Một lượng tiền lớn vừa được Ngân hàng Nhà nước bơm trở lại thị trường
Ngân hàng Nhà nước bơm ròng 34.100 tỷ đồng trên kênh tín phiếu tuần qua…
Sau cao điểm hút về cuối tháng 11, trong tuần qua, thị trường ghi nhận dòng tiền khá lớn được Ngân hàng Nhà nước bơm trở lại hệ thống, thông qua kênh tín phiếu.
Cụ thể, trong tuần từ 4-8/12, dù Ngân hàng Nhà nước vẫn tiếp tục gọi thầu tín phiếu để hút tiền cân đối, nhưng lượng đáo hạn lớn khiến lượng bơm ròng trở lại hệ thống ở mức cao.
Tổng lượng tín phiếu chào thầu tuần qua 29.000 tỷ đồng với kỳ hạn 7 ngày, được các tổ chức tín dụng hấp thụ 28.500 tỷ đồng với lãi suất 0,60%/năm. Nhưng trong tuần có tới 55.900 tỷ đồng tín phiếu đến hạn.
Theo đó, tính đến cuối tuần trước, Ngân hàng Nhà nước đã bơm ròng tới 34.100 tỷ đồng trên kênh tín phiếu.
Với lượng bơm ròng trên, khối lượng tín phiếu lưu hành để hút bớt tiền về đến cuối tuần qua đã giảm xuống còn 21.800 tỷ đồng.
Video đang HOT
Trước đó, cao điểm đến ngày 30/11/2017, tổng lượng tiền hút về qua số dư tín phiếu lưu hành từng lên tới 65.200 tỷ đồng – cao nhất kể từ đầu năm.
Từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước thường xuyên sử dụng công cụ tín phiếu, phát hành để hút bớt tiền về, như một trong những biện pháp trung hòa tác động của nguồn tiền đưa ra mua ngoại tệ.
Sau mức mua ròng khoảng 7 tỷ USD từ đầu năm đến trung tuần tháng 11, Ngân hàng Nhà nước vẫn rải rác tiếp tục mua vào thời gian gần đây.
Giá USD giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng tuần qua cũng ở sát mốc 22.710 VND – mốc giá Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước niêm yết mua vào từ đầu tháng 10/2017 đến nay.
Theo Thùy Duyên
Ngân hàng đã cần tiền hơn
Lượng tiền lớn dần trả lại và ngấm vào thị trường qua điều tiết nguồn hệ thống ngân hàng...
Từ đầu tuần đến nay, Ngân hàng Nhà nước liên tục trả lại nguồn vốn cho các ngân hàng thương mại qua kênh tín phiếu, cũng như bắt đầu bơm thêm qua nghiệp vụ cầm cố trên thị trường mở.
Điển hình cho diễn biến trên, trong phiên ngày 14/11, lần đầu tiên kể từ giữa năm trở lại đây, Ngân hàng Nhà nước phát hành tín phiếu để hút bớt tiền về nhưng không có khối lượng trúng thầu.
Từ giữa năm 2017 đến nay, nhà điều hành liên tục sử dụng công cụ tín phiếu, phát hành ra để hút bớt lượng tiền dư thừa trong hệ thống các tổ chức tín dụng về. Cao điểm của hoạt động này vừa ghi nhận trong nửa cuối tháng 10 vừa qua, với tổng lượng hút về từng lên tới 55.000 tỷ đồng, sau khi Ngân hàng Nhà nước đưa tiền đồng ra mua lại lượng lớn ngoại tệ.
Khoảng một tuần trở lại đây, đặc biệt từ đầu tuần này, hiện tượng dư thừa trên đã thay đổi. Ngân hàng Nhà nước cũng đã giảm bớt lượng phát hành tín phiếu, từ quy mô 7.000 - 8.000 tỷ đồng mỗi phiên xuống còn chỉ 1.000 tỷ đồng/phiên gần đây.
Với diễn biến trên, tính đến ngày 14/11, tổng lượng tín phiếu lưu hành của Ngân hàng Nhà nước (ứng với lượng tiền phải hút bớt về) đã giảm mạnh từ khoảng 55.000 tỷ đồng cao điểm giữa tháng 10 vừa qua xuống chỉ còn 18.205 tỷ đồng.
Theo đó, một lượng tiền lớn đã trả trở lại cho hệ thống các tổ chức tín dụng, sau khi điều hòa, để ngấm dần vào thị trường. Thậm chí những phiên gần đây đã ghi nhận có hoạt động bơm thêm vốn qua kênh cầm cố trên thị trường mở (OMO), dù mức độ ở mức vài trăm tỷ mỗi phiên.
Diễn biến trên phản ánh trạng thái dư thừa vốn của hệ thống không còn lớn, vốn đã ngấm dần vào thị trường, khớp với xu hướng tín dụng bắt đầu tăng mạnh hơn trong những tháng cuối năm, và hoạt động ngân hàng sắp bước vào mùa cao điểm thanh toán, chi trả cuối năm.
Cùng phản ánh diễn biến trên, lãi suất VND trên thị trường liên ngân hàng đã có hướng tăng mạnh trong khoảng một tuần trở lại đây.
Đến ngày 14/11, lãi suất chào bình quân liên ngân hàng VND tiếp tục tăng khá mạnh 0,06 - 0,16 điểm phần trăm ở tất cả các kỳ hạn so với phiên đầu tuần. Trong đó, sau một thời gian dài nằm dưới mốc 1%/năm, lãi suất VND kỳ hạn qua đêm đã vượt lên và mức ghi nhận phiên 14/11 ở 1,24%/năm.
Theo đó, điểm hoán đổi lãi suất giữa VND với USD đã hạn chế tình trạng âm trong thời gian qua (lãi suất qua đêm USD trên liên ngân hàng phiên 14/11 ở 1,35%). Điều này cũng giảm thiểu áp lực cân đối đối với tỷ giá.
Theo Thùy Duyên
Rủi ro tín dụng tập trung Thời gian gần đây, có nhiều thông tin về việc một số doanh nghiệp đã và đang rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán với các ngân hàng. Điều đáng chú ý là số nợ của các doanh nghiệp này rất lớn so với vốn tự có của ngân hàng. Dư luận đang đặt câu hỏi tại sao ngân hàng lại...