Một cựu cảnh sát tham gia cướp tiền ảo trên cao tốc bất ngờ được giảm án
Được rủ tham gia cướp tiền ảo Bitcoin trên cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, hai cựu cảnh sát ở TP.HCM đã nhanh chóng gật đầu tham gia.
Sau gần 1 tuần làm việc, ngày 1/11, TAND Cấp cao tại TP.HCM đã tuyên án đối với băng cướp tiền ảo trên cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây. Vụ việc này từng gây ồn ào khi tham gia băng cướp có 2 cựu cảnh sát.
Theo HĐXX, các bị cáo dùng vũ lực ngay tức khắc, khiến bị hại tê liệt ý chí để cướp tài sản. Hành vi của các bị cáo là nghiêm trọng, gây nguy hiểm cho xã hội, đã xâm phạm trực tiếp đến tài sản của bị hại. Vì vậy, mức án mà cấp sơ thẩm đã tuyên là đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
Từ các phân tích đó, HĐXX quyết định bác kháng cáo của bị cáo Hồ Ngọc Tài (34 tuổi) và Trần Ngọc Hoàng (40 tuổi, cùng quê Đà Nẵng), giữ nguyên mức án chung thân; bác đơn kháng cáo của bị cáo Nguyễn Quốc Dũng (cựu cán bộ Công an TP.HCM), giữ nguyên mức án 17 năm tù.
Đối với bị cáo Nguyễn Anh Tuấn (nguyên cán bộ công an phường tại quận 5, TP.HCM), HĐXX xét thấy, bị cáo phạm tội với vai trò giúp sức, cấp sơ thẩm đã tuyên bị cáo 12 năm tù là có phần nghiêm khắc. Ngoài ra, cáo có nhân thân tốt, phạm tội lần đầu, đang nuôi con nhỏ nên HĐXX quyết định chấp nhận một phần kháng cáo, giảm từ 12 năm xuống còn 10 năm tù đối với bị cáo Tuấn.
HĐXX cũng bác kháng cáo của các bị cáo còn lại, do không đưa ra tình tiết mới nào để giảm nhẹ.
Trước đó, phiên sơ thẩm, TAND TP.HCM đã tuyên phạt bị Hồ Ngọc Tài và Trần Ngọc Hoàng mức án chung thân; Nguyễn Quốc Dũng 17 năm tù và Nguyễn Anh Tuấn 12 năm tù. Các bị cáo khác cũng phải lãnh từ 9-19 năm tù cùng về tội “Cướp tài sản”.
Sau phiên sơ thẩm, các bị cáo đã làm đơn xin giảm nhẹ hình phạt.
Video đang HOT
Theo Bản án sơ thẩm, Tài và Hoàng được anh Lê Đức Nguyên (tự “Lucas”, quê Bình Định) tư vấn bán khoảng 1.000 Bitcoin (tương đương 100 tỷ đồng) để đầu tư vào các đồng tiền mới như Ifan, Aureus… trên các sàn giao dịch điện tử quốc tế nhưng bị thua lỗ hết số tiền đầu tư. Nghĩ anh Nguyên lừa đảo, Tài rủ Hoàng tìm anh Nguyên đòi lại tiền.
Sau đó, Tài thuê thám tử tư với giá 25 triệu đồng để tìm được nơi ở của anh Nguyên tại một chung cư ở TP. Thủ Đức (trước đây thuộc quận 2, TP.HCM), đồng thời gắn định vị trên xe của anh Nguyên để theo dõi.
Để việc đòi tiền thành công, Tài rủ thêm nhiều người, trong đó có 2 cựu công an là Nguyễn Quốc Dũng (cựu cán bộ Công an TP.HCM) và Nguyễn Anh Tuấn (nguyên cán bộ công an phường tại quận 5, TP.HCM), tham gia, hứa sẽ chia 30% số Bitcoin lấy được.
Ngày 17/5/2020, biết gia đình anh Nguyên đi từ Lâm Đồng về TP.HCM, Tài rủ đồng bọn đi trên nhiều ô tô, bám theo xe anh Nguyên trên cao tốc Long Thành – Dầu Giây.
Khi đến khu vực thị trấn Dầu Giây (huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai), theo sự phân công của Tài, một ô tô vượt lên chặn đầu xe, một chiếc khác đâm vào đuôi xe của anh Nguyên.
Khi thấy anh Nguyên xuống xe, nhóm của Tài lập tức ập tới dùng súng bắn đạn bi khống chế. Một nhóm khác ép vợ con anh Nguyên lên xe của chúng rồi dọa sẽ tiêm máu HIV vào vợ, con anh Nguyên để buộc anh này đọc mật khẩu truy cập vào ví điện tử để Tài chuyển về ví của mình.
Trên đường di chuyển về TP.HCM, nhóm này tiếp tục đánh, buộc anh Nguyên gọi cho anh trai chuyển thêm 1.000 Bitcoin cho chúng. Trong lúc nói chuyện, anh Nguyên hét lớn khiến người anh ở nhà sinh nghi, không chuyển tiền.
Sau khi chuyển được tiền ảo từ tài khoản anh Nguyên thành công, chúng thả gia đình anh Nguyên xuống rồi tẩu thoát.
Theo kết quả giám định, số tiền điện tử của anh Nguyên bị chiếm đoạt là 168 Bitcoin, quy đổi tổng trị giá hơn 37 tỷ đồng cùng một số tài sản khác khoảng 45 triệu đồng.
