Một “mùa đông” dài và khắc nghiệt đang ập đến, Hiệp hội Blockchain Việt Nam ra mắt lúc này có đúng thời điểm?
Trái ngược với suy nghĩ của nhiều người, đối mặt với một “mùa đông tiền mã hóa” dài và khắc nghiệt đang ập đến, giờ mới là lúc Hiệp hội Blockchain Việt Nam cần thiết hơn bao giờ hết.
So với mức đỉnh của tháng 11 năm ngoái, giá Bitcoin đã sụt giảm đến 2/3 giá trị, bên cạnh đó, chỉ số Bloomberg Galaxy Crypto cũng sụt giảm đến 70% so với mức đỉnh. Nhưng với những người đặt nhiều niềm tin vào tiền số, đây có thể chỉ là giai đoạn điều chỉnh bình thường của thị trường trước khi nó tiến lên một tầm cao hơn.
Nhưng không chỉ sự sụt giảm giá trên quy mô toàn thị trường tiền số, nhiều dấu hiệu khác cho thấy một “mùa đông tiền mã hóa” mới đã ập đến và khó có thể mong đợi nó sẽ sớm qua đi trong tương lai gần.
Vào thời kỳ mùa đông tiền mã hóa trước đây – giai đoạn từ đầu năm 2018 đến giữa 2020 – khi giá hàng loạt đồng tiền số cắm đầu đi xuống và nằm im dưới đáy suốt một thời gian dài, các sáng tạo, đổi mới trong lĩnh vực này gần như dừng lại. Điều tương tự dường như đang lặp lại khi hàng loạt công ty tiền số, đặc biệt là các sàn giao dịch, đang dừng toàn bộ hoạt động tuyển dụng nhân sự mới và thậm chí còn tiến hành sa thải
Mới đây nhất là Coinbase khi sàn tiền số lớn nhất nước Mỹ thông báo dừng mọi hoạt động tuyển dụng của mình. Không chỉ dừng tuyển dụng nhân sự mới, ngay cả nhiều trường hợp đã nhận được thư mời làm việc của công ty cũng bị bãi bỏ. Trên website của mình, Coinbase cho biết, lý do là vì “các điều kiện thị trường hiện tại và nỗ lực ưu tiên hoạt động kinh doanh đang diễn ra”.
Nếu như Coinbase chỉ dừng tuyển mới, sàn giao dịch Gemini của anh em sinh đôi nhà Winklevoss còn thông báo cắt giảm 10% lực lượng lao động cũng với lo ngại tương tự về thị trường tiền số. Động thái cắt giảm nhân sự còn diễn ra phổ biến đối với hàng loạt sàn giao dịch tiền số khác trên thế giới khi thị trường lao dốc kéo theo việc những nhà đầu tư nhỏ lẻ cũng hạn chế giao dịch, kéo theo sụt giảm doanh thu cho các sàn giao dịch này.
Một vấn đề khác từng xuất hiện vào mùa đông tiền mã hóa trước đây giờ lại đang quay trở lại, đó là sự nở rộ của các dự án tiền số lừa đảo hoặc những cú rugpull – từ ám chỉ nhà phát triển dự án ôm tiền của nhà đầu tư bỏ trốn sau hàng loạt lời hứa hẹn. Nếu trong mùa đông tiền mã hóa trước đây, các vụ lừa đảo như vậy thường đến từ những dự án tiền số, giờ đây, điều tương tự đang diễn ra với các ứng dụng mới của blockchain như các dự án game blockchain hoặc NFT.
Nói cách khác, dù muốn thừa nhận hay không, một mùa đông tiền mã hóa khắc nghiệt đã đến và khó có thể biết nó kéo dài bao lâu.
Thông thường những lúc thị trường rơi vào tình trạng ảm đạm như hiện tại là thời điểm mọi người thu mình lại thay vì bắt tay vào nghiên cứu những điều mới. Thế nhưng ngày 17 tháng Năm vừa qua đánh dấu một sự kiện quan trọng của cộng đồng công nghệ blockchain Việt Nam cũng như thế giới khi Hiệp hội Blockchain Việt Nam chính thức ra mắt.
Video đang HOT
Điều này làm mọi người băn khoăn liệu đây có phải là thời điểm hợp lý cho việc ra mắt Hiệp hội Blockchain Việt Nam – một hiệp hội tập trung vào blockchain, công nghệ nền tảng cho các đồng tiền mã hóa hiện nay – khi mùa đông tiền mã hóa đã đến và có thể sẽ còn lâu dài và khắc nghiệt hơn nhiều so với trước đây.
