Mốt làm đẹp tại Trung Quốc trong mùa dịch
Dù gua sha mang lại nhiều lợi ích cho làn da, mọi người có thể không đạt được hiệu quả nếu làm sai cách.
Nhiều người hiện đăng video làm đẹp bằng công cụ đá nhẵn bóng. Họ cho rằng phương pháp này có thể giúp giảm bọng mắt và trẻ hóa làn da. Nó có tên gọi là gua sha.
Theo SCMP , hashtag #guasha đã được sử dụng 379 triệu lần và có lượng tìm kiếm tăng đột biến trong tháng trước.
Vì sao gua sha được ưa chuộng?
Sandra Lanshin Chiu – bác sĩ châm cứu được cấp phép – tin rằng đại dịch góp phần làm gia tăng mối quan tâm đến gua sha. Đây được xem như kỹ thuật chăm sóc da và sức khỏe có nguồn gốc từ y học cổ truyền Trung Quốc.
Phương pháp làm đẹp gua sha được ưa chuộng trở lại trong mùa dịch. Ảnh: Shutterstock.
Phương pháp làm đẹp gua sha được ưa chuộng trở lại trong mùa dịch. Ảnh: Shutterstock.
Video đang HOT
“Trong thời gian giãn cách, những cuộc gọi video và họp hành online tạo ra nhu cầu chăm sóc khuôn mặt cũng như sức khỏe làn da. Phương pháp này đang được ưa chuộng vì một số người thử và ấn tượng với kết quả nó mang lại”, cô nói.
Nhiều người hiện khoe ảnh lên trang cá nhân và cho biết xương gò má, đường viền hàm, cổ của họ được cải thiện nhanh chóng.
Trong khi đó, số khác lại chật vật với phương pháp này. Họ cho rằng mình có thể đã sử dụng sai cách, dẫn đến không có hiệu quả.
Gua sha là gì?
“Dù gua sha trở nên phổ biến ở các nước phương Tây thời gian gần đây, nó đã được áp dụng hàng nghìn năm tại Trung Quốc. Gua sha ban đầu được thực hành trên cơ thể, lần đầu tiên được sử dụng để điều trị một số loại bệnh, từ đau đớn cho đến những cơn sốt”, Angela Chau Grey – đồng sáng lập dòng chăm sóc da Yina – cho biết.
Cách làm đẹp bằng đá dựa trên phương pháp y học cổ truyền của Trung Quốc. Ảnh: Twist Me Pretty.
Cách làm đẹp bằng đá dựa trên phương pháp y học cổ truyền của Trung Quốc. Ảnh: Twist Me Pretty.
Cách làm đẹp bằng đá dựa trên phương pháp y học cổ truyền của Trung Quốc. Ảnh: Twist Me Pretty.
“Gua” có nghĩa là cạo, “sha” chỉ những vết đỏ nổi lên.
Sau đó, quá trình chăm sóc da mặt mới phát triển. Tuy nhiên, nó được thực hiện một cách nhẹ nhàng hơn trên thân thể và không gây mẩn đỏ. Mọi người có thể tự thực hiện cho mình.
Tác dụng của gua sha
Nếu thực hiện đúng cách, các chuyên gia cho biết phương pháp này có thể giúp kích thích và cải thiện lưu thông máu, chất lỏng, năng lượng từ bên trong da.
“Tuần hoàn được cải thiện tạo ra những thay đổi như giảm bọng mắt, làn da mịn màng hơn, các đường nét mềm mại, giảm chảy xệ. Một trong những công dụng yêu thích của tôi đối với gua sha là giải phóng sự căng thẳng tích tụ và các cơn đau ở mặt, cổ, vai”, bác sĩ Chiu giải thích thêm.
Gua sha cần được thực hiện đúng cách mới mang lại hiểu quả cho da. Ảnh: Coveteur.
Gua sha cần được thực hiện đúng cách mới mang lại hiểu quả cho da. Ảnh: Coveteur.
Nó còn có tác dụng giảm đau đầu, dị ứng theo mùa và tắc nghẽn xoang.
Khi thường xuyên thực hiện gua sha, bạn liên tục mang lại sự tuần hoàn cho da, cảm nhận được sự tươi sáng, thấy tràn đầy sức sống hơn. Từ đó, làn da sẽ có những thay đổi tích cực.
Sự thực về miếng dán thải độc
Tôi 50 tuổi, thường xuyên mệt mỏi, da sạm nám. Có người bắt mạch cho tôi nói là trong người nhiều độc tố, phải thải độc. Thấy trên mạng rao bán miếng dán thải độc từ thảo dược dán ở gan bàn chân, xin hỏi tôi có thể mua dùng không và thực hư về miếng thải độc này là gì?
Với người Việt Nam, việc sử dụng các giải pháp bảo vệ sức khỏe có nguồn gốc từ thảo dược "bôi, xoa, uống, dán" luôn được ưu tiên vì mặc nhiên được xem như "ít có hại", nhất là khi trên mạng xã hội rất dễ dàng tìm thấy sản phẩm "miếng hút giải độc" được rao bán tràn lan với công năng kỳ diệu. Loại miếng dán này được người bán hướng dẫn dán vào lòng bàn chân rồi yên tâm đi ngủ, sáng dậy lột ra thấy chất màu đen và dịch nhớt bám trên miếng dán chính là "độc tố" được hút ra...
Nhưng với y học hiện đại hay y học cổ truyền, thì bất cứ chỗ nào trên cơ thể cũng không thể dùng miếng dán hoặc xoa bóp mà có thể hút chất độc ra khỏi cơ thể được. Vậy tại sao lại có màu đen và dịch nhầy (khiến người dùng tin đó là độc tố) sau khi dán miếng dán qua đêm? Thực chất đó là phản ứng hóa học của miếng dán khi gặp độ ẩm. Nếu miếng dán lột ra để lâu không sử dụng vẫn đen vì nó gặp độ ẩm trong không khí. Xem trên bao bì sản phẩm sẽ thấy thành phần miếng dán được ghi là: dấm gỗ, dextrin, chitosan, tourmaline, bột ngọc trai, silica và axit glycolic... Trong đó silica là cát, còn dextrin và chitosan chính là chất biến thành nhớt nhớt, sền sệt khi lột ra do độ ẩm từ mồ hôi của cơ thể. Riêng axit glycolic là loại axit mạnh có độ hòa tan cao thường xuất hiện trong các sản phẩm tẩy da chết với liều lượng nghiêm ngặt, vì đây là một chất cực kỳ độc hại nếu quá liều lượng. Trên thực tế một số bệnh viện đã tiếp nhận nhiều ca dán miếng thải độc, sáng hôm sau gan bàn chân bị phỏng và da bị lột theo miếng dán.
Cho đến nay, Bộ Y tế chưa cấp phép cho bất kỳ sản phẩm miếng dán giải độc nào, đồng nghĩa với việc các miếng dán thải độc trên thị trường là hàng trôi nổi, không rõ nguồn gốc, cho dù nó được quảng cáo "xách tay" mang về từ các quốc gia có nền y học tiên tiến.
7 vùng trên cơ thể giúp bạn nhận biết dấu hiệu tuổi tác đã bắt đầu lộ rõ Có những dấu hiệu từ đầu đến chân ngầm tiết lộ thời điểm lão hóa đã gõ cửa và hãy cùng xem bạn đang gặp phải bao nhiêu điều nhé! Một vài dấu hiệu lão hóa đầu tiên có thể xuất hiện ở độ tuổi đôi mươi, đó là lúc các vết chân chim bắt đầu hình thành quanh mắt. Hầu hết chúng...