Một cuộc chiến quá đắt
Cuộc chiến tranh gây tranh cãi và tốn kém của NATO tại Libya đã chính thức khép lại sau khi Hội đồng NATO tuyên bố chấm dứt “Chiến dịch Người bảo vệ thống nhất” (OUP) kể từ ngày hôm nay (31-10).
Cuộc chiến tại Libya tiêu tốn hàng tỷ USD của NATO
Từ khi cuộc chiến nhằm vào Libya bắt đầu đêm 19-3 bằng chiến dịch “Bình minh Odyssey” đến ngày ông Gaddafi bị sát hại, máy bay chiến đấu của liên quân NATO đã thực hiện tổng cộng 26.089 lượt xuất kích, tiến hành 9.618 cuộc không kích. Trong đó riêng máy bay Mỹ thực hiện 7.725 lượt xuất kích, 1.845 cuộc tấn công chưa kể những cuộc tấn công trong ngày đầu bằng hàng trăm tên lửa Tomahawk trị giá hàng triệu USD mỗi quả.
Tính ra cái giá mà liên quân NATO phải trả cho cuộc chiến lật đổ chế độ nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi kết thúc bằng chiến dịch OUP không hề rẻ. Dù cuộc chiến chỉ kéo dài có 7 tháng 12 ngày song cũng đã tiêu tốn của các thành viên liên minh quân sự này tới hàng tỷ USD trong bối cảnh chi tiêu ngân sách đang hết sức eo hẹp do cuộc khủng hoảng nợ hoành hành dữ dội từ Mỹ sang châu Âu.
Theo thống kê chưa đầy đủ tới tháng 9 vừa qua, chỉ riêng nước Mỹ đã tiêu tốn vào cuộc chiến Libya khoảng 2 tỷ USD, theo như lời của Phó Tổng thống nước này Joe Biden. Song chắc chắn tổng chiến phí của Mỹ tại Libya sẽ bị đội lên rất nhiều bởi hiện vẫn chưa tính tới chi phí thông qua Bộ Ngoại giao, Cục tình báo Trung ương (CIA) và các cơ quan khác liên quan thuộc chính quyền Mỹ.
Tổng chi phí của hàng chục thành viên NATO khác cũng không hề thua kém Mỹ. Theo Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Gerard Longuet, tổng chi phí cho cuộc chiến Libya của nước này lên tới 320 triệu euro tính đến ngày 30-9, trong khi Bộ trưởng Quốc phòng Anh Liam Fox thừa nhận Anh tốn hơn 40 triệu bảng (64 triệu USD) mỗi tháng cho hoạt động quân sự ở Libya.
Video đang HOT
Tốn kém là một chuyện, NATO và các nước thành viên chịu không ít tai tiếng khi được cho là lợi dụng Nghị quyết của Hội đồng bảo an LHQ để phát động cuộc chiến tại Libya. Bom đạn của NATO đã đóng vai trò quyết định hậu thuẫn lực lượng Hội đồng Dân tộc chuyển tiếp ( NTC) lật đổ chính quyền ông Gaddafi, song cũng tàn phá đất nước cũng như làm thiệt mạng không ít thường dân Libya vô tội.
NATO đã đạt được mục đích của mình trong cuộc chiến Libya khi lật đổ chế độ và tiêu diệt được ông Gaddafi nhưng chừng đó chưa đủ để đảm bảo cho đất nước này có thể có ngay hòa bình và an ninh. Việc NTC kêu gọi NATO tiếp tục chiến dịch quân sự tại Libya cho thấy chính quyền mới tại quốc gia Bắc Phi này đang lo ngại không kiểm soát được tình hình tại đất nước có rất nhiều nhóm vũ trang cũng như các bộ lạc chống lẫn nhau.
Điều đáng nói nữa là vừa lật đổ chế độ Gaddafi thì các thành viên NATO cũng là các quốc gia phương Tây đã lại phải e ngại với chủ nhân mới tại Libya. Ngay trong tuyên bố giải phóng Libya khỏi chế độ Gaddafi, chính quyền mới đã đặt vấn đề áp dụng luật Hồi giáo, trong đó có điều khoản cho phép đa thê, trước khi đề cập tới các vấn đề an ninh và giáo dục vốn cấp thiết hơn rất nhiều.
Khép lại một cuộc chiến song chưa phải vì thế mà có thể chấm dứt mối lo của NATO và phương Tây.
Theo ANTD
Nhiều bí mật động trời vĩnh viễn theo ông Gaddafi
Mối quan hệ khăng khít giữa Gaddafi với Tổng thống Pháp và cựu thủ tướng Anh, mối liên hệ giữa tình báo Libya với Anh, Mỹ... mà ông Gaddafi biết rất rõ sẽ theo ông xuống mồ.
Ông Gaddafi chết đi mang theo nhiều bí mật động trời.
Giờ đây NATO đã có thể thở phào nhẹ nhõm sau cái chết của Gaddafi, bởi lẽ tuy họ không đích thân sát hại Gaddafi nhưng vẫn bịt được miệng một nhân vật biết quá nhiều bí mật động trời có liên quan đến họ.