Mặc dù vậy, theo khẳng định của ông Huy Nguyễn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Blockchain Việt Nam, khái niệm “mùa đông tiền mã hóa” có thể không còn đúng trong hiện tại nữa. Vào giai đoạn trầm lắng trước đây, blockchain hầu như không có mấy ứng dụng nổi bật ngoại trừ tiền mã hóa. Chính vì vậy, khi mùa đông tiền mã hóa ập đến, thị trường tiền mã hóa lao dốc cũng là lúc gần như mọi hoạt động liên quan đến blockchain đều dừng lại.
Việc tiền mã hóa là ứng dụng gần như duy nhất của blockchain vào thời điểm đó cũng khiến nhiều người đánh đồng blockchain với tiền mã hóa. Nhưng theo ông Huy Nguyễn, hiện tại blockchain đã có nhiều ứng dụng thực tế hơn như DeFi, NFT, Metaverse, DID, Truy xuất nguồn gốc hay thương mại điện tử, …
Nhưng cũng giống như các dự án blockchain thường thấy, một trong những cách tiếp cận phổ biến để lôi kéo sự tham gia và đóng góp vốn từ người dùng là phát hành các token tiền mã hóa và niêm yết chúng trên các sàn giao dịch. Vì vậy khi thị trường tiền mã hóa đi xuống, giá của gần như mọi token đều lao dốc. Điều đó không có nghĩa đó là một dự án lừa đảo. Vấn đề của khi thị trường đi xuống, token của hầu như mọi dự án, cả tốt lẫn xấu, đều sụt giảm mạnh.
Đây lại là lúc cần đến một tổ chức như Hiệp hội Blockchain Việt Nam – nơi quy tụ không chỉ các chuyên gia mà còn cả những nguồn lực đủ lớn để thúc đẩy sự phát triển của blockchain. Giờ đây không tiền mã hóa, các ứng dụng thực tế của blockchain đang cho thấy tiềm năng to lớn của nó và một dự án blockchain được đầu tư nghiêm túc với nguồn lực đầy đủ hoàn toàn có thể những đợt sụt giảm mạnh trong hiện tại.
Nhưng không chỉ là nơi hỗ trợ về nguồn lực giúp phát triển các dự án blockchain, Hiệp hội Blockchain Việt Nam có thể giải quyết một vấn đề khác đang làm mất niềm tin của mọi người vào công nghệ blockchain, đó là tình trạng các dự án lừa đảo hoặc scam.
Theo ông Huy Nguyễn, các dự án scam hay lừa đảo không phải đặc trưng của Việt Nam, mà là vấn đề chung của mọi công nghệ hay thị trường mới nổi. Nó mang lại cơ hội lớn nhưng cũng luôn kéo theo những kẻ cơ hội. Nhưng chính những thời điểm này lại càng cho thấy sự cần thiết của Hiệp hội – một cơ quan chính quy về blockchain có thể tạo ra các hành lang pháp lý, quản lý để bảo vệ lợi ích của cả bên làm dự án và người sử dụng dự án.
Hành lang pháp lý và nguồn lực chỉ là một phần mà những gì các dự án blockchain cần, một yếu tố quan trọng khác là nguồn nhân lực. Đây lại là thách thức không dễ vượt qua khi lĩnh vực này vẫn tương đối mới mẻ đối với thế giới cũng như Việt Nam, vì vậy không có nhiều nơi đào tạo và giảng dạy về blockchain, khó có thể đáp ứng đủ nguồn nhân lực. Thiếu nguồn nhân lực phù hợp sẽ khó có thể xây dựng nên các ứng dụng chất lượng cao trong lĩnh vực này.
Đây cũng là một bài toán hóc búa và rất dễ rơi vào vòng luẩn quẩn con gà – quả trứng đối với nguồn nhân lực và nhu cầu tuyển dụng cho một lĩnh vực công nghệ còn mới mẻ như blockchain. Nguồn nhân lực yếu sẽ doanh nghiệp trong nước không mặn mà với lĩnh vực này, dẫn đến nhu cầu tuyển dụng thấp, điều này lại càng làm cho nguồn nhân lực ít tham gia vào sân chơi này.
Nhưng sự xuất hiện của Hiệp hội Blockchain Việt Nam hoàn toàn có thể phá vỡ được vòng luẩn quẩn này.
Trả lời phỏng vấn, ông Huy Nguyễn cho biết ” Ngay trong ngày chính thức ra mắt, Hiệp hội đã ký kết đào tạo nhân lực trẻ cho blockchain với các trường đại học, tiêu biểu như FUNiX để làm bước khởi đầu cho việc giáo dục về blockchain được trở thành một môn học chính quy“.