2 cựu công an tham gia vụ cướp Bitcoin trên cao tốc lãnh án
Về phần dân sự, HĐXX buộc các bị cáo liên đới bồi thường cho người bị hại hơn 18,8 tỉ đồng, là số tiền thực tế các bị cáo quy đổi tiền Bitcoin chiếm đoạt được của người bị hại.
Số Bitcoin còn lại do không thu hồi được nên không có cơ sở xem xét.
Chiều 16.5, TAND TP.HCM xử sơ thẩm đã tuyên án vụ án "cướp tài sản" là tiền ảo Bitcoin trị giá hơn 37 tỉ đồng, liên quan đến bị cáo Hồ Ngọc Tài (33 tuổi), Trần Ngọc Hoàng (39 tuổi) và 14 đồng phạm.
16 bị cáo đều bị Viện KSND tối cao truy tố ở khung hình phạt 18 - 20 năm tù hoặc tù chung thân.
Các bị cáo (bên trái) và người tham gia tố tụng nghe HĐXX tuyên án. Ảnh PHAN THƯƠNG
Sau khi nghị án dài ngày, HĐXX nhận định, theo lời khai nhận tội của các bị cáo, lời khai của người bị hại và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, kết luận định giá cùng các chứng cứ khác trong hồ sơ, đủ cơ sở kết luận, năm 2018, nghe anh N. tư vấn nên Tài đã bán hết 1.000 Bitcoin (trị giá khoảng 100 tỉ đồng), chuyển sang mua tiền ảo mới nổi như Aureus, Ifans... trên các sàn giao dịch tiền điện tử quốc tế, nhưng thua lỗ hết.
Nghi ngờ anh N. lừa tiền điện tử của mình nên Tài, Hoàng đã rủ rê, lôi kéo 14 bị cáo khác, trong đó có 2 cựu cán bộ công an tại TP.HCM là Nguyễn Quốc Dũng (41 tuổi, từng là cán bộ thuộc một phòng nghiệp vụ của Công an TP.HCM) và Nguyễn Anh Tuấn (29 tuổi, từng là cán bộ công an phường tại Q.5, TP.HCM) lên kế hoạch chiếm đoạt tiền điện tử của anh N.
HĐXX tuyên án. Ảnh PHAN THƯƠNG
Ngày 17.5.2020, Tài, Hoàng và đồng phạm tạo ra vụ va quẹt ô tô trên cao tốc Dầu Giây - TP.HCM (đoạn thuộc địa phận Đồng Nai), sau đó khống chế, uy hiếp, đe dọa anh N. thực hiện lệnh chuyển tiền điện tử của anh N. cho Tài.
Theo kết quả giám định, số tiền điện tử của anh N. bị chiếm đoạt là 168 Bitcoin, quy đổi tổng trị giá hơn 37 tỉ đồng cùng một số tài sản khác khoảng 45 triệu đồng.
Theo HĐXX, các bị cáo đã chiếm đoạt tiền điện tử của người bị hại. Việc quy đổi tiền điện tử sang tiền đồng Việt Nam thì số tiền đồng Việt Nam quy đổi thành công sẽ là số tiền chiếm đoạt, và bồi thường cho người bị hại.
Lý do cướp hơn 37 tỉ đồng, chỉ bồi thường hơn 18,8 tỉ đồng
Về tranh cãi tiền điện tử, tiền ảo có phải là tài sản, HĐXX nhận thấy pháp luật Việt Nam chưa chấp nhận Bitcoin và tiền ảo khác là tiền tệ, phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam, nên việc trưng cầu phải định giá đối với tiền ảo là không có cơ sở. Mặt khác kết luận định giá không phải là căn cứ duy nhất kết tội, khi có căn cứ khác xác định giá trị chiếm đoạt, mà căn cứ này phù hợp với căn cứ khác trong hồ sơ vụ án.
Các bị cáo tại tòa
Ngoài ra, HĐXX phân tích tội cướp tài sản là tội cấu thành tội hình thức, trong khi mục đích của các bị cáo là chiếm đoạt tiền VNĐ thông qua việc uy hiếp anh N. và người thân anh N. chuyển tiền ảo. Và thực tế, sau khi chiếm đoạt được tiền ảo của anh N., các bị cáo đã quy đổi ra tiền VNĐ và chia nhau hưởng lợi.
Về trách nhiệm dân sự, HĐXX nhận định các bị cáo đã khống chế người bị hại cướp 168 Bitcoin (tương đương hơn 37 tỉ đồng), tuy nhiên thời điểm các bị cáo phạm tội, pháp luật Việt Nam chưa công nhận Bitcoin và tiền ảo tương tự khác là tiền tệ, phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam. Tuy vậy, theo HĐXX, các bị cáo đã quy đổi 1 số Bitcoin thành công và chiếm hưởng hơn 18,8 tỉ đồng của người bị hại nên các bị cáo chiếm hưởng phải bồi thường thiệt hại cho người bị hại.
Số Bitcoin còn lại do không thu hồi được, nên không có cơ sở xem xét bồi thường theo yêu cầu của người bị hại.
Đấu tranh mạnh với tội phạm ma túy tại các khách sạn, quán bar, karaoke Nhiều đối tượng chọn các cơ sở lưu trú, karaoke, quán bar để tổ chức sử dụng và mua bán trái phép chất ma túy. Công an các đơn vị, địa phương đã chủ động kế hoạch phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả đối với tội phạm này. Rạng sáng 2/10, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an...