Một huyện ở Thừa Thiên- Huế đầu tư hơn 4.600 tỉ đồng xây dựng nông thôn mới
Từ năm 2010 đến nay, huyện Quảng Điền (Thừa Thiên – Huế) đã huy động tổng nguồn vốn 4.661 tỉ đồng để xây dựng nông thôn mới (NTM).
Toàn huyện đã có 10/10 xã đạt tiêu chí NTM, cả huyện đạt đủ tiêu chí huyện NTM.
Ngày 12/12, Đoàn thẩm định NTM Trung ương do Chánh Văn phòng Điều phối NTM Trung ương Nguyễn Minh Tiến làm trưởng đoàn đã có buổi khảo sát thực tế, thẩm định hồ sơ xây dựng NTM của huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Theo báo cáo, sau 10 năm triển khai thực hiện xây dựng NTM, đến nay huyện Quảng Điền đã có 10/10 xã đạt chuẩn NTM. Huyện đạt 9/9 tiêu chí NTM, bộ mặt nông thôn đã được đổi mới, khởi sắc, khang trang, sạch đẹp hơn.
Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế giới thiệu các sản phẩm của Hợp tác xã Mây tre đan Bao La với Đoàn thẩm định NTM Trung ương. Ảnh: M.H.
Hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và dân sinh ở huyện được đầu tư nâng cấp, xây dựng mới, thu nhập của người dân được nâng lên rõ rệt, bản sắc văn hóa được bảo tồn và phát huy.
Tổng nguồn lực huyện huy động xây dựng NTM từ năm 2010 đến nay đạt 4.661 tỷ đồng. Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân được xem là nội dung cốt lõi trong chương trình xây dựng NTM ở huyện. Nhiều năm qua, huyện đã triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.
Tốc độ tăng trưởng giá trị ngành nông nghiệp bình quân đạt 3,8%/năm. Đến năm 2020, cơ cấu ngành nông nghiệp chiếm tỷ lệ 37% trong cơ cấu giá trị sản xuất của toàn huyện…
Sau khi đi khảo sát thực tế và thẩm định hồ sơ, ông Nguyễn Minh Tiến ghi nhận những kết quả mà huyện Quảng Điền đã nỗ lực đạt được trong hơn 10 năm qua. Theo ông Nguyễn Minh Tiến, mặc dù huyện đã nỗ lực nhưng những kết quả đạt được là chưa thật sự tiêu biểu, nổi bật.
Ông Nguyễn Minh Tiến đề nghị trong thời gian tới huyện Quảng Điền cần phải khai thác hiệu quả tiềm năng thế mạnh của địa phương, đưa ra những giải pháp mang tính bền vững, đột phá trong sản xuất nông nghiệp, phát triển du lịch đầm phá Tam Giang gắn với làng nghề truyền thống. Cùng với đó, đẩy mạnh xây dựng môi trường cảnh quan ngày càng văn minh sạch đẹp và đặc biệt là cần đưa nội dung chuyển đổi số vào xây dựng NTM thông minh.
Tiếp thu những ý kiến đóng của Đoàn công tác, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Hoàng Hải Minh yêu cầu huyện Quảng Điền cũng như các sở, ngành liên quan cần rà soát, bổ sung sớm các nội dung, tiêu chí mà đoàn công tác đã chỉ ra.
Video đang HOT
Theo ông Hoàng Hải Minh, huyện Quảng Điền cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân cùng chung tay xây dựng nông thôn mới, chung tay bảo vệ môi trường, tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp.
Dịp này, Đoàn công tác đã thăm, tham quan một số nơi ở huyện Quảng Điền như: Vùng sản xuất rau má của Hợp tác xã Quảng Thọ 2, Hợp tác xã Mây tre đan Bao La, nhà máy ấp trứng Công ty 3F Việt, thôn Ngư Mỹ Thạnh, Nhà lưu niệm Nguyễn Chí Thanh, Nhà lưu niệm Tố Hữu…
Huyện Yên Dũng (Bắc Giang): Bứt phá trong xây dựng nông thôn mới
Cuối tháng 10/2021, huyện Yên Dũng (Bắc Giang) đã vinh dự được Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh ký Quyết định số 1812/QĐ-TTg công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM).
Với kết quả 16/16 xã về đích; 2 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 4 thôn NTM kiểu mẫu theo Bộ tiêu chí của tỉnh Bắc Giang
Mô hình trồng dư lưới của HTX nông nghiệp Yên Dũng đã và đang mang lại hiểu quả cao.
Vượt qua khó khăn
Những ngày này về Yên Dũng, chúng ta dễ cảm nhận được niềm vui, sự tự hào, phấn khởi của cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc huyện Yên Dũng, sau khi nhận được Quyết định số 1812/QĐ-TTg của Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh ký công nhận huyện đạt chuẩn NTM.
