Một kỷ nguyên mới của ngành hàng không vũ trụ Mỹ chính thức bắt đầu
Lần đầu tiên trong vòng 9 năm, các phi hành gia của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã được đưa lên quỹ đạo trái đất từ lãnh thổ Mỹ.
Đây cũng là lần đầu tiên các phi hành gia Mỹ thực hiện chuyến bay vào quỹ đạo trên chiếc tàu vũ trụ do một công ty tư nhân chế tạo. Chuyến bay này đã chính thức mở ra một chương mới trong lịch sử hàng không vũ trụ Mỹ.
Tiếng đếm ngược và reo hò
Đúng 2 giờ 22 phút sáng 31/5 (theo giờ Hà Nội) tên lửa đẩy Falcon 9 đã đưa tàu vũ trụ Crew Dragon chở theo hai phi hành gia kỳ cựu Bob Behnken và Doug Hurley rời khỏi bệ phóng tại Sân bay vũ trụ quốc tế Kennedy ở bang Florida.
Các phi hành gia của NASA Doug Hurley, trái và Bob Behnken làm việc với các đội từ NASA và SpaceX tại lưu vực Trident ở Cape Canaveral, Fla ngày ngày 13/8/2019. (Ảnh: Bill Ingalls / NASA)
Tổng thống Donald Trump, Phó Tổng thống Mike Pence và phu nhân, một số bộ trưởng trong nội các và nghị sỹ đảng Cộng hòa đã có mặt tại vị trí quan sát để chứng kiến thời khắc lịch sử bởi đây là lần đầu tiên các phi hành gia bay vào quỹ đạo trên con tàu vũ trụ do Mỹ chế tạo và từ lãnh thổ Mỹ. Tất cả các quan chức và số lượng hạn chế người tham quan đã cùng vỡ òa cảm xúc khi con tàu vũ trụ Crew Dragon rời khỏi bệ phóng thành công.
Phát biểu với các phóng viên không lâu sau vụ phóng, Phó Tổng thống Mike Pence bày tỏ:”Đây là lần đầu tiên trong lịch sử các phi hành gia của chúng ta bay lên quỹ đạo trên một tàu vũ trụ thương mại và do một công ty tư nhân của Mỹ chế tạo. Hãy cùng tôi vinh danh Elon Musk cùng các nam nữ chuyên gia ngành hàng không vũ trụ của chúng ta. Công việc đã được thực hiện hoàn hảo.”
Video đang HOT
Sau khi kết thúc chương trình tàu con thoi vào năm 2011, NASA dựa hoàn toàn vào Nga để đưa các phi hành gia lên Trạm vũ trụ Quốc tế (ISS) với chi phí từ 70-80 triệu đô la cho mỗi ghế.
Năm 2014, NASA đã trao hợp đồng trị giá nhiều tỉ đô la cho Công ty SpaceX của tỉ phú công nghệ Elon Musk và hãng Boeing để phát triển tàu vũ trụ đưa các phi hành gia Mỹ lên trạm vũ trụ quốc tế. Chuyến bay vào quỹ đạo vừa diễn ra của hai phi hành gia Mỹ cũng đánh dấu sự thành công của mối quan hệ hợp tác công tư giữa NASA và SpaceX./.
Elon Musk: 'Nếu nhiệm vụ đưa người lên vũ trụ thành công, đó là công lao của mọi người. Còn nếu thất bại, đó là lỗi của tôi!'
Elon Musk tỏ ra nghẹn ngào và đầy trách nhiệm trong lúc thảo luận về trách nhiệm của mình đối với cuộc sống của hai phi hành gia NASA, những người sẽ được tên lửa và tàu vũ trụ của SpaceX đưa lên v...
Giám đốc điều hành của SpaceX, Elon Musk dường như tràn đầy cảm xúc khi thảo luận về các phi hành gia mà công ty của ông sắp đưa lên vũ trụ, hôm qua 27/5.
Phát biểu trong buổi truyền hình trực tiếp của NASA, khoảng hai giờ trước thời điểm phóng theo kế hoạch - tuy nhiên thời điểm phóng đã bị dời lại tới ngày 30/5 do thời tiết xấu - Musk cho biết ông cảm thấy "có trách nhiệm" với các phi hành gia đang ở trong tàu vũ trụ do công ty mình sản xuất.
"Tôi cảm thấy điều đó mạnh mẽ nhất khi nhìn thấy các thành viên trong gia đình của họ, ngay trước khi đến đây," Musk nói, dừng lại vài giây và dường như nghẹt thở trước khi tiếp tục. "Tôi đã nói với họ: 'Chúng tôi đã làm mọi thứ có thể để đảm bảo bố của các cháu quay trở lại'."
