Một doanh nghiệp nhà nước bị kiện đòi bồi thường hơn 18 tỉ đồng
Do thi công chậm tiến độ, Tổng công ty Phát triển nhà Hà Nội (Handico), trực thuộc UBND thanh phô Hà Nội đã bị chủ đầu tư kiện ra tòa đòi bồi thường 18,8 tỉ đồng.
Đại diện Công ty Đại Sơn trình các bằng chứng vi phạm hợp đồng của Handico trước tòa – Ảnh: Thái Sơn
Ngày 10.12, TAND tỉnh Hải Dương mở phiên xét xử phúc thẩm vụ kiện giữa nguyên đơn Công ty cổ phần Phát triển và đầu tư Đại Sơn (Công ty Đại Sơn) với Tổng công ty Phát triển nhà Hà Nội (Handico), trực thuộc UBND thanh phô Hà Nội.
Vụ án này được coi là hy hữu khi chủ đầu tư kiện nhà thầu, là một doanh nghiệp nhà nước để đòi bồi thường số tiền hàng chục tỉ đồng do chậm tiến độ.
Theo hồ sơ vụ án, tháng 6.2007, Công ty Đại Sơn và Handico ký hợp đồng xây lắp số 3 về gói thầu xây dựng Trường trung cấp huấn nghệ Việt – Mỹ tại Chí Linh, Hải Dương với tổng giá trị hợp đồng là trên 28,3 tỉ đồng.
Theo hợp đồng, sau thời gian thi công là 240 ngày, nhà thầu phải bàn giao toàn bộ công trình để chủ đầu tư đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, quá thời hạn trên hai tháng, nhà thầu chỉ hoàn thành được 34% khối lượng công trình. Bên cạnh đó, nhà thầu còn vi phạm thảo thuận về bao lãnh tín dụng.
Lo ngại việc chậm trễ của nhà thầu gây ảnh hưởng đến việc kinh doanh nên Công ty Đại Sơn đã chấm dứt hợp đồng với Handico, thuê nhà thầu khác vào thi công phần còn lại hết trên 30 tỉ đồng, đồng thời khởi kiện Handico ra TAND thị xã Chí Linh đòi bồi thường trên 18,8 tỉ đồng.
Video đang HOT
Tại phiên xét xử sơ thẩm vào tháng 5.2011, TAND thị xã Chí Linh đã tuyên bác toàn bộ yêu cầu của Công ty Đại Sơn và buộc công ty này phải trả hơn 328 triệu đồng án phí.
Tại phiên phúc thẩm vào tháng 9.2011, TAND tỉnh Hải Dương tuyên sửa án sơ thẩm, chấp nhận một phần kháng cáo của Công ty Đại Sơn và buộc Handico phải bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng khoản tiền hơn 11 tỉ đồng. Đến tháng 8.2012, quyết định giám đốc thẩm của Tòa kinh tế TAND Tối cao cho rằng, cả nguyên đơn và bị đơn đều có lỗi nên hủy án phúc thẩm để xét xử phúc thẩm lại.
Tại phiên phúc thẩm ngay 10.12, nguyên đơn đề nghị Handico phải bồi thường các khoản thiệt hại do chậm tiến độ ảnh hưởng đến công trình, chi phí phải thuê tư vấn giám sát.
Trong khi đó, đại diện Handico dù thừa nhận có việc chậm tiến độ nhưng lỗi là do “khách quan”. Cụ thể là do chủ đầu tư bàn giao mặt bằng “không chuẩn” khiến việc thi công khó khăn. Vị này cũng cho rằng, cách tính thời gian thi công 240 ngày chỉ trừ ngày lễ tết mà không trừ ngày chủ nhật là không phù hợp với luật lao động.
Tuy nhiên, khi bị chủ tọa truy, đại diện Handico thừa nhận khi trúng thầu và ký hợp đồng đã có đến kiểm tra thực tế mặt bằng cũng như ký kết các biên bản bàn giao mặt bằng. Mặt khác, trong các biên bản thi công cũng ghi nhận Handico có bố trí công nhân đến công trường làm việc vào ngày chủ nhật.
Căn cứ hủy hợp đồng được dựa vào chứng thư bảo lãnh, đại diện Handico cho rằng đã phát hành chứng thư bảo lãnh. Trong khi đó, Công ty Đại Sơn lại đưa ra bằng chứng Handico phát hành chứng thư bảo lãnh nhưng gửi qua đường fax là không hợp lệ theo quy định về tín dụng ngân hàng. Điều này cũng được ngân hàng phát hành chưng thư bảo lãnh xác nhận bản photo (qua fax) là không có giá trị thanh toán và giải ngân.
