Mốt làm tăng kích cỡ “của quý” đáng báo động ở Papua New Guinea
Các bác sĩ ở Papua New Guinea vừa cảnh báo về “một vấn đề toàn quốc”: nhiều đàn ông tiêm chất lạ, bao gồm dầu dừa và silicone, vào dương vật trong nỗ lực làm tăng kích cỡ.
Ảnh chụp tại thủ đô Port Moresby của Papua New Guinea
Một bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Port Moresby cho biết trong hai năm qua, bệnh viện của ông đã điều trị ít nhất 500 người đàn ông bị biến dạng dương vật và rối loạn chức năng do tiêm chất lạ.
“Tôi đã thấy năm trường hợp mỗi tuần trong hai năm qua và đây chỉ là những trường hợp được điều trị. Chúng tôi không biết có bao nhiêu người thực sự ngoài kia”, Akule Danlop, bác sĩ phẫu thuật tại bệnh viện, nói. “Hôm nay tôi đã gặp 7 người”.
Các chất lạ được sử dụng bao gồm dầu dừa, dầu em bé, silicone và dầu ăn. Tác dụng phụ là rất nghiêm trọng, đôi khi không thể đảo ngược.
Video đang HOT
“Phần lớn trong số họ có khối u bất thường và sần sùi mọc trên dương vật và đôi khi trên bìu. Một số người bị ung nhọt, cuối cùng sẽ vỡ ra”, Danlop nói.
Danlop đã phẫu thuật cho khoảng 90 đàn ông bị sưng và u bất thường. Trong một vài trường hợp, bệnh nhân gặp vấn đề về cương cứng sau phẫu thuật.
Hầu hết các bệnh nhân đều hối tiếc về những gì họ đã làm, Danlop nói.
Bác sĩ cho biết những người đàn ông đến điều trị thường ở độ tuổi 18 – 40.
“Xu hướng này xảy ra khắp Papua New Guinea, không chỉ ở thủ đô Moresby”, Danop cho biết.
Danlop và các bác sĩ khác đang thu thập dữ liệu từ bệnh nhân để tìm hiểu lý do tại sao họ tiêm chất lạ và liệu việc tiếp xúc với nội dung khiêu dâm có ảnh hưởng đến quyết định của họ hay không.
“Lý do chính là để tăng chiều dài và kích cỡ “của quý” nhằm cải thiện trải nghiệm tình dục với đối tác”, bác sĩ Danlop nói.
Theo Danviet
Việt Nam nói gì về việc lần đầu tiên APEC không ra được Tuyên bố chung?
Lần đầu tiên trong lịch sử 26 năm, APEC không ra được Tuyên bố chung trong Hội nghị cấp cao tại Papua New Guinea do bất đồng giữa Mỹ và Trung Quốc. Việt Nam cho rằng đó là điều đáng tiếc, tuy nhiên Hội nghị lần này cũng đã đạt được rất nhiều kết quả quan trọng.
Các nhà lãnh đạo thế giới chụp ảnh chung tại Hội nghị Cấp cao APEC ở Papua New Guinea ngày 17/11 (Ảnh: Reuters)
Chiều 22/11, tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, Phó Phát ngôn viên Nguyễn Phương Trà đã đưa ra bình luận về việc Hội nghị cấp cao Diễn đàn Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) vừa quà không ra được Tuyên bố chung.
Theo bà Nguyễn Phương Trà, việc Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 26 không ra được tuyên bố chung là điều đáng tiếc.
Tuy nhiên, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết, Hội nghị lần này cũng đã đạt được rất nhiều kết quả quan trọng, triển khai cam kết của các lãnh đạo cấp cao tại tuần lễ cấp cao APEC năm 2017, trong đó có các vấn đề như là kết nối kinh tế toàn diện, thúc đẩy kinh tế số hay vấn đề tăng trưởng bền vững và bao trùm.
"Việt Nam và các nước thành viên tin tưởng và khẳng định APEC vẫn là một diễn đàn quan trọng, có quy mô lớn nhất ở châu Á - Thái Bình Dương. Việt Nam sẽ tiếp tục cùng các nước thành viên đóng góp vào tiến trình hợp tác kinh tế của APEC để cơ chế này có thể đóng góp cho hòa bình, hợp tác và phát triển tại khu vực, đưa châu Á - Thái Bình Dương trở thành động lực tăng trưởng toàn cầu." - bà Nguyễn Phương Trà cho hay.
Theo WSJ, ngày 19/11, các nhà lãnh đạo đại diện cho 21 nền kinh tế thành viên APEC đã kết thúc hai ngày làm việc tại thủ đô Port Moresby của Papua New Guinea mà không đạt được Tuyên bố chung bằng văn bản như truyền thống trước đây.
Bầu không khí tại hội nghị APEC năm nay được cho là luôn căng thẳng và được "phủ bóng" bởi những phát biểu tranh cãi qua lại giữa Mỹ và Trung Quốc.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
"Đấu khẩu" căng thẳng tại Hội nghị APEC 2018 và lời kêu gọi hợp tác Lãnh đạo nhiều nền kinh tế thành viên APEC đã kêu gọi sự hợp tác chặt chẽ trong khu vực để đối phó với các thách thức. APEC 2018 ở Papua New Guinea. Ảnh: YouTube. Lãnh đạo 21 nền kinh tế thành viên APEC hôm nay (18/11) bước vào ngày họp thứ 2 cũng là ngày họp cuối cùng tại thủ đô Port...