Một loại bếp đang dần bị người Trung Quốc bỏ bê, nhìn lại nhà bạn cũng có
Bếp từ hay còn được gọi là bếp điện từ, vốn là thiết bị nấu nướng quen thuộc từng được nhiều gia đình Trung Quốc ưu ái lựa chọn.
Mặc dù là món đồ quen thuộc, nhưng người Trung Quốc đang có xu hướng “bỏ bê” bếp từ vì một vài lý do xảy ra trong quá trình sử dụng thiết bị. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng trước khi bị “nói” thì bếp từ cũng được nhiều gia đình tin tưởng lựa chọn. Vậy nên không ít thì nhiều, món đồ này cũng có vài điểm hữu ích.
Hãy cùng tìm hiểu cả ưu – nhược điểm của bếp từ để hiểu được nguyên nhân sâu xa của việc món đồ này ngày càng không làm hài lòng đối tượng người dùng Trung Quốc.
Ưu điểm của bếp từ
1. Dễ sử dụng
Người Trung Quốc đều đồng loạt công nhận tính dễ dùng của bếp từ. Về cơ bản, chỉ cần cắm điện và đặt nồi lên bếp là có thể sử dụng một cách nhanh chóng, giúp tiết kiệm kha khá thời gian nấu nướng. Trên bếp từ cũng được trang bị các nút điều chỉnh nhiệt độ và chế độ nấu cơ bản, chỉ cần tìm hiểu sơ qua là có thể sử dụng dễ dàng.
2. Giá thành hợp lý
Bếp từ sở hữu đa dạng mẫu mã và kiểu dáng đến từ nhiều thương hiệu khác nhau. Có thể nói dù ở phân khúc bình dân hay cao cấp thì giá nào cũng có đủ. Vậy nên chúng phù hợp với tài chính của nhiều gia đình, khi chỉ cần bỏ ra một mức giá hợp lý là có thể sắm được chiếc bếp từ tiện ích, giúp công cuộc nấu ăn thêm nhàn.
3. Linh hoạt trong cách sử dụng
Vì cơ chế hoạt động của bếp từ là cắm điện để sử dụng, cho nên bạn hoàn toàn có thể đặt bếp từ trong nhà bếp hoặc phòng khách, thậm chí là ban công. Miễn là ở những nơi ấy phải có ổ cắm điện. Vào những dịp picnic dã ngoại hoặc 1 buổi tụ tập ăn lẩu nướng tại nhà thì tính năng này của bếp từ sẽ được phát huy mạnh mẽ, đem lại nhiều điểm tiện lợi cho người dùng.
Nhược điểm khiến bếp từ bị người Trung Quốc “chê”
1. Gián đoạn nấu ăn khi mất điện
Video đang HOT
Như đã nói ở trên, bếp từ chỉ có thể sử dụng khi được cắm điện và không thể thay thế bằng bất cứ nhiên liệu nào khác. Vậy nên nếu đang nấu nướng và bị mất điện, bạn phải chấp nhận quá trình chế biến sẽ gặp gián đoạn. Trừ khi gia đình có máy phát điện thì mới có khả năng khắc phục điều này. Tuy nhiên, nếu lượng điện từ máy phát điện không cao thì cũng không đủ để cung cấp cho bếp từ.
2. Gia nhiệt không đều
Nồi dùng cho bếp từ được khuyến khích là các loại nồi có đường kính đáy từ 12 – 26cm và độ dày từ dưới 3mm. Quan trọng nhất là đáy nồi phải phẳng thì bếp từ mới truyền nhiệt đều và hiệu quả. Nếu đáy nồi quá mỏng hoặc quá dày có thể khiến nồi bị biến dạng theo thời gian sử dụng, khiến nhiệt lượng yếu đi, giảm hiệu suất gia nhiệt. Từ đó thức ăn khó chín đều dù được nấu trong cùng 1 nồi, cùng 1 thời điểm.
3. Kén nồi
Có thể nói đây là một trong những lý do phổ biến khiến nhiều người Trung Quốc “ quay lưng” với bếp từ, đó là vì chúng rất kén nồi. Bếp từ chỉ có thể sử dụng tốt với các loại nồi có đáy kim loại và có từ tính như sắt, gang, thép… Đồng nghĩa rằng nồi đất, gốm sứ rất khó có thể sử dụng trên bếp từ. Còn nồi thủy tinh và nồi inox tùy từng loại vẫn có thể dùng được, nhưng lại cần lót thêm miếng hợp kim sắt ở đáy nồi để bếp có khả năng tiếp nhận. Đây được xem là một điểm rất “cồng kềnh” của bếp từ, khiến nhiều người ngao ngán.
Nhìn chung, bếp từ có sự tiện lợi nhưng cũng khá “đỏng và đảnh khó chiều”. Nếu mua nhầm nồi, hoặc là bạn phải thêm công đoạn lót miếng hợp kim hoặc là phải sắm mới 1 bộ nồi khác. Cách nào cũng tốn tiền và tốn thời gian.
