Một doanh nghiệp mua trọn 500 tỷ trái phiếu VietinBank
VietinBank vay nguồn kê thêm vốn cấp 2, trong tổng quy mô 1.000 tỷ đồng.
Ảnh minh họa.
Thông tin từ Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – VietinBank (mã CTG) cho biết, ngày 8/7, ngân hàng đã phát hành riêng lẻ thành công 500 tỷ đồng trái phiếu có kỳ hạn 15 năm cho một doanh nghiệp duy nhất.
Đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, không có tài sản bảo đảm, thoả mãn các điều kiện để được tính vào vốn cấp 2 của ngân hàng.
Video đang HOT
Trái phiếu có mệnh giá 1 tỷ đồng/trái phiếu và có lãi suất cố định 7,85%/năm với toàn bộ kỳ hạn 15 năm, lãi trả định kỳ hàng năm.
VietinBank có quyền mua lại trái phiếu bất kì lúc nào sau 1 năm kể từ ngày phát hành vào bất kì lúc nào và bất cứ giá nào phù hợp với qui định hiện hành.
Trước đó, ngày 29/6, ngân hàng này cũng đã phát hành thành công 500 tỷ đồng trái phiếu có kỳ hạn 8 năm. Lãi suất áp dụng cho tàn bộ thời hạn 8 năm là lãi suất thả nổi, được xác định bằng lãi suất tham chiếu 1,1%/năm. Lãi suất tham chiếu là bình quân lãi suất tiền gửi tiết kiệm cá nhân, kỳ hạn 12 tháng tại 4 ngân hàng VietinBank, Vietcombank, BIDV, Agribank. Bên mua là một doanh nghiệp trong nước.
Cả hai đợt phát hành trên nằm trong kế hoạch phát hành riêng lẻ 1.000 tỷ đồng trái phiếu của VietinBank đã được HĐQT thông qua trong tháng 6.
Được biết, VietinBank đã lên phương án phát hành trái phiếu ra công chúng năm 2020 với tổng khối lượng phát hành 10.000 tỷ đồng trong năm nay. Trong đó, bao gồm 5.000 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 10 năm và 5.000 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 8 năm.
Số tiền thu về cũng được bổ sung nguồn vốn cho vay ở ngành sản xuất và phân phối điện, ở ngành công nghiệp và chế biến chế tạo, ngành khai khoáng và còn lại vào ngành khác.
Lãi suất tiền gửi tiết kiệm 'lép vế' trước trái phiếu
Khi lãi suất tiền gửi tiết kiệm giảm mạnh thì trái phiếu doanh nghiệp đang hút mạnh tiền người dân vì có lợi tức hấp dẫn.
Báo cáo mới phát hành của Công ty chứng khoán SSI cho biết, so với lãi suất tiền gửi, lợi tức trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) cao hơn từ 0,8-1,7%/năm so với lãi suất tiền gửi cạnh tranh nhất.
Chính điều này, tính từ đầu năm 2020 đến nay, nhà đầu tư cá nhân đã mua trực tiếp gần 22,7 ngàn tỉ đồng đồng TPDN trên thị trường sơ cấp, tương đương 15% tổng lượng phát hành, cao hơn mức trung bình gần 10% của năm 2019.
Vì mức giãn cách của lãi suất tiền gửi giữa các nhóm ngân hàng thương mại (NHTM) cũng rất rộng, các NHTM nhỏ huy động với lãi suất cao hơn nhóm 4 NHTM nhà nước từ 1%-2%/năm.
Bởi vậy, nếu so với lãi suất tiền gửi của các NHTM lớn, lợi tức TPDN có thể cao hơn từ 1,8%-4%/năm tùy từng kỳ hạn.
SSI cũng cho biết, tổng quy mô thị trường TPDN hiện tại tương đương khoảng 8,6% tổng tiền gửi toàn hệ thống ngân hàng, xấp xỉ quy mô tiền gửi của Vietinbank, ngân hàng có thị phần tiền gửi thứ 4 tại Việt Nam sau BID, Agribank và Vietcombank; tương đương 9,3% dư nợ tín dụng và 19,5% tổng vốn hóa ba sàn chứng khoán Việt Nam.
Tính luỹ kế 6 tháng đầu năm 2020, tổng lượng TPDN phát hành ước tính ở mức 159 ngàn tỉ đồng, tăng 50% so với 6 tháng đầu năm 2019.
Các ngân hàng ồ ạt phát hành trái phiếu Các tổ chức tín dụng là nhóm phát hành trái phiếu nhiều nhất trong 6 tháng đầu năm, theo sau là các doanh nghiệp bất động sản. Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội vừa công bố thông tin tình hình phát hành trái phiếu doanh nghiệp 6 tháng đầu năm tại HNX. Theo đó, trong 6 tháng đầu năm, có 130 doanh...