Một hình thức vay vốn phù hợp với phụ nữ nghèo
Vay món lớn, trả dần bằng những món nhỏ; không cần tài sản thế chấp; khi trả hết vốn, còn được rút một khoản tiết kiệm.
Đó là những ưu việt mà Tổ chức Tài chính vi mô TNHH MTV Tình thương Thanh Hóa (TYM) đem lại cho những phụ nữ nghèo và phụ nữ có thu nhập thấp trên địa bàn tỉnh khi tiếp cận nguồn vốn vay của TYM.
Thành viên vay vốn cụm 108, thôn Liên Hà, xã Hoằng Thanh (Hoằng Hóa) đến nộp tiền gốc, lãi cho cán bộ TYM.
Theo chân cán bộ TYM Phòng Giao dịch số 03, chúng tôi về xã Hoằng Thanh, huyện Hoằng Hóa để tìm hiểu, lắng nghe những nhận xét, đánh giá về hiệu quả của nguồn vốn mà những người phụ nữ nghèo trên địa bàn xã vay vốn của TYM để phát triển kinh tế. Bà Lê Thị Dung, chủ tịch hội LHPN xã cho biết: Hoằng Thanh là xã ven biển, có nhiều hội viên phụ nữ mưu sinh cùng gia đình đánh bắt thủy sản và buôn bán hải sản nhỏ. Theo đó, cách thức mà TYM tạo điều kiện cho hội viên phụ nữ vay vốn rất phù hợp với các tiểu thương buôn bán nhỏ. Từ khi TYM triển khai cho vay vốn trên địa bàn xã, đến nay đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ cao của cấp ủy, chính quyền, hội LHPN xã. Tại địa phương, TYM đang hoạt động ở 6 cụm/7 thôn, với 242 thành viên. Theo đó, TYM vẫn luôn duy trì và giữ vững các đặc tính sản phẩm tín dụng đã được chứng minh tính ưu việt, hiệu quả, như: cho vay trực tiếp, không cần tài sản thế chấp, thủ tục vay, trả vốn đơn giản, thuận tiện, chia nhỏ trả dần, giảm bớt gánh nặng cho người vay. Ngoài ra, các cán bộ của TYM là những người nhiệt tình, tâm huyết, họ đến địa phương không chỉ để triển khai chương trình cho vay vốn mà còn nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của chị em, từ đó có sự trao đổi, thông tin hai chiều với tổ chức hội. Qua đó, giúp chúng tôi kịp thời giải quyết những mâu thuẫn, khó khăn ngay tại cơ sở. Hơn thế, khi có nguồn vốn của TYM, giúp chị em tránh được việc phải vay vốn từ nguồn tín dụng đen, rủi ro cao. Chúng tôi mong muốn TYM tiếp tục đồng hành cùng chị em trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng và có nhiều hoạt động từ thiện nhân đạo hơn nữa.
Video đang HOT
Cầm trên tay cuốn sổ và số tiền trả vốn, trả lãi vay của TYM, chị Trương Thị Thùy, chủ cửa hàng tạp hóa tại thôn Liên Hà, xã Hoằng Thanh, hồ hởi cho chúng tôi biết: Khoảng 5 năm gần đây, em đã nhiều lần vay vốn của TYM, mỗi lần vay từ 10 – 30 triệu đồng để đầu tư mua hàng tạp hóa về bán, đầu tư có lãi, lại trả được đúng hạn, năm 2020, em đã mạnh dạn vay 2 vòng vốn với 50 triệu đồng để mở rộng mặt hàng kinh doanh, đến nay em đã trả gần hết cả 2 vòng vốn. Được tiếp cận với nguồn vốn vay của TYM, em thấy rất may mắn vì không cần phải có tài sản thế chấp, cán bộ TYM nhiệt tình, chu đáo; hơn nữa lại trả vốn lãi theo tuần giúp em cảm thấy nhẹ nhàng vì gia đình chỉ buôn bán nhỏ, đồng vốn còn eo hẹp. Trước đó, mỗi lần cần vốn em phải vay mượn anh em, bạn bè, nhiều lần vay cũng ngại, nhờ có TYM nỗi lo về vốn không còn nữa, khi trả hết vốn em còn rút ra được một khoản tiết kiệm.
