Một loài rùa cổ đại mới được phát hiện
Một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đã mô tả một loài rùa lá mata mata mới dựa trên các phân tích di truyền.
Cho đến nay, người ta vẫn cho rằng chi Chelus chỉ có một loài duy nhất. Mô tả mới này cũng yêu cầu phải đánh giá lại tình trạng bảo tồn của những loài rùa này do chúng thường bị buôn bán bất hợp pháp. Nghiên cứu mới này đã được công bố trên tạp chí sinh học Phát sinh loài và Tiến hóa Phân tử.
Có một lý do chính đáng cho sự xuất hiện kỳ lạ của loài rùa mata mata: trú ẩn trong lớp bùn ở dưới nước, loài sinh vật dài tới 53cm này trông như những tảng đá phủ đầy các loại tảo. Nhưng khi có một con mồi đến gần, con rùa hút mồi bằng cách đột nhiên mở to cái miệng lớn của nó và nuốt trọn cả con mồi.
Mặc dù loài rùa này vẫn được biết đến rộng rãi do vẻ ngoài kỳ quái và hành vi kiếm ăn bất thường của chúng, điều đáng ngạc nhiên lại là những hiểu biết ít ỏi về sự biến đổi và di truyền của chúng – Giáo sư Tiến sĩ Uwe Fritz tới từ Bảo tàng Sưu tập Lịch sử Tự nhiên Senckenberg ở Dresden cho hay. Cho đến nay, chúng ta vẫn cho rằng chi bò sát cứng như bọc thép này chỉ có một loài duy nhất và phân bố rộng khắp Nam Mỹ.
Nhưng loài vật được cho là phổ biến rộng rãi và không nằm trong nhóm có nguy cơ tuyệt chủng này lại có thể chứa đầy những điều ngạc nhiên – dựa trên các phân tích di truyền, chúng được chia thành hai loài trở lên. Nhà khoa học di truyền Uwe Fritz cho biết, một số nghiên cứu đã cho thấy có những cá thể rùa mata mata ở sông Orinoco trông khác biệt với những con ở lưu vực sông Amazon. Dựa trên những quan sát này, nhóm nghiên cứu đã quyết định xem xét kỹ hơn về cấu trúc di truyền của chúng.
Loài rùa mới được mô tả Chelus orinocensis được tìm thấy ở lưu vực các sông Orinoco và Rio Negro
Sử dụng 75 mẫu AND, các nhà nghiên cứu đã có thể chỉ ra rằng, trái với các dự đoán trước đây, thực ra có hai loài rùa mata mata khác biệt rõ về mặt di truyền và hình thái. Loài mới được mô tả là Chelus orinocensis sinh sống ở các lưu vực sông Orinoco và Rio Negro, trong khi loài đã được biết đến từ trước là Chelus fimbriata chỉ sống giới hạn ở lưu vực sông Amazon.
Theo nghiên cứu này, hai loài kể trên đã phân tách ra trong thời kỳ cuối thế Trung Tân (Miocen), khoảng 13 triệu năm trước. Trong thời kỳ này, lưu vực sông Amazon – Orinoco trước đây bắt đầu tách ra thành hai lưu vực sông như ngày nay. Nhiều loài động vật sống dưới nước đã bị chia cách về mặt không gian và bắt đầu phân nhánh về mặt di truyền.
Mô tả về loài rùa mới này cũng yêu cầu phải đánh giá lại về tình trạng bảo tồn rùa mata mata. Cho đến nay, loại này được xem là không nằm trong nhóm bị đe dọa dựa trên sự phân bố rộng rãi của chúng. Nhưng kết quả của nhóm nghiên cứu cho thấy, do đã bị tách thành hai loài nên kích thước quần thể của mỗi loài sẽ nhỏ hơn so với trước đây.
Ngoài ra, mỗi năm có hàng nghìn sinh vật cổ quái này bị kết thúc trong các hoạt động buôn bán động vật trái phép và bị chính quyền giữ lại. Chúng ta cần bảo vệ loài động vật thú vị này trước khi quá muộn – phát biểu của trưởng nhóm nghiên cứu, Giáo sư Mario Vargas – Ramirez, hiện công tác tại trường Đại học Quốc gia Colombia ở Bogota.
Ngọc Anh
Những con thú kỳ quái trong bảo tàng độc lạ mới xuất hiện ở Sài Gòn
Trâu ba sừng, bào thai khỉ ngâm formol, bộ da cá sấu to nhất Việt Nam... là những hiện vật lý thú được trưng bày tại bảo tàng mới mở cửa không lâu này.
Bắt đầu hoạt động từ cuối năm 2018, Bảo tàng Động thực vật là một điểm đến mới đầy thú vị ở Thảo Cầm Viên Sài Gòn - một trong những vườn thú lâu đời nhất trên thế giới.
Bảo tàng này là nơi sở hữu bộ sưu tập rất phong phú và đa dạng những mẫu động vật - thực vật từng được chăm sóc, nuôi dưỡng tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn. Trong ảnh là bộ xương voi tại phòng chính của Bảo tàng.
Theo thống kê, bộ sưu tập hiện có hơn 1.000 mẫu vật, trong đó khu trưng bày mẫu tiêu bản thực vật có 400 mẫu ép khô thuộc 100 loài dây leo và cây thân gỗ đang được chăm sóc tại Thảo Cầm Viên.
Trong bộ sưu tập này còn có 132 mẫu quả cây rừng thuộc 54 họ, nhiều mẫu vật có giá trị cao cho khoa học, kinh tế cũng như các loài quý hiếm có tên trong sách đỏ như trắc, cẩm lai, giáng hương, gõ...
Khu trưng bày mẫu tiêu bản động vật hiện đang lưu giữ trên 500 mẫu vật nhồi bông, mẫu xương, mẫu ngâm thuộc các lớp thú, chim, bò sát, lưỡng cư, cá và côn trùng. Ảnh: Khu trưng bày tiêu bản động vật móng guốc châu Phi.
Tiêu bản động vật có các dạng là tiêu bản nhồi bông, tiêu bản xương, tiêu bản ngâm formol và tiêu bản phơi khô (côn trùng). Ảnh: Tiêu bản các loài bướm.
Bộ sưu tập động vật của Bảo tàng có một số loài nguy cấp như voi, hổ, gấu... và cả một số loài đã tuyệt chủng ngoài tự nhiên như cá sấu nước mặn, hươu sao... Ảnh: Một góc phòng trưng bày tiêu bản xương.
Đặc biệt, bộ sưu tập có một mẫu vật loài cá sấu nước mặn mà khi còn sống được xem là con cá sấu lớn nhất Việt Nam với chiều dài gần 5 mét, nặng hơn 500 kg.
Các hệ sinh thái rừng tiêu biểu của Việt Nam như rừng nguyên sinh, rừng thứ sinh, rừng ngập mặn, rừng trên núi đá vôi, rừng khộp... tượng tái hiện sinh động với tiêu bản các loài vật tương ứng với từng hệ sinh thái.
Các mẫu tiêu bản trông giống như "đang sống" nhờ tư thế tạo dáng phù hợp với tập tính của loài.
Một gian của Bảo tàng dùng để trưng bày các mẫu động vật đột biến, ví dụ như con trâu ba sừng này.
Tiêu bản chim đại bàng đầu trọc, loài chim có kích thước lớn nhất trong thế giới các loài chim ăn thịt.
Tiêu bản các loài động vật thủy sinh.
Tiêu bản một số loại củ, quả.
Tiêu bản chân voi ở hai dạng nhồi bông và xương.
Mẫu bào thai khỉ sóc ngâm formol. Đây là một loài động vật nhập ngoại được nuôi tại Thảo Cầm Viên.
Một gian trưng bày mẫu sừng các loài động vật móng guốc, bọ cánh cứng, vỏ ốc, san hô các loại.
Tiêu bản xương hà mã.
Tiêu bản hổ trắng nhồi bông.
Xem clip: Vẻ đẹp kiến trúc TP HCM.
Lợn có tai thỏ, biết bơi giống vịt và đứng bằng 2 chân như chuột túi Hẳn nhiều người sẽ giật mình khi nhìn thấy hình dáng của chú lợn này, một dạng đột biến ư? Không đâu, đó là sự kì diệu của tự nhiên. Clip cận cảnh lợn tai thỏ, mõm dài, chân có màng và đứng như kangaroo! Nhắc đến những chú ủn là nhớ ngay ra sự mũm mĩm, béo tốt với chiếc tai "lá...