10 năm trước, cuộc sống của người dân nơi đây vẫn còn muôn vàn khó khăn. Đường sá đi lại khó, các công trình thể thao, văn hóa, giáo dục, y tế... chưa được đầu tư, thì nay, tất cả các công trình trên đã đạt chuẩn.
Còn nhớ, năm 2010, khi bắt tay vào thực hiện xây dựng NTM, huyện Yên Dũng được đánh giá sẽ gặp nhiều khó khăn do xuất phát điểm thấp, kinh tế cơ bản độc canh cây lúa, còn địa hình thấp trũng, thường xuyên phải gánh chịu sự khắc nghiệt của thiên tai, bão lũ. Với tỷ lệ lao động làm nông nghiệp chiếm tới 65%, 19% lao động làm công nghiệp - xây dựng, lao động ngành nghề mới qua đào tạo chỉ chiếm 36%.
Biết rõ khó khăn, nên ngay từ đầu lãnh đạo huyện đã nhiều lần họp bàn và quyết định đưa ra 3 vấn đề trọng tâm cần giải quyết đó là: Phải nâng cao hiệu quả phát triển sản xuất nông nghiệp; nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nông dân, xây dựng hạ tầng cơ sở xã hội nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại.
Trong đó, việc dồn điền đổi thửa, được xác định là việc rất quan trọng, nên phải được tính toán kỹ, chi tiết, nhằm quy hoạch vùng sản xuất cây, con hợp lý, phù hợp địa hình và tập quán canh tác của nông dân địa phương. Tập trung giảm tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, đẩy mạnh thu hút mạnh đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ.
Để đạt mục tiêu đề ra, huyện chỉ đạo các thành viên BCĐ huyện chủ động xuống cơ sở để chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn đối với các xã được phân công phụ trách (ít nhất 01 lần/tháng); quan tâm, ưu tiên bố trí lồng ghép các nguồn vốn do ngành mình quản lý để đầu tư, hỗ trợ xã phấn đấu đạt chuẩn NTM năm 2021 và các tiêu chí của huyện NTM.
Đoàn công tác của Sở NN&PTNT tỉnh Bắc Giang thăm HTX nông nghiệp Yên Dũng.
Đối với công tác tuyên truyền, vận động, đào tạo, tập huấn, huyện cũng đặt ra kế hoạch đẩy mạnh công tác tuyên truyền về xây dựng NTM theo hướng vai trò chủ thể người dân trong thực hiện Chương trình. Sự tham gia của cộng đồng trong thực hiện thôn NTM, NTM kiểu mẫu nhằm nâng cao ý thức tự giác, tự chủ, khơi dậy, phát huy năng động sáng tạo của người nông dân trong tổ chức thực hiện.
Tiếp tục đưa phong trào thi đua: "Yên Dũng chung sức xây dựng NTM giai đoạn 2017- 2020", cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh" và các phong trào thi đua của ngành, tổ chức đoàn thể, địa phương đi vào chiều sâu; nhân rộng các phong trào, mô hình đã đem lại hiệu quả, nhất là phong trào hiến đất, đóng góp tiền, ngày công xây dựng công trình công cộng; kịp thời tôn vinh các tập thể, cá nhân tiêu biểu có nhiều đóng góp trong xây dựng NTM .
Đẩy mạnh tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực tham mưu chỉ đạo và trực tiếp tổ chức thực hiện ở cơ sở đối với cán bộ làm công tác xây dựng NTM; tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm đề học hỏi cách làm hay, sáng tạo để vận dụng vào địa phương.
Bên cạnh đó, trong quá trình xây dựng NTM, cần sơ kết, tổng kết hằng năm để kịp thời rút kinh nghiệm, khắc phục hạn chế, bảo đảm đạt hiệu quả cao, đưa chủ trương lớn của ảng, Nhà nước trở thành hiện thực cuộc sống.
Yên Dũng bứt phá về đích NTN
Với sự vào cuộc và quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ của toàn thể nhân dân, cùng đồng tâm đoàn kết, sáng tạo trong cách làm, sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM, diện mạo nông thôn huyện Yên Dũng đã thay đổi, kinh tế phát triển, kết cấu hạ tầng khang trang, nhất là hạ tầng giao thông, cơ sở vật chất văn hóa, y tế, giáo dục.
Huyện Yên Dũng (Bắc Giang) vinh dự là 1 trong 3 huyện được Bộ GTVT tặng bằng khen vì có thành tích cao trong phát triển giao thông nông thôn.
Sự đồng tâm hiệp lực cao trong nhân dân, được thể hiện rất sinh động, khi Yên Dũng đã huy động gần 4.000 tỷ đồng để hoàn thiện kết cấu hạ tầng văn hóa, giáo dục, phát triển sản xuất, đồng thời vận động người dân hiến trên 21,3 ha đất thổ cư, 180 ha đất nông nghiệp, trên 216 nghìn ngày công lao động, phá dỡ 46,8 km tường rào để xây dựng công trình công cộng...