Căn cứ vào chứng cứ tài liệu vụ án cũng như phần xét hỏi tại tòa, Viện KSND tỉnh Hải Dương xác định “tỷ lệ lỗi” của hai bên khiến hợp đồng kinh tế bất thành là Handico phải chịu trách nhiệm 70%, Công ty Đại Sơn 30%.
Phần trách nhiệm này được quy ra tiền theo hướng sau khi trừ đi phần lỗi của đối tác thì Handico phải bồi thường cho Công ty Đại Sơn tổng số tiền 9,4 tỉ đồng. Khoản tiền này được nêu rõ là phạt do chậm tiến độ, tiền trượt giá phần công trình còn lại, tiền chủ đầu tư phải đi thuê tư vấn giám sát. Cơ quan công tố cũng nhận định, việc tòa sơ thẩm đưa ra mức án phí là không đúng quy định pháp luật cần phải sửa lại.
Hội đồng xét xử nghỉ để nghị án và dự kiến tuyên án vào ngày 12.12.
Theo TNO
Tham nhũng tại Vifon: Chủ mưu Nguyễn Thanh Huyền kháng cáo
Bị cáo Nguyễn Thanh Huyền, nguyên Phó Tổng Giám đốc Vifon đã gửi đơn kháng cáo và đề nghị Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TPHCM xem xét lại toàn bộ bản án sơ thẩm về cả hai tội danh "Tham ô tài sản", "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản".
Chưa đầy một tuần sau khi bản án sơ thẩm xét xử vụ án tham nhũng tại công ty cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam (Vifon) được tuyên, bị cáo Nguyễn Thanh Huyền đã gửi đơn kháng cáo lên Tòa phúc thẩm vì cho rằng: "việc kết luận tội danh và quyết định hình phạt không chỉ chưa phù hợp với bản chất và sự thật khách quan của vụ án, mà đẩy tôi vào con đường tù tội oan ức".
Bị cáo Huyền giải bày, sẽ trình bày chi tiết các căn cứ và lý do kháng cáo sau khi nhận được toàn văn bản án sơ thẩm của TAND TPHCM.
Từ ngày 21 - 27/11, TAND TPHCM đã đưa ra xét xử vụ án tham nhũng tại công ty Vifon và tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thanh Huyền 30 năm tù về tội danh "Tham ô tài sản" và "Lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản".
Bị cáo Nguyễn Thanh Huyền tại tòa sơ thẩm
Theo bản án sơ thẩm, công ty Vifon được thành lập năm 1993 là doanh nghiệp Nhà nước, hạch toán độc lập. Tuy nhiên, từ năm 2002 - 2006, lợi dụng giai đoạn chuyển từ doanh nghiệp nhà nước sang doanh nghiệp cổ phần, các bị cáo Nguyễn Thanh Huyền và Nguyễn Bi (nguyên chủ tịch HĐQT, Kiêm Tổng Giám đốc Vifon) đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong việc chỉ đạo, thực hiện hạch toán sai tài khoản, sai nguồn vốn, lấy tiền của nhà nước và cổ đông để đưa vào huy động vốn cá nhân rồi sau đó rút ra chiếm đoạt, gây thiệt hại cho Nhà nước và các cổ đông số tiền 18,2 tỷ đồng.
Bị cáo Nguyễn Thanh Huyền với vai trò chủ mưu đã lợi dụng chức trách, nhiệm vụ của mình để chỉ đạo thực hiện hạch toán sai tài khoản, sai nguồn gốc nguồn vốn để chiếm đoạt tổng số tiền gần 9,893 tỷ đồng (vốn nhà nước), chiếm đoạt hơn 1,3 tỷ đồng (vốn tư nhân), đồng phạm giúp sức cho bị cáo Nguyễn Bi chiếm đoạt khoản tiền 2,283 tỷ đồng (vốn tư nhân).
Bị cáo Nguyễn Bi bị tuyên phạt 15 năm tù về tội "Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và 7 năm tù về tội "Lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản". Tổng hợp hình phạt chung là 22 năm tù.
Trong vụ án này, 3 bị cáo khác nguyên là kế toán trưởng, kế toán thanh toán và thủ quỹ của Vifon bị tuyên phạt mức án từ 7 - 8 năm tù về tội "Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng".
Đây là phiên tòa xử vụ thứ 2 trong 10 vụ án tham nhũng điển hình được Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng yêu cầu đưa ra xét xử sớm.
Công Quang - Quốc Anh
Theo Dantri
Minh bạch tài sản mà không phát hiện "sếp" công ích nhận lương khủng Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện nhân đinh, lãnh đạo doanh nghiệp công ích nhận lương đến 2,6 tỷ đồng/năm nhưng qua kê khai, minh bạch tài sản không phát hiện được, cho thấy tính hình thức của biện pháp phòng ngừa tham nhũng nay. Trong thẩm tra báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng...