Một HTX nông sản sạch ở Lạng Sơn lãi 2 tỷ đồng/năm: Làm nông sản sạch, đam mê thôi… chưa đủ
Hợp tác xã (HTX) Nông sản sạch Kim Dung, thị trấn Cao Lộc, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn được thành lập từ tháng 1/2018 gồm 9 thành viên với mô hình chăn nuôi và trồng trọt.
Nhờ chủ động nắm bắt thời cơ, phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương và sự quan tâm của các cấp, ngành, nhất là các cấp Hội Nông dân (ND) trên địa bàn huyện… HTX đã từng bước phát triển ổn định, hàng năm, đạt doanh thu trên 2 tỷ đồng sau khi trừ chi phí.
Ý tưởng làm giàu từ nông sản sạch
Bà Nguyễn Kim Dung – Giám đốc HTX Nông sản sạch Kim Dung, cho biết: “Nhận thấy nhu cầu về thực phẩm sạch trên thị trường rất cao nên năm 2017, tôi đã mạnh dạn đi tham quan, khảo sát, học hỏi kinh nghiệm tại tỉnh Bắc Giang. Năm 2018, được sự quan tâm của các cấp, ngành, nhất là Hội ND từ huyện đến cơ sở, tôi đã chủ động tìm kiếm các thành viên có cùng lý tưởng thành lập HTX với 9 thành viên phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp tổng hợp (vườn, ao, chuồng, rừng)”.
Khi mới thành lập, HTX đã thống nhất việc triển khai thực hiện mô hình nuôi gà siêu trứng với tổng diện tích trang trại 1.000m2, nuôi 5.000 con gà siêu trứng.
Để đảm bảo chăn nuôi, sản xuất đạt hiệu quả, hằng năm, HTX được Hội ND thị trấn phối hợp với các cơ quan chức năng của huyện tạo điều kiện cho các thành viên tham gia 2 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật về chăn nuôi và trồng trọt. Đồng thời, cũng từ năm 2018, HTX được Phòng NNPTNT huyện hỗ trợ xây dựng nhãn mác cho sản phẩm trứng gà của HTX. Ngoài ra, giữa các thành viên trong HTX luôn có sự trao đổi, sẻ chia kinh nghiệm để các thành viên đều hiểu và áp dụng đúng khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi và trồng trọt.
Thành viên HTX Nông sản sạch Kim Dung với mô hình chăn nuôi sạch. Ảnh: Thảo Lương
Năm đầu tiên thành lập, HTX đã thu lãi trên 1 tỷ đồng. Từ năm 2019 đến nay, hiệu quả kinh tế từ mô hình trên đã đem lại thu nhập trên 2 tỷ đồng/năm cho HTX sau khi trừ chi phí, góp phần tạo việc làm ổn định, nâng cao đời sống, đem lại nguồn thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm sau khi trừ chi phí cho mỗi thành viên của HTX.
Khi đã có kiến thức, các thành viên HTX chú trọng đến từng quy trình, kỹ thuật sản xuất. Cụ thể, HTX chú trọng từ khâu chuẩn bị hệ thống chuồng nuôi gà theo tiêu chuẩn với những loại máy móc hiện đại như: Hệ thống quạt mát, ánh sáng, điều chỉnh nhiệt độ tự động… đến khâu chuẩn bị nguồn thức ăn, công tác tiêm phòng, vệ sinh môi trường. Đặc biệt, HTX tuyệt đối không vì lợi nhuận trước mắt mà ép gà đẻ trứng trước tuổi hoặc khai thác trứng khi gà đã quá già. Gà được nuôi và khai thác đẻ trứng trong vòng một năm, sau đó HTX tiến hành thải gà và nuôi lứa mới để cung cấp trứng đảm bảo chất lượng.
HTX nông sản sạch thu 2 tỷ đồng/năm
Video đang HOT
Để sản phẩm có thị trường ổn định, HTX tiến hành ký kết liên kết tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp, cửa hàng trên địa bàn thành phố Lạng Sơn và huyện Cao Lộc. Trung bình mỗi ngày, HTX thu và tiêu thụ được trên 4.500 quả trứng với giá bán 2.000 đồng/quả, đem lại doanh thu trên 9 triệu đồng/ngày.