Từ sự đóng góp đó, Yên Dũng đã cứng hóa, cải tạo, nâng cấp được hơn 664km đường giao thông với kinh phí thực hiện trên 835,5 tỷ đồng, cứng hóa trên 445km đường giao thông nông thôn nội đồng với tổng nguồn lực trên 381 tỷ đồng... Nhờ đó, Yên Dũng đã vinh dự trở thành 1 trong 3 huyện trên toàn quốc được Bộ Giao thông Vận tải tặng Bằng Khen về phát triển giao thông nông thôn giai đoạn 2011-2020.
Về sản xuất nông nghiệp, Yên Dũng đặt ra nhiệm vụ phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững. Cụ thể, thực hiện đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gắn với xây dựng NTM. Hoàn thiện, nâng cao chất lượng hệ thống hạ tầng các vùng sản xuất tập trung, hạ tầng HTX...
Có cơ chế khuyến khích để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, liên kết bao tiêu, tiêu thụ sản phẩm; phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa; phát triển nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Triển khai thực hiện tốt Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP); đẩy mạnh xây dựng nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm trên địa bàn nhất là các sản phẩm chủ lực, đặc trưng của huyện như: Khoai tây Yên Dũng, các sản phẩm rau củ quả...
Tăng cường quản lý, kiểm tra chất lượng vật tư nông nghiệp, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm hàng nông sản, xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất, giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn.
Củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của 39 HTX nông nghiệp trên địa bàn, nhân rộng các mô hình HTX kiểu mới hoạt động có hiệu quả, để HTX thực sự là cầu nối giữa người dân với doanh nghiệp...
Nhờ những cách làm sáng tạo, hiệu quả, đến nay 100% các xã trên địa bàn huyện có mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm nông sản chủ lực đảm bảo bền vững. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng lên gần 50 triệu đồng/1 ha và thu nhập của người dân đạt 43 triệu đồng/người/năm, tăng 26,42 triệu đồng so với năm 2011. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,45%. 2 xã đạt chuẩn NTM nâng cao là Xuân Phú và Lãng Sơn và 4 thôn đạt chuẩn NTM kiểu mẫu theo tiêu chí của tỉnh.
Với đặc thù là địa phương có điều kiện phát triển kinh tế cao, có bề dày truyền thống phát triển từ lâu đời, xã Lãng Sơn, đã đưa ra những mô hình phát triển kinh tế hợp lý; đồng thời xây dựng và hoàn thiện các tiêu chí NTM.
Sau khi dồn điền đổi thửa, cơ giới hóa đã giải phóng cơ bản gánh nặng trên đôi vai của người nông dân, góp phần tăng năng xuất, giá trị trong sản xuất nông nghiệp.
Chia sẻ thành công trong quá trình xây dựng NTM tại địa phương, ông Vũ Trí Văn - Phó Chủ tịch UBND xã Lãng Sơn cho biết, từ thực tế triển khai chương trình, xã nhận thấy phát huy dân chủ, tích cực tuyên truyền, vận động người dân cùng chung tay chính là "chìa khóa" để địa phương hoàn thành mục tiêu đã đề ra.
"Khi triển khai, chúng tôi luôn coi việc xây dựng NTM là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, trong đó cấp uỷ, chính quyền, MTTQ đóng vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành quá trình thực hiện, người dân vừa là chủ thể vừa là người trực tiếp thụ hưởng thành quả" - ông Văn chia sẻ.
Ông Bùi Quang Huy - Chủ tịch UBND huyện Yên Dũng cho biết, để có được kết quả trên, công tác tuyên truyền đóng một vai trò rất quan trọng, nhờ làm tốt công tác truyên truyền, dân vận khéo, mà các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đã được cụ thể hóa và đến với người dân một cách dễ hiểu nhất, kịp thời nhất.
"Yên Dũng đã vinh dự được Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn NTM năm 2021, đây là vinh dự, tự hào, nhưng cũng là một thách thức không nhỏ đối với toàn cán bộ, Đảng viên và nhân dân Yên Dũng. Việc phấn đấu đạt chuẩn NTM đã khó, việc giữ và phát triển hơn nữa để đạt chuẩn huyện NTM kiểu mẫu lại còn khó hơn gấp bội. Bởi tiềm lực kinh tế của huyện chưa đủ mạnh, việc huy động sức dân có giới hạn, trong đó chất lượng các tiêu chí ngày càng nâng cao, đòi hỏi cần nhiều vốn. Do đó, Yên Dũng mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của tỉnh, trung ương và các bộ ngành, nhằm giúp Yên Dũng sớm hoàn thành huyện NTM kiểu mẫu" - ông Huy chia sẻ.
Phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân Thực hiện các chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao năm 2021 trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh vừa ban hành công văn yêu cầu Cục Thống kê chủ trì, phối hợp Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh hướng dẫn,...