Một năm quá khó khăn và thêm nhiều hiểu biết, sao còn ‘ngăn sông cấm chợ’?
Chiến lược phòng chống dịch COVID-19 đã thay đổi, không còn “zero F0″ nữa mà chuyển sang linh hoạt, không ngăn sông cấm chợ mà thay bằng kiểm soát rủi ro.
Người dân được tiêm vắc xin ngừa COVID-19 tại quận Gò Vấp, TP.HCM – Ảnh: DUYÊN PHAN
Có nhiều lý do dẫn đến thay đổi này, đó là tỉ lệ tiêm chủng hiện đã rất cao, điều đó đã giúp số ca chuyển nặng không nhiều như trước. Tại nhiều tỉnh thành số mắc hiện khá cao nhưng số tử vong và chuyển nặng đã giảm đáng kể.
Chính phủ và Bộ Y tế gần đây đã có nhiều hướng dẫn để địa phương tạo điều kiện cho người dân về quê ăn Tết, không yêu cầu xét nghiệm hay cách ly ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt.
Tuy nhiên đây đó vẫn còn những biện pháp chống dịch kỳ quặc, “trên bảo dưới không nghe”, như ở Thanh Hóa gần đây làm lán cách ly, hay trước đó có gần 30 gia đình có người về quê ăn Tết ở Thiệu Hóa, Thanh Hóa đã bị chính quyền thôn, xã khóa cửa và… giữ chìa khóa.
Một hành động vừa có thể gây nguy hiểm, vừa thể hiện người tham gia chống dịch không hiểu gì về biện pháp chống dịch.
Video đang HOT
Bằng giờ này năm ngoái dịch bùng lên ở tỉnh Hải Dương và sau đó là nhiều tỉnh thành, nhưng kể từ làn sóng dịch thứ 4, tức là từ 27-4-2021 đến nay, hiểu biết về dịch, các biện pháp phòng chống, khả năng tiếp nhận, điều trị cho F0 và độ phủ vắc xin giúp chúng ta đối phó với dịch bệnh ở một tâm thế khác, với hiệu quả cao hơn trước đây rất nhiều.
Trong tình hình như vậy, các tỉnh thành đáng lẽ phải tạo điều kiện cho người dân về quê hương ăn Tết sau 1 năm rất khó khăn, thì vừa qua đã có nhiều tỉnh thành có “hàng rào” về xét nghiệm, hay yêu cầu cách ly tại nhà, cách ly tạm thời…, khiến người dân đang chờ mong trở nên hụt hẫng.
Đúng là trong thời điểm có dịch như hiện nay, người dân về quê vẫn phải áp dụng các biện pháp chống dịch, như khai báo y tế, 5K, hạn chế tụ tập, nhưng cũng không thể và không nên thực hiện các biện pháp kiểu “ngăn sông cấm chợ” như trước đây, vừa ảnh hưởng tới làm ăn kinh tế, an sinh xã hội không những cho địa phương mình và cả các địa phương khác và người dân.
Thực tế đã cho thấy có những địa phương dỡ bỏ các hàng rào kỹ thuật thì số ca mắc lại giảm xuống, việc kiểm soát dịch vẫn rất hiệu quả, kinh tế phục hồi dần.
Đây cũng là những bằng chứng sống động để các địa phương khác có thể gỡ bỏ những rào cản, nhất là trong dịp Tết này.
Dịch COVID-19 đã bước sang năm thứ 3, chúng ta đã có thể chống dịch theo cách chủ động và hài hòa hơn, sao còn “ngăn sông cấm chợ’, làm khó cho đời sống của người dân?
PGS TS TRẦN ĐẮC PHU – NGUYÊN CỤC TRƯỞNG CỤC Y TẾ DỰ PHÒNG
Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành khẩn trương tiêm ngừa vắc xin phòng COVID-19 mũi 2
Việt Nam đã tiêm hơn 19,7 triệu liều vắc xin phòng COVID-19, trong đó đã có hơn 14,7 triệu người đã được tiêm 1 liều vắc xin và hơn 2,5 triệu người tiêm đủ 2 liều vắc xin.
Shipper lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 test nhanh tại trạm y tế lưu động trên đường Quang Trung, quận Gò Vấp, TP.HCM sáng 31-8 - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Ngày 1-9, Bộ Y tế có văn bản gửi sở y tế tỉnh, thành trực thuộc trung ương, Cục Y tế, Bộ Công an, Cục Quân y, Tổng cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng, các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế được giao nhiệm vụ tiêm vắc xin phòng COVID-19 về việc tiêm vắc xin mũi 2.