Bên cạnh đó, từ khi thành lập, HTX còn tận dụng nguồn phân bón từ mô hình chăn nuôi gà để trồng, chăm sóc hơn 500 gốc đào thất thốn, 1.000 cây sưa, 500 cây bạch đàn… trên tổng diện tích 5ha đất rừng. Ngoài ra, đối với 2.000m2 diện tích ao, HTX tiến hành nuôi một số loại cá như: Cá chép, cá trê lai, cá trắm… trung bình cho sản lượng 600kg/năm với giá bình quân 70.000 đồng/kg, đem lại thu nhập 42 triệu đồng/năm. Các cây trồng khác đến nay vẫn phát triển tốt, đã có hơn 150 cây đào thất thốn được bán vào dịp Tết năm 2020 và năm 2021, đem lại thu nhập cho HTX 150 triệu đồng.
Ông Hồ Hữu Hải (khối 10, thị trấn Cao Lộc, huyện Cao Lộc) cho biết: Trước đây, tôi không có việc làm ổn định, chỉ làm lao động tự do nên cuộc sống gia đình còn gặp nhiều khó khăn. Từ năm 2018, nhờ tham gia HTX Nông sản sạch Kim Dung nên tôi và các thành viên khác được hướng dẫn các kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt phù hợp để áp dụng vào sản xuất. Nhờ đó, mỗi năm, gia đình tôi thu nhập hơn 200 triệu đồng sau khi trừ chi phí, cuộc sống gia đình theo đó cũng dần ổn định.
Với những nỗ lực đó, tháng 10/2021, HTX vinh dự nhận bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh vì có thành tích xuất sắc trong thực hiện phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” giai đoạn 2016 -2021.
Thái Bình: Những nông dân tỷ phú, có nông dân trồng cây cảnh, nuôi gà giống ngoại mà giàu hẳn lên
Tham gia phong trào "Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững", nhiều hội viên nông dân trong tỉnh Thái Bình đã mạnh dạn đầu tư vốn, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho thu nhập cả trăm triệu đồng, thậm chí hàng tỷ đồng mỗi năm.
Đầu tư 10 tỷ nuôi lợn, nuôi cá
Hơn 20 năm làm kinh tế VAC, anh Nguyễn Ngọc Tuyến, thôn Hải Triều, xã Tân Lễ (Hưng Hà) đã xây dựng cho mình trang trại tổng hợp với diện tích gần 5 mẫu.
Trong đó, ông đầu tư hơn 10 tỷ đồng để xây dựng chuồng trại chăn nuôi lợn và cứng hóa ao nuôi cá truyền thống. Trong khi các hộ chăn nuôi lợn điêu đứng vì bệnh dịch tả lợn châu Phi thì mô hình của ông Tuyến lại an toàn do phòng dịch tốt.
Ông Nguyễn Ngọc Tuyến, thôn Hải Triều, xã Tân Lễ (huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) làm giàu từ mô hình chăn nuôi tổng hợp, trong đó ông đầu tư 10 tỷ nuôi lợn, nuôi cá.
Ông Tuyến chia sẻ: Tôi thiết kế các chuồng nuôi lợn không quá gần nhau và thường xuyên phun hóa chất khử khuẩn, sử dụng vôi bột rắc từ ngoài đường vào đến khu chăn nuôi nên đã hạn chế thấp nhất dịch bệnh lây lan trên đàn lợn.
Bên cạnh đó, chuồng trại tôi cũng hạn chế người ra vào, vôi bột được rải cả trong chuồng nuôi lợn và thường xuyên tiến hành vệ sinh chuồng nuôi bảo đảm sạch sẽ, thoáng mát. Nhờ làm tốt công tác phòng dịch nên năm 2020, tôi đã xuất bán hơn 300 lợn thịt, hơn chục tấn nhãn, chục tấn cá truyền thống thu về hơn 1,5 tỷ đồng.
Ông Trương Văn Đãng, phường Hoàng Diệu (thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình) thu về hơn 600 triệu đồng/năm từ mô hình trồng đào, trồng cây cảnh.
Ông Đãng trồng cây cảnh
Đến vườn đào phường Hoàng Diệu (thành phố Thái Bình) hỏi mô hình của nông dân Trương Văn Đãng người dân ở đây ai cũng biết bởi ông không chỉ là một trong những hội viên sản xuất, kinh doanh giỏi của địa phương mà còn rất nhiệt huyết với phong trào nông dân.
