Một điều tuyệt đối phải làm nếu bạn đang dùng thẻ tín dụng, đừng chủ quan để rồi “tiền mất tật mang”!
Đôi khi “tiền mất tật mang” lại do chính sự bất cẩn của người dùng, đặc biệt khi sử dụng thẻ tín dụng.
Công nghệ ngày càng phát triển khiến cho cuộc sống ngày càng thuận tiện hơn rất nhiều, mọi thứ đều được giải quyết qua một vài cái click chuột hoặc một vài thao tác trên màn hình điện thoại.
Nhưng công nghệ phát triển cũng có mặt trái khi sự xuất hiện của tội phạm công nghệ ngày càng nhiều, hình thức ngày càng tinh vi. Chúng lợi dụng chính sự thiếu hiểu biết của những người mới tiếp cận công nghệ để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, qua mặt cơ quan chức năng… Đặc biệt, trong giai đoạn “bình thường mới” tội phạm công nghệ lại ngày càng bày ra nhiều chiêu trò để đánh lừa người dùng.
Tuy nhiên, không chỉ do những kẻ lừa đảo, đôi khi “tiền mất tật mang” lại do chính sự bất cẩn của người dùng. Đặc biệt khi sử dụng thẻ tín dụng.
Đây là một điều cần tuyệt đối phải làm khi bạn sử dụng thẻ tín dụng của bất kỳ ngân hàng nào trên thế giới không riêng gì Việt Nam. Đó chính là bảo mật mã số CVV của thẻ (Card Verification Value). Đây là mã dùng xác minh thẻ VISA, bao gồm cả thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng. Còn CVC (Card Verification Code) là mã dùng để xác minh thẻ tín dụng Mastercard.
Nếu bạn đưa thẻ thanh toán cho bất cứ ai (nhân viên, người lạ), sau đó không che lại mã số CVV, người này hoàn toàn có thể chụp lại mặt trước và mặt sau thẻ, sau đó tiến hành các giao dịch online một cách bình thường, tất nhiên sau đó, tiền sẽ không cánh mà bay ra khỏi tài khoản người dùng.
Người khác hoàn toàn có thể giao dịch online bằng tài khoản của bạn nếu chụp lại được mặt trước và mặt sau của thẻ
Video đang HOT
Vậy làm sao để có thể bảo mật mã số CVV/CVC này?
Bạn cần sử dụng tem vỡ do ngân hàng cung cấp để dán vào mã số này. Tem vỡ là tem bảo hành được in trên chất liệu decal vỡ – chất liệu tự dính, có tính chất dễ vỡ và không thể tái sử dụng nếu người dùng bóc hoặc mở niêm phong. Do đó có thể bảo mật được mã CCV/CVC và rất dễ phát hiện nếu ai đó có động thái cố tình bóc ra.
Ngoài cách này bạn cũng có thể ghi nhớ mã số này cho các giao dịch của mình, ghi chú trên điện thoại… sau đó dùng vật nhọn cào nhẹ dãy số này ra khỏi thẻ. Yên tâm thẻ của bạn vẫn có thể sử dụng và hoạt động một cách bình thường.
Dán tem vỡ hoặc cào nhẹ mã số CVV/CVC ra khỏi thẻ
Những lưu ý bảo mật này tuy đơn giản, nhưng nhiều người dùng hầu như không bao giờ chú ý đến. Do đó hãy lưu ý và bảo vệ mình trước khi xảy ra sự cố đáng tiếc.
Ngân hàng ra khuyến cáo 4 điều phải làm và 4 điều tuyệt đối không được mắc phải khi giao dịch online
Với tình trạng lừa đảo chiếm đoạt tài sản ngân hàng đang ngày càng phổ biến với nhiều hình thức chiêu trò tinh vi, ngân hàng đã đưa ra những khuyến cáo cho người dùng!