Chia sẻ với báo giới, Musk cho biết sự an toàn của các phi hành gia là "ưu tiên duy nhất" cho nhóm thực hiện nhiệm vụ này của SpaceX. Musk cũng chia sẻ thêm rằng việc "trằn trọc về các khía cạnh khác nhau của nhiệm vụ đã khiến ông mất ngủ hàng đêm".
Musk gặp gỡ gia đình của hai phi hành gia hôm 27/5
"Tôi là kỹ sư trưởng của nhiệm vụ này, vì vậy tôi chỉ muốn nói rằng nếu nó ổn, thì đó là công lao của các nhóm ở SpaceX và NASA. Nếu nó có sai sót, đó là lỗi của tôi!", Musk nói.
"Trách nhiệm thực sự là tất cả những gì tôi có thể nghĩ tới, ngay bây giờ", ông nói thêm. "Tôi phải loại bỏ nó về mặt tinh thần bởi vì nếu không thì sẽ không thể giải quyết được về mặt cảm xúc".
Tuy nhiên, người sáng lập SpaceX cũng bày tỏ sự tin tưởng vào công nghệ của công ty cũng như sự an toàn của nhiệm vụ.
"Tàu vũ trụ và tên lửa đã trải qua hàng ngàn rồi hàng ngàn các thử nghiệm và đánh giá", ông nói, và gọi Falcon 9 là "một tên lửa được chứng minh là tốt."
Cơ hội thất bại chỉ là 1/276
Behnken và Hurley trong bộ đồ vũ trụ, ở buổi thử trang phục vào cuối tuần trước.
Vào thứ bảy tuần trước, NASA tuyên bố họ ước tính chỉ có cơ hội khoảng 1/276, rằng chuyến bay có thể gây tai nạn tử vong và khả năng xuất hiện một vấn đề sẽ khiến nhiệm vụ thất bại (nhưng không diệt được phi hành đoàn) là 1/60.
Do đó, rủi ro cho nhiệm vụ được coi là cao gấp 4,5 lần rủi ro cho phi hành đoàn. Điều này một phần là do hệ thống hủy bỏ khẩn cấp tiên tiến của SpaceX, đã chứng minh hồi tháng Một rằng nó có thể đưa tàu vũ trụ Dragon chứa phi hành đoàn đến nơi an toàn, trong trường hợp tên lửa Falcon 9 bị phá hủy. SpaceX cũng đã làm rất nhiều việc để hạn chế rủi ro từ rác vũ trụ, tiểu hành tinh, bụi sao chổi và các mảnh vụn khác có thể gây ra.
Về phần mình, hai phi hành gia Bob Behnken và Doug Hurley, cho biết họ chấp nhận rủi ro được tính toán bởi NASA và SpaceX.
"Tôi nghĩ rằng chúng tôi thực sự thoải mái với nó", Behnken chia sẻ.
Behnken cũng nói thêm rằng vì anh và Hurley đã làm việc với SpaceX trong khoảng 5 năm, nên họ đã hiểu rõ hơn về những trường hợp mà nhiệm vụ có thể thất bại, nhiều hơn "bất kỳ phi hành đoàn nào trong lịch sử".
Behnken và Hurley trên ghế ngồi của tàu vũ trụ Dragon.
SpaceX đã phóng tên lửa mới nhất của mình, Falcon 9, hàng chục lần để tạo ra các phép đo nhằm đưa vào hệ thống mô phỏng. Công ty cũng đã hoàn thành một chuyến bay thử nghiệm hoàn chỉnh và khoảng 20 chuyến bay với tàu vũ trụ có thể tái sử dụng Cargo Dragon.
"Sự tiến hóa của nó [tàu vũ trụ và tên lửa] đã trở nên ngày càng an toàn hơn khi nó được vận hành và đó là điều mà chúng tôi thực sự đánh giá cao", phi hành gia Behnken nói. "Thật đáng chú ý khi thấy tất cả các nhiệm vụ khác đã đóng góp cho chương trình phi hành gia của con người, theo một cách nào đó, là nhiệm vụ thử nghiệm cho chúng tôi, trước khi chúng tôi có cơ hội bay trên Falcon 9."
Hãng hàng không giá rẻ làm lộ thông tin 9 triệu khách hàng Hôm 19/5, EasyJet thông báo vừa hứng chịu cuộc tấn công mạng nghiêm trọng từ thế lực "vô cùng tinh vi". Hãng hàng không giá rẻ châu Âu cho biết đã chặn được truy cập trái phép vào hệ thống. Cuộc điều tra của EasyJet cho thấy gần 9 triệu khách hàng bị truy cập địa chỉ email, thông tin di chuyển, trong...