4. Tiêu tốn nhiều điện năng
Về vấn đề bếp từ có tốn nhiều điện hay không, đến thời điểm hiện tại vẫn có nhiều ý kiến tranh cãi. Tuy nhiên, đa số người Trung đều cho rằng món đồ này rất tốn điện. Nếu chỉ xét riêng việc tiêu thụ điện năng thì bếp từ được cho là tiêu hao nhiều hơn so với bếp gas. Kết hợp thêm 3 lý do phía trên, món đồ vốn được lòng người dùng Trung Quốc, những năm gần đây lại đang dần bị bỏ bê.
Người phụ nữ trung niên dồn tiền mua nhà có sân thượng, ngày đêm thiết kế thành khu vườn với hoa nở 365 ngày
Đã 5 năm kể từ khi tôi xây dựng khu vườn trên sân thượng.
* Bài viết theo chia sẻ của cô Shou, 50 tuổi đến từ Tô Châu, Trung Quốc.
Tôi từng có một giấc mơ về khu vườn, và bây giờ nó đang ở ngay trước mắt vào những ngày tôi không thể đi du lịch. Khu vườn mang lại sự thoải mái và giúp tôi không bị bệnh tật.
Khu vườn mang cả niềm mơ ước
Để trang trí sân thượng ở nhà, ban đầu tôi mua một ít hoa, cây và bắt đầu xây dựng khu vườn của riêng mình, dần dần sân thượng biến thành một khu vườn thoải mái hơn trong nhà.
Dựa trên kinh nghiệm xây dựng vườn của tôi trong những năm gần đây, tôi có vài lời khuyên cho các bạn mới bước vào công cuộc thiết kế vườn.
Bước 1: Tạo khuôn khổ cơ bản của khu vườn
Ví dụ, việc phân chia chức năng của khu vườn phải rõ ràng.
Bắt đầu từ việc phân chia mặt bằng của khu vườn, trước tiên chúng ta phải làm rõ đâu là khu vực trồng hoa, đâu là khu vực còn lại. Nếu còn chỗ trống, bạn cũng có thể bố trí thêm một số khu chức năng phụ như khu nướng BBQ, khu uống trà chiều,...
Bước 2: Trên cơ sở làm rõ các phân khu chức năng của khu vườn, lựa chọn các loại cây phù hợp theo các phân khu
Nếu bạn muốn có một môi trường thư thái, thoải mái nhưng không muốn quá mất công chăm sóc, bạn có thể thiết kế khu vườn một cách đơn giản, theo thói quen của các loại cây khác nhau, sau đó trồng cây hợp lý theo ánh sáng của khu vườn.
Bước 3: Nếu bạn có một luống hoa, bạn có thể cân nhắc việc tạo một đường viền hoa nhỏ!
Trồng một hoặc hai cây chủ chốt cao hơn một chút gần hàng rào, thường là cây bụi, như bông tuyết, lan viền vàng, v.v.
Phía trước bụi cây có 3 hoặc 4 loại hoa hình quạt có chiều cao trung bình, tốt nhất là các loại hoa có thân cao như hoa tulip.
Hoa tulip có sức sống mạnh mẽ và dễ trồng. Chúng thích nghi với độ pH của đất. Thời gian ra hoa của chúng dài hơn các loại hoa thông thường và hoa của chúng có nhiều màu sắc khác nhau.
Phía trước bố trí một số loại hoa, cây có vị trí tương đối thấp như hoa tím, hoa mẫu đơn, v.v.
Nếu bạn muốn tận dụng tối đa bức tường của mình, hãy trồng các loại dây leo như hoa nhài, cây hoa ông lão gần tường để tạo thành một bức tường hoa.
Ngoài ra bạn nên mua cây giống nhỏ vào mùa thu như cây dạ yến thảo, anh đào belle, hoa cúc mắt xanh, phong lữ, v.v. Sau một mùa đông tưới nước và chăm sóc, chúng có thể phát nổ vào mùa xuân, nên mua loại vừa và nhỏ. Cây con lớn trực tiếp để đảm bảo chúng nở hoa tập trung vào tháng 2, tháng 3, tháng 4 và tháng 5.
Nên mua các loại hoa cỏ chịu lạnh và chịu nhiệt như hoa păng-xê, hoa alyssum, hoa anh thảo, hoa cà vào khoảng tháng 10, thời gian ra hoa có thể kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4.
Tốt nhất nên bắt đầu với các loại hoa cúc khác nhau vào mùa thu. Về cơ bản, hoa cúc là cây lâu năm và tốt hơn cho mùa hè. Nhược điểm duy nhất là có thể có nhiều rệp.
Các loại thảo mộc và cây thân gỗ lâu năm có thể được trồng vào mùa hè. Đối với các loại cỏ và hoa hàng năm, trước tiên hãy tìm hiểu thói quen của chúng. Nói chung, bạn mua những loại cây chịu nhiệt nhưng không chịu lạnh vào mùa xuân và những cây chịu lạnh nhưng không chịu nhiệt vào mùa thu.
Thư viện nằm giữa rừng cây ở Đài Loan Nằm dưới tán cây xanh mướt, Thư viện huyện Bình Đông (Đài Loan, Trung Quốc) phá vỡ khái niệm về không gian đọc truyền thống, để tâm trí mọi người lạc trôi giữa miền tưởng tượng. Kiến trúc sư người Mỹ Louis Isadore Kahn - một trong những kiến trúc sư có tầm ảnh hưởng nhất trong thế kỷ 20 - từng nói:...