Một năm “bội thu”, mua nhà và “xế sang bạc tỷ” của môi giới BĐS tỉnh vùng ven Sài Gòn
Trái dấu với thị trường BĐS Tp.HCM, một năm qua được xem là năm khá thành công của các môi giới biết nắm bắt cơ hội tại thị trường tỉnh lân cận Sài Gòn.
Tổng kết cả năm, nếu các môi giới bán sản phẩm tại Tp.HCM khá “bấp bênh” do không có hàng để bán hoặc sức mua giảm thì môi giới tại Nhơn Trạch, Long Thành (Đồng Nai) lại có thu nhập khá tốt (hoa hồng), thậm chí có một số môi giới làm một năm đã mua được nhà và xe hơi. Mặc dù không phải môi giới nào cũng thành công tại thị trường này nhưng nhìn mặt bằng chung, năm 2019 là năm khá thành công với nhiều môi giới BĐS ven Sài Gòn, khác hẳn các môi giới ở thị trường khác.
Theo ghi nhận, mức thu nhập của đa số môi giới khu vực này khoảng từ vài chục triệu đồng đến vài trăm triệu đồng/tháng. Bên cạnh đó, cũng có một số người dư chút ít khi tổng kết cả năm làm việc.
Anh Nguyễn Văn T, một môi giới kì cựu, gia nhập thị trường nhà đất Nhơn Trạch từ đầu năm 2017. Sau 3 năm, anh T tiết lộ đang sở hữu hàng chục mảnh đất và rất nhiều căn nhà ở cả Sài Gòn và Nhơn Trạch. Mới đây, anh T mới đổi chiếc xe từ Honda City sang Mercedes để chạy cho công việc.
Trong cả năm qua, nhiều môi giới đã khá thành công tại một số thị trường tỉnh lân cận Tp.HCM. Ảnh: Hạ Vy
Tương tự, anh Vũ Ngọc P, một môi giới gốc Thanh Hóa gia nhập thị trường BĐS Nhơn Trạch từ đầu năm 2018 đã mua được nhà và mới sắm cho mình chiếc xe xe ford everest 7 chỗ.
Video đang HOT
Anh Kh, một nhà môi giới từ Vũng Tàu chuyển lên làm môi giới tại thị trường thị trường Nhơn Trạch và Long Thành từ năm giữa năm 2018. Mới đây, gặp lại anh Kh khoe, mới đặt cọc chiếc Honda Civic. Đây là thành quả mà cả năm qua làm môi giới tại các thị trường này.
Tiếp xúc với cô gái môi giới nhỏ nhắn tên Thùy, hiện đang là môi giới tự do tại thị trường Long Thành, được biết, cuối năm nay Thùy dự định sẽ đưa cả gia đình sang nước ngoài chơi. Đây là phần thưởng mà cô gái này dành tặng cho gia đình khi mà thu nhập cả năm qua từ nghề môi giới của Thùy khá ổn định tại thị trường tỉnh. Được biết, Thùy ra nhập thị trường khá muộn vào khoảng tháng 4/2019 nhưng hoa hồng kiếm được hơn nhiều lần lúc còn làm tại thị trường Tp.HCM. Nhờ nhanh nhẹn, cô gái này đã tìm về thị trường lân cận để tìm kiếm cơ hội lúc thị trường TP không còn đa dạng sản phẩm để chào khách.
Tìm hiểu được biết, những môi giới đang làm việc tại Nhơn Trạch sở hữu những chiếc xe đắt tiền trong năm qua không phải hiếm. Hầu như những môi giới qua Nhơn Trạch từ cuối năm 2018, đầu năm 2019 đến nay đều thu nhập rất khá. Không ít môi giới có mức thu nhập đều đặn hàng trăm triệu đồng/tháng.
Dù đã có mức thu nhập khá ấn tượng trong năm 2019, khoảng 1 tỉ đồng cho cả năm từ nghề môi giới, anh Đạt hiện đang là môi giới tại một doanh nghiệp trên địa bàn Nhơn Trạch đặt mục tiêu qua năm con số đạt được sẽ gấp nhiều lần con số hiện đang có. Và, dự tính sẽ dẫn cả gia đình vào đây sinh sống.
Khi được hỏi, cơ hội cho thị trường nơi đây còn nhiều để mình đặt ra mục tiêu như thế, môi giới này cho biết, nhu cầu của thị trường còn rất lớn, vấn đề làm mình phải chăm chỉ, chịu khó và làm việc có tâm.
“Thời điểm đầu, mình phải đi tìm khách, chỉ sau một thời gian quen địa bàn, quen các NĐT thì khách tự tìm đến mình. Hầu hết các khách hàng ở đây đều có lời khá tốt khi mua bán qua mình. Có lẽ do mình mát tay”, Đạt cười.
Không thể phủ nhận, thời gian qua, thị trường Nhơn Trạch, Đồng Nai được xem là các điểm nóng của thị trường vệ tinh Tp.HCM khi có những thông tin khá tốt về hạ tầng giao thông lộ diện. Kéo theo đó là cả NĐT lẫn môi giới đổ về đây tìm kiếm cơ hội.
Trong đó, có nhiều môi giới về đây lập nghiệp và thành công từ hai bàn tay trắng. Nhận thấy, điểm chung của các môi giới đến thị trường này lập nghiệp đều rất chăm chỉ, biết nắm bắt cơ hội, lăn xả vì công việc và có mối quan hệ gắn kết rất tốt với các NĐT.