Hiện ông Đãng là tổ trưởng tổ đào cảnh của phường Hoàng Diệu với 99 thành viên. Gần 30 năm kinh nghiệm cầm kéo và tạo thế cho từng gốc đào, ông Đãng đã xây dựng cho mình một "cơ ngơi" với hơn 350 gốc đào rừng to, cổ thụ và hàng trăm gốc đào nhỏ các loại.
Ông Đãng chia sẻ: Chăm đào khó nhất là phải tỉa lá đúng dịp để căn cho hoa nở đúng đợt tết Nguyên đán thì giá trị cây đào mới cao.
Ngoài những gốc đào cổ thụ, đào rừng to, nhiều sần sùi, rêu mốc với giá trị càng cao thì tôi còn ghép thêm cả một số loại hoa lan vào gốc và cành cây đào để tạo ra một chậu cây đào không chỉ có sắc mà còn có cả hương, giá trị của chậu đào sẽ tăng cao hơn nữa.
Như mọi năm, nếu như cho thuê hoặc bán được hết vườn đào cổ thụ, đào rừng và cả vườn đào nhỏ thì gia đình tôi cũng thu về hơn 600 triệu đồng, tạo việc làm cho 5 - 6 lao động thời vụ với mức thu nhập bình quân từ 250.000 - 300.000 đồng/người/ngày.
Tôi mong thời gian tới, hội nông dân các cấp sẽ hỗ trợ hội viên nông dân thành lập HTX trồng đào phường Hoàng Diệu, từng bước xây dựng thương hiệu cho cây đào của phường cũng như tăng giá trị cây trồng và thu nhập cho hội viên.
Anh Nguyễn Văn Hùng (thôn Quang Minh, xã Tây Sơn (huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình) nuôi 6.000 gà Ai Cập nhưng vẫn bảo đảm tỷ lệ đẻ trứng đạt hơn 80%.
Anh Hùng nuôi gà Ai Cập
Chúng tôi đến tham quan mô hình nuôi gà Ai Cập cho hiệu quả kinh tế cao của gia đình anh Nguyễn Văn Hùng, thôn Quang Minh, xã Tây Sơn (Kiến Xương).
Anh Hùng cho biết: Năm 2020, gia đình tôi thắng lớn nhờ nuôi gà Ai Cập, xuất bán được hơn 9 vạn trứng gà, bán thêm cả gà thịt, xuất hơn 1.000 ngan, vịt và cá truyền thống thu về gần 700 triệu đồng, trong đó riêng tiền bán gà thịt và trứng đã thu gần 500 triệu đồng.
Mô hình của nông dân Nguyễn Văn Hùng đem lại hiệu quả kinh tế cao bởi anh đã biết áp dụng khoa học, kỹ thuật vào chăn nuôi.
Bà Bùi Thị Nga, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Thái Bình.
Chuồng nuôi được thiết kế thoáng mát, có hệ thống điều hòa không khí, sử dụng men vi sinh để hạn chế mùi hôi. Nhờ áp dụng khoa học, kỹ thuật mà anh Hùng có thể nuôi 6.000 gà đẻ nhưng vẫn bảo đảm tỷ lệ đẻ trứng hơn 80%. Chính điều này đã giúp anh thắng lớn trong chăn nuôi.
Anh Hùng, ông Đãng, ông Tuyến là ba trong rất nhiều hội viên nông dân trên địa bàn tỉnh dám nghĩ, dám làm, đầu tư tiền của, tích lũy kinh nghiệm, kiến thức và áp dụng hiệu quả vào quá trình sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt, cho thu nhập cao.
Ông Vũ Quang Huy, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.
Những mô hình trên là điển hình nông dân tiêu biểu, hăng hái thi đua lao động, sản xuất, kinh doanh, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung, của địa phương nói riêng.
Thắng lớn nhờ nuôi 'gà khuyến nông' thả vườn Nhờ được dự án khuyến nông hỗ trợ giống gà lai Đông Tảo thụ tinh nhân tạo, từ vấn chuyển giao kỹ thuật, các hộ nuôi gà đã thắng lớn dịp cuối năm. Nhằm thúc đẩy phong trào chăn nuôi gia cầm, giúp nông dân gia tăng thu nhập, năm 2021, Trạm Khuyến nông Mỹ Hào (Hưng Yên) đã phối hợp với UBND...