Bà Vũ Thị Dung, Trưởng Phòng giao dịch TYM số 03, cho biết: Tháng 10-2016, TYM – Chi nhánh Thanh Hóa khai trương Phòng Giao dịch số 03, đến nay qua gần 5 năm Phòng Giao dịch số 03 hoạt động bao phủ trên địa bàn TP Thanh Hóa và huyện Hoằng Hóa với 3.552 thành viên, 111 cụm, ở 17 xã/phường, trong đó có 3 xã ven biển. TYM đã hỗ trợ hàng trăm hội viên phụ nữ thoát nghèo vươn lên làm giàu chính đáng. TYM là một trong những tổ chức thân thiện, gần gũi với phụ nữ nghèo, phụ nữ yếu thế, có thu nhập thấp, TYM không chỉ giúp chị em có đồng vốn để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, mà còn có sự quan tâm, phối hợp sát sao với cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc hỗ trợ, giúp đỡ những trường hợp thành viên không may ốm đau, tai nạn, qua đời; trao học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên học tập tốt…
Năm 2020 và 4 tháng đầu năm 2021, TYM đã giải ngân tổng số vốn 42,3 tỷ đồng, cho 1.050 thành viên phụ nữ trên địa bàn Hoằng Hóa vay để phát triển kinh tế hộ gia đình, như: chăn nuôi, buôn bán nhỏ, bán hàng tạp hóa và mua ngư lưới cụ đánh bắt, buôn bán hải sản. Qua đánh giá sử dụng vốn vay, hầu hết các thành viên đều sử dụng vốn có hiệu quả, đúng mục đích, từ đó đã khẳng định hiệu quả và tính thiết thực từ nguồn vốn mà TYM mang lại cho phụ nữ. Quan tâm đến đối tượng phụ nữ nghèo, phụ nữ yếu thế, TYM còn phối hợp với các cấp hội phụ nữ trong huyện tuyên truyền, vận động chị em nghèo, hộ cận nghèo, người tàn tật tham gia TYM. Song song với hoạt động vay vốn, TYM còn triển khai hoạt động gửi tiết kiệm với mục đích tạo thói quen tiết kiệm cho các thành viên, đồng thời xây dựng nguồn vốn tự có sau này cho gia đình họ, với chính sách gửi tiết kiệm linh hoạt, mức gửi tối thiểu từ 5.000 đồng, rút tại cụm. Tiết kiệm tại TYM đã thu hút nhiều thành viên đang vay vốn hoặc chưa có nhu cầu vay đăng ký tham gia gửi tiết kiệm. Hiện, nguồn vốn tiết kiệm của TYM địa bàn huyện Hoằng Hóa đạt 5,5 tỷ; Phòng Giao dịch số 03 đạt 22,75 tỷ đồng.
Thời gian tới, TYM Phòng Giao dịch số 03 tiếp tục tích cực hỗ trợ đối tượng nghèo, cận nghèo và thành viên có hoàn cảnh khó khăn; mở rộng địa bàn, kết nạp thêm 160 hội viên; tiếp tục cải tiến và nâng cao chất lượng các hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế và giảm nghèo bền vững, phấn đấu năm 2021, số vốn dự kiến phát ra là 93 tỷ đồng, dư tiết kiệm 27 tỷ đồng, tỷ lệ hoàn trả 100%. Cùng với đó, TYM tiếp tục tổ chức các hoạt động nâng cao năng lực và kiến thức cho thành viên, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế; duy trì các sản phẩm vay vốn; tổ chức cho các thành viên tham quan mô hình thành viên làm kinh tế giỏi; trao học bổng cho con thành viên nghèo, trao quà tết cho gia đình thành viên khó khăn, gia đình chính sách… để TYM Phòng Giao dịch số 03 thực sự trở thành người bạn đồng hành của mọi phụ nữ nghèo.
Phòng Giao dịch Hậu Lộc - chỗ dựa tin cậy của phụ nữ nghèo vùng biển
Phòng giao dịch Hậu Lộc bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 16-12-2008 tại 3 xã: Minh Lộc, Ngư Lộc và Hưng Lộc.
Là một phòng giao dịch trực thuộc Tổ chức Tài chính vi mô (TCVM) Thanh Hóa - Chi nhánh Hoằng Hóa, Phòng Giao dịch Hậu Lộc thành lập ra nhằm phù hợp với cơ cấu tổ chức, tiếp tục kế cận và phát triển thành viên, nâng cao chất lượng hoạt động của đơn vị từ nền móng của Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo Thanh Hóa (nay là Tổ chức TCVM Thanh Hóa).
Phòng Giao dịch Hậu Lộc (trực thuộc Tổ chức Tài chính vi mô Thanh Hóa - Chi nhánh Hoằng Hóa) luôn đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng.
Qua đó, nhằm mục tiêu tiếp cận tới đối tượng vay của tổ chức là những hộ nghèo, cận nghèo, hộ có thu nhập thấp và những hộ gia đình có nhu cầu phát triển kinh tế đa dạng hơn về sản phẩm và hiệu quả hơn trong các hoạt động xã hội, phù hợp với tầm nhìn và sứ mệnh của tổ chức đề ra. Với đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, nhiệt tình với công việc, trong hơn 10 năm qua đã cung cấp các sản phẩm vốn vay và tiết kiệm tới các chị em phụ nữ nghèo, phụ nữ thu nhập thấp trên địa bàn một cách bền vững và hiệu quả.