Vốn là nơi quy tụ ” nhiều chuyên gia có thâm niên về mảng công nghệ, đặc biệt là blockchain,” ông Huy Nguyễn tin rằng Hiệp hội có thể giúp thế hệ tương lai chuẩn bị tốt nhất để đón đầu xu hướng công nghệ mới này.
Bên cạnh đó, ông Huy Nguyễn cũng cho rằng, hiện tại ở Việt Nam không hề thiếu các công ty lớn đang nghiêm túc nghiên cứu việc ứng dụng blockchain, ví dụ như ” FPT có Aka chain, Viettel ứng dụng blockchain trong việc truy xuất Vaccine passport ,Vnpay đang phát triển đội nghiên cứu và phát triển ứng dụng Blockchain của riêng mình … Ở quy mô nhỏ hơn thì các startup đang càng ngày càng phát triển hệ thống và mở rộng hệ sinh thái để tạo ra sự đa dạng trong việc sử dụng blockchain vào các lĩnh vực khác nhau như du lịch, nhà hàng-khách sạn, nguồn cung hàng hóa và quản lý dữ liệu.”
Điều đó cho thấy cơ hội việc làm trong lĩnh vực này ở Việt Nam không hề thiếu, vấn đề nằm ở việc thiếu hụt nhân lực và ” Hiệp hội Blockchain Việt Nam có thể là cầu nối để xóa đi sự thiếu hụt ấy, bằng cách đào tạo nguồn nhân lực mới lẫn là điểm thu hút các nhân tài đang được đào tạo ở nước ngoài trở về cống hiến cho nước nhà” – ông Huy Nguyễn cho biết.
Không chỉ hỗ trợ về đào tạo nguồn nhân lực, Hiệp hội Blockchain Việt Nam còn muốn hướng đến việc giúp blockchain phổ biến hơn nữa trong công chúng, thay vì chỉ hướng đến tập trung vào giới công nghệ như hiện nay.
Điều đó bao gồm việc tổ chức các cuộc thi tìm kiếm ý tưởng về blockchain hoặc hướng dẫn mọi người sử dụng các ứng dụng di động trong đời sống, công việc hoặc giải trí. Mục tiêu của Hiệp hội là trong vòng 5-10 năm tới, blockchain sẽ trở nên thông dụng với công chúng, với hàng loạt ứng dụng phù hợp với thực tế sử dụng của người dùng.
Với tất cả các nỗ lực trên, có thể cho rằng, dù đây không phải thời điểm đẹp nhất cho thị trường tiền mã hóa, nhưng lại là lúc cần thiết nhất cho việc ra đời một tổ chức như Hiệp hội Blockchain Việt Nam. Các ứng dụng hiện tại của blockchain cho thấy tiềm năng to lớn của nó trong tương lai, nhưng khi thị trường đang trong xu hướng trầm lắng như hiện tại, một tổ chức chính quy như Hiệp hội Blockchain Việt Nam sẽ là điều cần thiết để hỗ trợ cho sự phát triển của lĩnh vực này trong tương lai.
Blockchain đã ứng dụng thế nào tại Việt Nam?
Nhiều doanh nghiệp tiên phong đã bắt đầu ứng dụng blockchain, tháo bỏ cái mác 'tiền số' và 'gamefi' cho công nghệ này.
Mặc dù blockchain được nhắc đến nhiều trong thời gian vừa qua, song trên thực tế tại Việt Nam và cả toàn cầu, chỉ có gamefi và tiền số nổi lên như hai ứng dụng được biết đến nhiều nhất.
Bà Nguyễn Đặng Quỳnh Anh, Giám đốc vận hành của SPAC3SHIP, đánh giá gamefi có một sứ mệnh quan trọng trong việc phổ biến công nghệ blockchain tại Việt Nam, khiến cho công nghệ này được biết đến nhiều hơn.
Tuy vậy, trên thực tế, blockchain có thể được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác trong cuộc sống. Cụ thể, FPT phát triển nền tảng akaChain để định danh khách hàng và truy xuất nguồn gốc giao dịch; BIDV, MB, VPBank, Vietcombank đã ứng dụng công nghệ blockchain trong các giao dịch tài chính; Viettel ứng dụng vào hồ sơ bệnh án điện tử; Misa phát triển hóa đơn điện tử. Nhiều doanh nghiệp khác đã tích hợp blockchain như Masan Group, Bảo Việt, AIA.