Công nghệ ngày càng phát triển khiến cho cuộc sống ngày càng thuận tiện hơn rất nhiều, mọi thứ đều được giải quyết qua một vài cái click chuột hoặc một vài thao tác trên màn hình điện thoại. Nhưng công nghệ phát triển cũng có mặt trái khi sự xuất hiện của tội phạm công nghệ ngày càng nhiều, hình thức ngày càng tinh vi. Chúng lợi dụng chính sự thiếu hiểu biết của những người mới tiếp cận công nghệ để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, qua mặt cơ quan chức năng... Đặc biệt, trong giai đoạn "bình thường mới" tội phạm công nghệ lại ngày càng bày ra nhiều chiêu trò để đánh lừa người dùng.
Những hình thức lừa đảo này vẫn đang nở rộ
Mới đây, nhiều ngân hàng đã lên tiếng cảnh báo người dùng 4 điều NÊN và KHÔNG NÊN làm để bảo vệ quyền lợi của bản thân.
4 điều NÊN LÀM
TÌM HIỂU KỸ thông tin điều khoản, dịch vụ, các quy định về lãi, phí, hạn mức trả nợ... trước khi quyết định vay tiền đồng thời lựa chọn các tổ chức tín dụng uy tín để tránh bị "mắc bẫy" vào hoạt động "tín dụng đen" sử dụng công nghệ cao ẩn danh dưới hình thức cho vay trực tuyến lãi suất cao.
HẾT SỨC CẢNH GIÁC với các tin nhắn, cuộc gọi, email yêu cầu truy cập đường link trang web, đăng nhập, cung cấp thông tin tài khoản, thông tin cá nhân.
LUÔN XÁC THỰC người đề nghị thực hiện giao dịch khi nhận được yêu cầu chuyển tiền, nạp tiền (qua điện thoại hoặc trực tiếp). Đặc biệt hết sức cảnh giác với những yêu cầu chuyển tiền trên mạng xã hội, dù người yêu cầu tự xưng là người thân, bạn bè.
Hết sức cảnh giác với những yêu cầu chuyển tiền trên mạng xã hội, dù người yêu cầu tự xưng là người thân, bạn bè
THƯỜNG XUYÊN THAY ĐỔI mật khẩu đăng nhập tài khoản Internet Banking, Smart Banking và có biện pháp để quản lý, bảo mật các thông tin này.
4 điều KHÔNG NÊN LÀM
KHÔNG CUNG CẤP thông tin của cá nhân cho bất cứ ai, kể cả người tự xưng là công an, cơ quan điều tra, nhân viên ngân hàng...Các thông tin cần bảo mật bao gồm: số CMND, CCCD, hộ khẩu, thông tin ngân hàng điện tử (tên đăng nhập, mật khẩu), thông tin xác thực giao dịch (các loại tin nhắn OTP/Smart OTP), thông tin về tài khoản ví liên kết (tên đăng nhập/mật khẩu) để tránh bị kẻ gian lấy cắp thông tin cá nhân và sử dụng trái phép. Đồng thời KHÔNG chia sẻ các thông tin này lên mạng xã hội.
Không cung cấp thông tin của cá nhân cho bất cứ ai, kể cả người tự xưng là công an, cơ quan điều tra, nhân viên ngân hàng...
KHÔNG TRUY CẬP và thực hiện giao dịch trên các website lạ nhận được qua điện thoại, tin nhắn, email.
KHÔNG LƯU TỰ ĐỘNG thông tin đăng nhập ngân hàng điện tử trên bất cứ máy tính và trình duyệt web nào.
KHÔNG ĐƯA THÔNG TIN giao dịch lên mạng, đặc biệt là những giao dịch mua bán hàng trực tuyến.
Chuyên gia bảo mật cũng bị lừa trực tuyến và những bài học cho bạn Ngay cả chuyên gia bảo mật cũng có thể bị lừa đảo trực tuyến ở những thời điểm khó ngờ nhất, bài học nào dành cho bạn? Trong một bài viết mới đây, ông Yeo Siang Tiong, Tổng giám đốc Kaspersky, chia sẻ cầu chuyện về việc bị lừa nhấp vào đường link nguy hiểm. Bản thân tôi, người viết bài này, cũng...