trong “thời kỳ hậu Jack Ma”, Ali quyết tâm rũ bỏ gánh nặng và phát triển mạnh mẽ lĩnh vực kinh doanh game.
Theo số liệu của Sensor Tower, tính đến tháng 8/2020, trò chơi nổi tiếng Tam Quốc Chiến Bản có doanh thu hàng tháng khoảng 600 triệu NDT (khoảng 2 nghìn tỷ đồng), là trò chơi có thứ hạng cao thứ ba tại Trung Quốc. Hơn nữa, chỉ riêng doanh thu của trò chơi này đã chiếm tới 1/4 tổng doanh thu của mảng giải trí Ali. Đây là thành tích vô cùng chói lọi của Ali Entertainment, vốn làm ăn thua lỗ trong thời gian qua.
Sự nổi lên của Alibaba Games có nghĩa là cuộc cạnh tranh thị phần giữa Tencent và NetEase có thể không còn là cuộc chiến tay đôi. Thế nhưng, với bước khởi đầu quá chậm, liệu Ali có thể thay đổi được thế cuộc hiện tại?
Về nghỉ hưu, các tỷ phú USD làm gì để chống dịch Covid-19?
Tỷ phú Jack Ma trao tặng hàng triệu khẩu trang và thiết bị y tế, trong khi có tỷ phú khác vẫn kiếm tiền trong dịch Covid-19 mặc dù đã nghỉ hưu.
"Một ngày nào đó, tôi sẽ quay lại dạy học. Tôi nghĩ rằng tôi có thể làm điều này tốt hơn là chủ tịch hội đồng quản trị của Alibaba". Đây là tâm sự của tỷ phú Trung Quốc Jack Ma khi nói về việc nghỉ hưu.
Trong bài phát biểu cuối cùng với tư cách là CEO công ty, Jack Ma nói: "Tôi không còn là CEO của Alibaba không có nghĩa là tôi nghỉ hẳn. Alibaba chỉ là một trong nhiều giấc mơ của tôi. Tôi nghĩ tôi vẫn còn rất trẻ, và nhiều nơi muốn đi, nhiều điều muốn thử". Theo Forbes, Jack Ma hiện là người giàu nhất Trung Quốc với tổng tài sản 38,8 tỷ USD.
Khi dịch Covid-19 bùng phát mạnh trên toàn cầu, với tư cách là một doanh nhân Trung Quốc, Jack Ma đã chung tay hỗ trợ đất nước cũng như nhiều quốc gia khác trong công tác phòng chống dịch bệnh. Khoảng 20 triệu khẩu trang và 2,5 triệu bộ xét nghiệm cùng với thiết bị bảo hộ và máy thở đã được tỷ phú trao tặng cho các nước khác trên thế giới.
Trong khi đó, tỷ phú bất động sản Lý Gia Thành là một nhà đầu tư thời kỳ đầu của Tập đoàn Zoom Video Communications. Vừa là một nhà tài phiệt nổi tiếng ở Hong Kong, ông cũng là một trong số ít những tỷ phú kiếm được hàng tỷ USD trong dịch Covid-19.
Theo Bloomberg, tài sản của tỷ phú Hong Kong vừa tăng thêm 3,5 tỷ USD do cổ phiếu của Zoom tăng vọt trong thời gian gần đây, khi mọi người hướng tới các nền tảng làm việc trực tuyến trong thời gian giãn cách xã hội. Tạp chí Forbes liệt kê ông là người giàu thứ 2 tại Hong Kong, đứng thứ 35 trong bảng xếp hạng tỷ phú thế giới với khối tài sản gần 25 tỷ USD.
Dù đã nghỉ hưu ở tuổi 91, ông Lý vẫn hăng say làm việc. Sau khi về hưu, ông vẫn giữ vai trò là cố vấn chiến lược cấp cao cho các công ty có nhu cầu.
Tỷ phú Bill Gates là người giàu thứ hai thế giới sau Jeff Bezos, CEO Amazon, với khối tài sản khoảng 103 tỷ USD. Mặc dù đã nghỉ hưu, ông vẫn tích cực tham gia nhiều hoạt động xã hội, đặc biệt là việc làm từ thiện. Từ năm 2000 đến 2019, gia đình Bill Gates đã quyên góp khoảng 36 tỷ USD cho các hoạt động thiện nguyện.
Theo Business Insider, quỹ Bill & Melinda Gates Foundation của vợ chồng ông đã quyên góp tổng cộng 250 triệu USD cho các dự án chống dịch Covid-19 trên phạm vi toàn cầu. Số tiền này sẽ phục vụ cho công tác xét nghiệm, nghiên cứu vaccine và hỗ trợ hệ thống y tế ở châu Phi, Nam Á.
Theo Business Insider, nhà thiết kế thời trang người Italy Giorgio Armani cũng quyên góp 1,43 triệu USD hỗ trợ cho công tác ngăn chặn dịch Covid-19 lây lan mạnh ở Italy hồi tháng 3. Số tiền này sẽ được phân bổ cho Milan và Rome. Vị tỷ phú 85 tuổi này hiện nắm trong tay khối tài sản trị giá 6,6 tỷ USD, theo Forbes.
Hương Giang
Cách Jack Ma biến ý tưởng kinh doanh bị mọi người chê cười là 'mô hình ngu ngốc' thành startup 200 tỷ USD Khi mới thành lập Alipay, mọi người đã chê cười Jack Ma đây là "mô hình ngu ngốc". Khi Jack Ma cho ra đời một dịch vụ thanh toán còn khá mơ hồ với mục đích thúc đẩy doanh số bán hàng cho đế chế mua sắm trực tuyến của mình từ 16 năm trước, rất ít có cơ hội thành công. Hiện...