Hạ Vy
Theo Nhịp sống kinh tế
Sức ép tăng vốn với doanh nghiệp chứng khoán nội
Theo ông Phạm Hồng Sơn- Phó Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), chưa bao giờ sức ép về vốn đối với các công ty chứng khoán trong nước lại lớn như hiện nay.
Thị phần môi giới cổ phiếu trên thị trường niêm yết quý III/2019.
Theo ông Phạm Hồng Sơn, trong năm 2019, khả năng tiếp cận vốn của các công ty chứng khoán có nhiều thuận lợi. Có 12 công ty chứng khoán đã tăng vốn điều lệ với tổng giá trị tăng 4.700 tỷ đồng từ việc chào bán cổ phiếu và huy động vốn mới. Hầu hết các tiêu chí đánh giá tình hình tài chính của các công ty chứng khoán đều có sự tăng trưởng. Cụ thể, tổng vốn chủ sở hữu của các công ty chứng khoán tại thời điểm 30/9/2019 là 77.900 tỷ đồng, tăng 10,9% so với cuối năm 2018. Vốn điều lệ của các công ty chứng khoán là 62.007 tỷ đồng, tăng 10,5% so với cuối năm 2018. Tổng tài sản của các công ty chứng khoán là 146.258 tỷ đồng, tăng 4,4% so với cuối năm 2018. Đặc biệt, có 81/83 công ty chứng khoán hoạt động có tỷ lệ an toàn tài chính trên 180%...
Theo chân các ngân hàng, các công ty chứng khoán cũng tăng vốn điều lệ thông qua phát hành trái phiếu. Mới đây, Công ty Chứng khoán VNDirect (VNDirect) cho biết sẽ phát hành trái phiếu trong hai đợt với tổng giá trị phát hành mỗi đợt là 100 tỷ đồng. Mục đích phát hành trái phiếu là để bổ sung nguồn vốn hoạt động kinh doanh. Đây là loại hình trái phiếu không chuyển đổi, không có tài sản đảm bảo và là nợ thứ cấp của tổ chức phát hành.
Trước đó, Công ty TNHH Chứng khoán Kỹ Thương Việt Nam (TCBS) đã phát hành được 200 tỷ đồng trái phiếu không chuyển đổi, không có tài sản đảm bảo. Trái phiếu có kỳ hạn 2 năm, lãi suất trái phiếu năm đầu tiên là 8,5%/năm. Rồi Công ty chứng khoán ACB (ACBS) cũng thông báo đã phát hành trái phiếu trị giá 208 tỷ đồng. Trái phiếu phát hành có kỳ hạn 1 năm không có tài sản đảm bảo. Lãi suất phát hành thực tế là 8,55%/năm và 8,75%/năm đối với loại trái phiếu cam kết nắm giữ 12 tháng...
Ước tính, quy mô cho vay margin tại thị trường chứng khoán Việt Nam hiện khoảng 2,5 tỷ USD. Đây không phải là con số lớn, song đa phần các công ty chứng khoán trong nước vẫn phải dùng tiền vay ngân hàng để cung cấp margin cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, nguồn vốn này bị giới hạn bởi các quy định về tỷ lệ cho vay đầu tư chứng khoán của ngành ngân hàng.
Trong khi đó, các công ty chứng khoán ngoại được hậu thuẫn lớn từ tập đoàn mẹ nên đã liên tục tăng vốn và quy mô cho vay margin. Tại Hàn Quốc, lãi suất hiện khá thấp, chỉ khoảng 2 - 3%, nên khi dòng vốn này dồn dập đổ vào Việt Nam, đã gây sức ép lớn đối với các công ty chứng khoán trong nước phải tìm nguồn vốn giá rẻ để cạnh tranh với các doanh nghiệp chứng khoán ngoại.
Năm 2019, các nhà đầu tư đã chứng kiến làn sóng đổ bộ của các công ty chứng khoán Hàn Quốc vào Việt Nam, trong đó đáng chú ý là Hanwha mua lại Công ty Chứng khoán HFT và đổi tên thành Pinetree; JB Financial Group chuẩn bị mua lại Công ty Chứng khoán Morgan Stanley Gateway (MSGS). Ngoài ra, Mirae Asset tăng vốn điều lệ lên gần 5.500 tỷ đồng, vượt qua SSI trở thành công ty chứng khoán có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam.
KIS Việt Nam và Mirae Asset Việt Nam là 2 doanh nghiệp có vốn Hàn Quốc lần đầu lọt top 10 doanh nghiệp có thị phần môi giới cổ phiếu lớn nhất ở Việt Nam
Trong khi đó, các công ty chứng khoán Hàn Quốc khác, như KBSV, KIS...cũng có dư nợ cho vay margin ngang ngửa với các Công ty chứng khoán lớn trong nước như VNDirect, MBS, VCSC...
Ngoài ra, Thông tư 128/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính ra đời cho phép gỡ bỏ mức phí sàn giao dịch 0,15% đã giúp các công ty chứng khoán ngoại giảm phí, thậm chí miễn phí giao dịch, qua đó tạo áp lực lớn đối với doanh nghiệp chứng khoán trong nước.
Hà Phương
Theo Enternews.vn
Xu hướng nào cho thị trường bất động sản 2020? Dường như thị trường bất động sản chưa quá bi quan dưới những đánh giá, nhận xét của những người trong cuộc. Năm 2019 thị trường BĐS chứng kiến sự khó khăn chung. Số lượng dự án mới công bố bán hàng và dự án giao dịch thành công giảm rất nhiều so với các năm trước. Trong khi đó, nhu cầu ở...