Kể từ khi thành lập đến nay, Phòng Giao dịch Hậu Lộc luôn bám sát mục tiêu, sứ mệnh của Tổ chức TCVM Thanh Hóa, tập trung chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ trọng tâm, đó là cung cấp dịch vụ tín dụng đáp ứng nhu cầu của các hộ nghèo, hộ có thu nhập thấp ở vùng ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn ven biển.
Năm 2020, Phòng Giao dịch Hậu Lộc đã cung cấp các sản phẩm tín dụng phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh, đời sống, vốn vay vệ sinh môi trường, vốn vay giáo dục, vốn vay cho các hộ yếu thế (đơn thân, góa phụ, dân tộc thiểu số, hộ nghèo, cận nghèo, gia đình có con thất học), vốn vay chính sách (các hộ gia đình có công với cách mạng, gia đình thương, bệnh binh, lãi suất bằng 1/2 lãi suất bình quân của tổ chức)... đáp ứng được nhu cầu vốn và mục đích sử dụng vốn của khách hàng. Phòng Giao dịch Hậu Lộc đã phát vốn cho 316 khách hàng để xây mới, sửa chữa nhà vệ sinh với số tiền hơn 9 tỷ đồng; vốn giáo dục đầu tư cho việc học tập của con cái phát cho 169 khách hàng với số tiền hơn 5 tỷ đồng. Đến nay, Phòng Giao dịch Hậu Lộc đã mở rộng quy mô hoạt động ra 11 xã trên địa bàn huyện. Tính đến hết năm 2020, Phòng Giao dịch Hậu Lộc có số thành viên có dư nợ vốn vay là 1.933 thành viên, với dư nợ gốc gần 35 tỷ đồng. 3 tháng đầu năm 2021, Phòng Giao dịch Hậu Lộc có tổng số khách hàng đang tham gia vay vốn là 500 người, với tổng dư nợ đạt hơn 14 tỷ đồng trên địa bàn 11 xã.
Do dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp ảnh hưởng tới nguồn thu và khả năng trả nợ của khách hàng. Đồng thời, việc thắt chặt quy trình cho vay, áp dụng cho vay theo nhóm đã làm hạn chế tăng trưởng tín dụng của phòng giao dịch. Trước tình hình đó, thực hiện Công văn số 1117/NHNH-TD ngày 24-2-2020 về việc triển khai các giải pháp hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng do dịch COVID-19, Tổng Giám đốc TCVM Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 127/QĐ-TCVM ban hành gói sản phẩm hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, với lãi suất tính trên dư nợ thực tế là 6%/năm. Thực hiện quyết định của ban giám đốc về hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, Phòng Giao dịch Hậu Lộc đã rà soát, triển khai cho 20 khách hàng vay vốn, với tổng số tiền giải ngân vốn là 600 triệu đồng.
Bên cạnh hoạt động tín dụng, vay vốn, tiết kiệm, trong những năm qua, Phòng Giao dịch Hậu Lộc đã phối hợp tích cực với các cấp hội trong việc tuyên truyền, giới thiệu hoạt động của Tổ chức TCVM Thanh Hóa đến các cấp chính quyền địa phương, các ban, ngành, đặc biệt là các hội viên phụ nữ trên địa bàn các xã. Hằng tháng, hằng quý, hằng năm, các cán bộ phụ trách địa bàn thực hiện nghiêm túc báo cáo kết quả hoạt động đến các cấp hội, đồng thời thường xuyên tham vấn ý kiến từ các cấp hội trong việc triển khai hoạt động. Các chế độ, chính sách cũng được cán bộ Phòng Giao dịch Hậu Lộc thực hiện chi trả đầy đủ, đúng quy chế. Đội ngũ nhân viên nhiệt tình, tâm huyết với nghề, có bề dày kinh nghiệm và có nghiệp vụ chuyên môn cao. Phòng Giao dịch Hậu Lộc được trang bị đầy đủ các phương tiện, thiết bị làm việc và có các chính sách khen thưởng kịp thời từ Tổ chức TCVM Thanh Hóa. Chính vì vậy đã tạo ra động lực tích cực để Phòng Giao dịch Hậu Lộc hoạt động bền vững, hiệu quả, xứng đáng là chỗ dựa tin cậy của phụ nữ nghèo, nhất là phụ nữ nghèo vùng biển.
HAGL Agrico đặt kế hoạch lãi giảm 24%, không chia cổ tức Bên cạnh đặt kế hoạch kinh doanh đi lùi, HAGL Agrico cũng dự kiến không chia cổ tức cho năm 2021. CTCP Nông nghiệp Quốc tế Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico, HNG) vừa công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021. Năm nay, doanh nghiệp dự kiến trình cổ đông kế hoạch doanh thu...