Đúng thế, Gaddafi là một nhân vật biết quá nhiều. Nếu như ông ta bị bắt sống, chắc chắn ông ta sẽ bị chuyển cho Toà án Hình sự Quốc tế La Haye là Toà án hồi tháng 6 đã cáo buộc ông tội ác chống lại nhân loại. Có thể dễ dàng hình dung thấy bầu không khí chấn động và hoảng loạn mà ông sẽ gây ra ở La Haye.
Chắc chắn ông Gaddafi sẽ kể về mối quan hệ khăng khít giữa ông với Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và cựu Thủ tướng Anh Tony Blair, về những chi tiết của sự cộng tác giữa Chính phủ ông với các cơ quan tình báo phương Tây trong lĩnh vực đấu tranh chống khủng bố cũng như với EC trong vấn đề hạn chế người di cư từ bờ biển Libya.
Và cuối cùng, chắc chắn ông sẽ kể về việc dành những hợp đồng nhiều tỷ USD cho các công ty dầu mỏ và công ty xây dựng phương Tây.
Ông Gaddafi nếu như còn sống và bị đưa về La Haye chắc chắn sẽ có nhiều điều để kể bởi vì sự cộng tác giữa Chính phủ ông với Phương Tây là rất lớn. Trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo - cuộc đấu tranh mà ông đã nhiều lần tuyên bố sẽ kiên quyết không kém gì Washington, Paris và London - mối liên hệ giữa cơ quan tình báo Libya với CIA và MI-6 là đặc biệt chặt chẽ.
Điều này được chứng thực qua những tài liệu mật mà các chuyên gia của tổ chức Human Rights Watch mới tìm ra được. Các nhân viên CIA và MI-6 còn gắn bó chặt chẽ hơn với gia đình Gaddafi.
Theo tin đăng tải hồi đầu tháng 9 trên tờ báo Anh The Guardian, Mark Allen - cựu Giám đốc phân ban chống chủ nghĩa khủng bố của MI-6 - là nhân vật chủ chốt của Phương Tây trong các cuộc hội đàm bí mật với phía Libya nhằm thuyết phục Gaddafi từ bỏ chương trình của ông trong lĩnh vực vũ khí sát thương hàng loạt.
Cũng theo tờ The Guardian, sau khi không trở thành Giám đốc MI-6 vào năm 2004, Mark Allen gia nhập khu vực tư nhân và trở thành Cố vấn chính trong Công ty Monitor Group, công ty được Gaddafi trả công hậu hĩnh vì đã tạo dựng được hình ảnh tích cực của ông trên thế giới.
Monitor Group cũng chính là Công ty đã giúp con trai Gaddafi là Saif Al-Islam được phép tiến hành nghiên cứu nhằm nhận được học vị Tiến sĩ tại trường Kinh tế London. Mark Allen còn là cố vấn của Công ty dầu mỏ khổng lồ BP và đã giúp công ty này giành được những hợp đồng béo bở ở Libya dưới thời Gaddafi.
Cả Chính phủ Anh và Pháp đều đã từng đua nhau săn đón "Ngài Gaddafi kính mến". Tờ báo Anh Daily Mail mới đây đã công bố bản sao bức thư mà trong đó cựu Thủ tướng Anh Tony Blair viết cho người con trai Saif Al-Islam của Gaddafi, tỏ ý sẵn sàng giúp anh ta nghiên cứu nhằm nhận được học vị Tiến sĩ tại trường Kinh tế London.
Trong thời gian Tony Blair làm Thủ tướng cũng như trong thời gian Gordon Brown kế tục chức vụ này, nước Anh đã đẩy mạnh việc bán vũ khí và thiết bị quân sự cho chế độ Gaddafi và gửi những đại diện của Lực lượng Không quân đặc biệt Anh đến Libya nhằm giúp các lực lượng của Gaddafi soạn thảo chiến thuật đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố.
Tổng thống Pháp Nicolas Sarkpzy còn tỏ ra mạnh tay hơn. Hồi năm 2007, ông Sarkozy đã mời đích thân Gaddafi đến Paris thực hiện cuộc đi thăm chính thức cấp Nhà nước mà kết quả là hai bên đã ký những hợp đồng nhiều tỷ USD cho các công ty Pháp ở Libya.
Cái chết của Gaddafi cũng rất "đúng lúc" đối với Hội đồng Dân tộc chuyển tiếp Libya (NTC). Ai cũng biết nhiều thủ lĩnh của NTC đã từng tận tuỵ phục vụ Gaddafi và nhờ đó đã được hưởng biết bao công danh phú quý.
Gaddafi biết rõ mọi thứ về họ, biết rõ những thói hư tật xấu của họ. Nhưng giờ đây, họ đã có thể an tâm tiếp tục tận hưởng phú quý trong chế độ mới bởi vì Gaddafi đã chết, không còn có thể là bóng ma ám ảnh họ nữa.
Theo Tiền Phong
Hoàn tất chôn cất Gaddafi và con trai Thi hài của nhà cựu lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi, con trai Mutassim và cựu giám đốc tình báo đã được chôn cất ở một địa điểm bí mật trên sa mạc vào sáng sớm hôm nay. Thi thể Gaddafi và con trai đã được đưa đi chôn cất. Quan chức Hội đồng dân tộc chuyển tiếp NTC nói với BBC rằng thi...