Hãng nghiên cứu thị trường toàn cầu TechSci Research đánh giá, các ngành công nghiệp chính của Việt Nam như chăm sóc sức khỏe, năng lượng, giao thông vận tải và sản xuất, cũng cần tích hợp blockchain để phát triển. Dự kiến, giai đoạn 2023-2027, thị trường blockchain Việt Nam sẽ tăng trưởng lên đến hai con số.
Giải thích thêm về ứng dụng của blockchain trong thời gian tới, ông Huỳnh Kim Tước - Giám đốc trung tâm đổi mới sáng tạo Sài Gòn (SIHUB), cho rằng bản chất của blockchain là các chuỗi khối dữ liệu, do đó có thể ứng dụng nó trong nhiều ngành.
Ông Huỳnh Kim Tước - Giám đốc trung tâm đổi mới sáng tạo Sài Gòn (SIHUB). Ảnh: BTC
Ví dụ, trong ngành y tế, bệnh nhân trải qua rất nhiều giai đoạn với nhiều khối dữ liệu khác nhau từ nhỏ đến lớn. Người này khám ở nhiều hệ thống y tế khác nhau, song bác sĩ lại không có đầy đủ dữ liệu của bệnh nhân để đưa ra những chẩn đoán chính xác hơn. Nếu quá trình khám bệnh và điều trị của bệnh nhân được ghi lại rõ ràng qua các khối dữ liệu trong nhiều năm thì bác sĩ sẽ nắm được rất rõ tiền sử bệnh, dễ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Blockchain cũng có thể áp dụng trong giáo dục. Chẳng hạn người học đã trải qua rất nhiều giai đoạn khác nhau, được cấp nhiều loại chứng chỉ nhưng không phải tổ chức nào cũng công nhận chứng chỉ đó, cũng không có chuẩn mực để đánh giá các chứng chỉ. Blockchain có thể nhảy vào để truy xuất, lưu trữ và công nhận các chứng chỉ này.
Hoặc trong ngành xuất khẩu của Việt Nam hiện nay, việc truy xuất nguồn gốc thuỷ hải sản, nông sản còn gặp khó khăn. Đối với nhiều thị trường khó tính, nếu sử dụng blockchain để truy xuất nguồn gốc thì sẽ nâng cao uy tín của sản phẩm.
"Các khối dữ liệu hiện nay ở Việt Nam chưa được kết nối, không được tương tác sử dụng, thậm chí không được bảo mật", ông Tước nói với ICTnews.
Trên thực tế, những ví dụ nêu trên vẫn có thể thực hiện được mà không cần công nghệ blockchain. Tuy vậy, ông Cris D Trần, Tổng giám đốc điều hành Infinity Blockchain Ventures, khẳng định tính ưu việt của chuỗi khối blockchain là khả năng không bị sửa đổi. Do đó, công nghệ này được xem như một trọng tài đứng ra bảo đảm cho các dữ liệu. Khi đưa blockchain vào ứng dụng, dữ liệu sẽ minh bạch, rõ ràng, không bị sửa đổi, do đó được công nhận rộng rãi hơn.
Hiện nay, blockchain bắt đầu được ứng dụng ở các doanh nghiệp tiên phong, có nguồn lực, và tính chất công việc kinh doanh đòi hỏi bảo mật và minh bạch, ví dụ trong ngành ngân hàng, trong truy xuất nguồn gốc, hoá đơn điện tử,...
Cả ông Tước và ông Cris đều đồng quan điểm rằng, hiện nay là thời điểm tốt nhất cho Việt Nam nhảy vào blockchain, vì muộn hơn sẽ bị tước mất cơ hội. Ngành blockchain không đòi hỏi công nghiệp phụ trợ, chỉ cần lực lượng lập trình viên hùng hậu và giỏi nghề, đều là những yếu tố Việt Nam có lợi thế.
"Ví dụ bây giờ các nước yêu cầu hàng hoá nhập vào phải truy xuất được nguồn gốc, phải đủ tiêu chuẩn để vào hệ thống bán lẻ lớn, hoặc thậm chí thanh toán bằng tiền số, thì quốc gia nào đáp ứng được nhanh nhạy sẽ có lợi thế lớn hơn, không bị mất khách hàng", ông Tước nêu vấn đề.
Việt Nam có tiềm năng phát triển blockchain hơn cả Hàn Quốc Các chính sách cởi mở về công nghệ, sự xuất hiện của Hiệp hội Blockchain Việt Nam... là những yếu tố khiến các chuyên gia Hàn Quốc tin rằng thị trường blockchain Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ. Ông Phan Đức Trung - Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Blockchain Việt Nam và ông Huy Nguyễn - Phó Chủ tịch Hiệp...