Một doanh nghiệp công nghệ treo thưởng 1.500 USD cho hacker
Mới đây, TomoChain (nền tảng và hệ sinh thái ứng dụng blockchain tại Việt Nam) đã khởi động chương trình tìm lỗi bảo mật nhận tiền thưởng trên WhiteHub. Phần thưởng dành cho các hacker lên tới 1.500 USD khi tìm ra lỗi bảo mật nguy hiểm.
TomoChain treo thưởng 1.500 USD cho các hacker tìm ra lỗi bảo mật thuộc loại nghiêm trọng.
Theo thông tin công bố trên WhiteHub, chương trình bug bounty (tìm lỗi nhận thưởng) của TomoChain treo thưởng lên tới 1.500 USD cho các hacker tìm ra lỗi bảo mật thuộc loại nghiêm trọng.
Đối với các lỗi nhỏ hơn, TomoChain cũng trao mức thưởng từ 250 – 750 USD, tùy theo mức độ nguy hiểm của từng lỗi. WhiteHub cũng xác nhận đây là “khoản thưởng lớn nhất từ trước đến nay một công ty công nghệ Việt Nam công khai chi trả cho hacker mũ trắng”.
Chia sẻ về sự kiện này, ông Nguyễn Sỹ Thanh Sơn, nhà đồng sáng lập và Giám đốc công nghệ TomoChain, cho biết trong lĩnh vực tài chính nói chung, ổn định và bảo mật luôn là yếu tố được đặt lên hàng đầu.
“TomoChain là công ty công nghệ, chủ yếu xây dựng các sản phẩm tài chính xoay quan công nghệ blockchain. Chúng tôi hướng tới tính hoàn thiện, mang lại sự an tâm cho người dùng”, ông Sơn nói.
Video đang HOT
Trước TomoChain, nhiều công ty công nghệ khác tại Việt Nam đã triển khai hình thức bảo mật hợp tác với cộng đồng hacker mũ trắng để nâng cao bảo mật như vntrip, finhay, getfly hay một đồng tiền kỹ thuật số khác là VNDC stablecoin.
Quá trình hợp tác diễn ra thông qua các chương trình bug bounty, phía công ty sẽ trao thưởng cho các hacker tìm thấy lỗi bảo mật trong sản phẩm công nghệ như website, ứng dụng mobile hay APIs, để từ đó khắc phục những lỗi này trước khi kẻ xấu lợi dụng để khai thác.
Theo ông Nguyễn Hữu Trung, Giám đốc công nghệ CyStack Việt Nam, dưới góc nhìn an ninh mạng, việc hợp tác với hacker mang lại hiệu quả bảo mật cao, linh hoạt về thời gian và ngân sách. Điều này đặc biệt có lợi cho các công ty công nghệ hoạt động trong lĩnh vực tài chính, thương mại điện tử, du lịch trực tuyến, giáo dục trực tuyến, giải pháp phần mềm B2B, hay mô hình SaaS.
Nói về việc hợp tác với WhiteHub, Giám đốc công nghệ TomoChain, nhận định sự hợp tác này sẽ tạo nên sự giao thoa giữa hai cộng đồng, góp phần vào sự phát triển của cả hai phía.
TomoChain gọi vốn thành công 8,5 triệu USD vào đầu năm 2018. Hiện tại, đồng tiền số TOMO được giao dịch trên rất nhiều sàn lớn như Binance, FTX, Kucoin với khối lượng giao dịch đạt 48 triệu USD mỗi ngày, tổng số vốn hóa vào khoảng 37 triệu USD và xếp thứ 108 trên thị trường toàn cầu, theo Coinmarketcap. Đây cũng là mạng blockchain lớn nhất do người Việt làm chủ.
Theo vietnamfinance
Bức xúc vì Wi-Fi giảng đường quá chậm, sinh viên FPT hack website của trường
Website của thư viện Đại học FPT đã bị một "hacker", rất có thể là sinh viên trong trường, thay đổi nội dung với mục đích yêu cầu nhà trường cải thiện chất lượng mạng trên giảng đường.
Vào tối ngày 18/1, theo phát hiện của một số người dùng, website library.fpt.edu.vn của Trường Đại học FPT đã bị hack. Đây là website nội bộ, giới thiệu các đầu sách của thư viện trường đại học này mà sinh viên có thể mượn.
Website này đã bị một "hacker", rất có thể là sinh viên đang theo học tại trường này, thay đổi nội dung. "Hacker" này đã để lại nội dung: "Yêu cầu FPT HCM đổi Wi-Fi từng phòng học, đóng tiền không phải để mua SIM 3G, 4G. Cảm ơn".
Website library.fpt.edu.vn bị thay đổi nội dung (Ảnh: Nguyễn Văn Trường/J2Team Community)
Ghi nhận bình luận từ cộng đồng mạng, không ít trong đó là những sinh viên đang theo học FPT, tình trạng mạng tại giảng đường trường đại học này là không thật sự tốt. Với việc FPT là một trường đại học chuyên trách trong lĩnh vực CNTT và Internet được coi là "xương sống" của ngành này, cộng thêm học phí thuộc hàng "top" tại Việt Nam, không ngạc nhiên khi thấy phản ứng dữ dội từ phía sinh viên.
Nhiều sinh viên khác cũng phàn nàn về chất lượng mạng tại trường Đại học FPT
Tuy nhiên, đa phần đều đồng ý rằng cách giải quyết của vị "hacker" này là không hợp lý, khi sinh viên đứng đằng sau vụ việc này có thể sẽ phải chịu kỷ luật từ nhà trường.
Đại học FPT sau đó đã nhanh chóng khắc phục tạm thời bằng cách chuyển hướng (redirect) website trên về trang chủ của mình. Đến sáng ngày 19/01, website của thư viện Trường đại học FPT đã được hồi phục hoàn toàn và có thể truy cập bình thường.
Website đã hoạt động trở lại bình thường vào sáng ngày 19/01
Đây không phải lần đầu tiên Đại học FPT bị hack bởi chính sinh viên của mình. Hồi năm 2012, một sinh viên đã hack vào server của trường để gian lận kết quả thi và chỉnh sửa bài thi của thí sinh khác. Vụ việc này sau đó đã thu hút được sự chú ý của giới IT trong nước.
Theo GenK
Ô tô thông minh: Mục tiêu "béo bở" của các hacker Công ty An ninh mạng GuardKnox của Israel đã trình bày về mối đe dọa trong mô phỏng lái xe Công thức 1 tại triển lãm Điện tử tiêu dùng (CES) tại Las Vegas. Thảm họa giao thông sẽ cực lớn nếu không ngăn chặn được các lỗ hổng khi đưa ô tô thông minh vào hoạt động. Chỉ vài phút sau khi...