Theo báo cáo của các đơn vị, địa phương, tính đến ngày 29-8-2021, Việt Nam đã tiêm hơn 19,7 triệu liều vắc xin phòng COVID-19, trong đó có hơn 14,7 triệu người đã được tiêm 1 liều vắc xin và hơn 2,5 triệu người tiêm đủ 2 liều vắc xin.
Để đảm bảo tiêm đủ mũi (đủ liều) cho các đối tượng đã tiêm mũi 1 (một liều) đủ thời gian, Bộ Y tế đề nghị các đơn vị trên chỉ đạo, khẩn trương rà soát các đối tượng đã tiêm mũi 1 và lập kế hoạch tiêm mũi 2 vắc xin phòng COVID-19 cho những người đã được tiêm mũi 1 đủ thời gian tại đơn vị mình để chủ động tổ chức tiêm chủng ngay khi tiếp nhận từng đợt vắc xin.
Cơ sở tiêm chủng sử dụng loại vắc xin để tiêm mũi 2 theo hướng dẫn tại công văn số 6030/BYT-DP ngày 27-7-2021 của Bộ Y tế về tiêm 2 liều vắc xin phòng COVID-19.
Các đơn vị trên liên hệ ngay với Viện Vệ sinh dịch tễ/Viện Pasteur hoặc các quân khu để tiếp nhận, vận chuyển vắc xin về đơn vị theo quyết định phân bổ vắc xin theo từng đợt của Bộ Y tế; thực hiện báo cáo hằng ngày và báo cáo sau khi kết thúc đợt tiêm chủng theo quy định của Bộ Y tế.
Với đơn vị triển khai tiêm mũi 2 vắc xin do Hãng Pfizer sản xuất cho đối tượng đã tiêm mũi 1 bằng vắc xin AstraZeneca thực hiện báo cáo riêng theo công văn số 5873/QĐ-BYT ngày 22-7-2021 của Bộ Y tế về triển khai tiêm vắc xin Comirnaty do Pfizer sản xuất.
Trước đó, trong buổi họp báo cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn TP ngày 31-8, ông Phạm Đức Hải - phó trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM - cho biết mục tiêu TP cơ bản hoàn thành tiêm vắc xin COVID-19 cho người đủ 18 tuổi trở lên đang sinh sống trên địa bàn.
TP sẽ tập trung ưu tiên tiêm vắc xin COVID-19 cho các nhóm người cao tuổi, người có bệnh lý nền, thai phụ từ 13 tuần tuổi trở lên và bà mẹ đang cho con bú, lực lượng tuyến đầu chống dịch (những người chưa tiêm), lực lượng tuyến đầu về phát triển kinh tế như nhà đầu tư, công nhân trong và ngoài các khu công nghiệp, người lao động thuộc nhóm cung cấp dịch vụ và hàng hóa thiết yếu, nhóm đảm bảo lưu thông...
Lộ trình tiêm vắc xin tại TP.HCM được chia thành 4 giai đoạn theo thời gian từ ngày 29-8 đến hết năm 2021.
Giai đoạn 1, ngày 29-8 tới 15-9, triển khai tiêm mũi 1 cho khoảng 680.000 người để đạt tỉ lệ bao phủ 90% người từ 18 tuổi trở lên và tiêm nhắc mũi 2 cho những người đã tiêm mũi 1 đủ thời gian theo từng loại vắc xin, với khoảng 2,1 triệu người.
Giai đoạn 2, 16 đến 30-9, tiêm mũi 1 cho 10% còn lại của người từ 18 tuổi trở lên, ước tính có 720.000 người, đồng thời tiêm nhắc mũi 2 cho những người đã tiêm mũi 1 đủ thời gian theo từng loại vắc xin với gần 657.000 người.
Giai đoạn 3, 1 đến 15-10, tập trung tiêm nhắc mũi 2 cho 2,6 triệu người đã tiêm mũi 1.
Giai đoạn 4, 16-10 đến cuối năm 2021, sẽ tiêm nhắc mũi 2 cho 1,4 triệu người đã tiêm mũi 1 đủ thời gian theo loại vắc xin phù hợp.
Gần 540.000 người TP HCM liên quan các ca Covid-19 Đến ngày 13/6, TP HCM đã lấy mẫu 535.941 người, trong đó 8.632 F1 và hơn 527.300 các F khác liên quan các ca Covid-19 cộng đồng. Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM (HCDC), số mẫu xét nghiệm trên được lấy từ ngày 26/5 đến nay. Trong số F1, hiện 1.598 mẫu chờ kết quả xét nghiệm, số còn lại...