Một công ty sắp mua lại Toshiba với giá hơn 20 tỷ USD
Sau khi đóng cửa nhiều mảng kinh doanh, Toshiba đang xem xét đề nghị bán mình cho một công ty tư nhân.
Đại diện tập đoàn Toshiba của Nhật cho biết đã nhận được đề nghị mua lại từ công ty cổ phần tư nhân CVC Capital Partners, có trụ sở tại Luxembourg.
Theo WSJ , Toshiba đang xem xét đề nghị một cách cẩn thận. Sau tuyên bố trên, cổ phiếu Toshiba đạt mức cao nhất từ tháng 12/2016. Nobuaki Kurumatani, CEO Toshiba từng là chủ tịch của CVC Nhật Bản.
Giá trị thương vụ CVC mua Toshiba sẽ dựa vào bộ phận sản xuất chip nhớ, “viên ngọc quý” trong quá khứ của Toshiba, Nikkei đưa tin.
Các nhà phân tích dự đoán giá trị của Kioxia Holdings (đổi tên từ Toshiba Memory) rơi vào khoảng 10,9-23,7 tỷ USD. Sự chênh lệch lớn đến từ giá sản xuất chip nhớ đang biến động mạnh. Năm ngoái, Kioxia đã ngừng kế hoạch chào bán cổ phiếu lần đầu do doanh thu bị ảnh hưởng bởi lệnh trừng phạt của Mỹ dành cho Huawei.
Một trong những tập đoàn lâu đời của Nhật đang xem xét lời đề nghị bán mình.
Video đang HOT
CVC được cho muốn thâu tóm Toshiba với giá 45,6 USD mỗi cổ phiếu, tương đương 20,9 tỷ USD, cao hơn khoảng 30% so với vốn hóa thị trường hiện nay của tập đoàn Nhật Bản.
Nếu được bán với giá hơn 20 tỷ USD, đây có thể là thương vụ kiểu đòn bẩy (leveraged buyout) lớn nhất châu Á, vượt qua vụ thâu tóm mảng chip nhớ Toshiba của Bain Capital năm 2018 với giá 18 tỷ USD. Thương vụ kiểu đòn bẩy có nghĩa CVC sẽ vay tiền để thâu tóm Toshiba, sau đó dùng luồng tiền từ công ty được mua để trả nợ.
Do tham gia vào lĩnh vực hạ tầng, quốc phòng tại Nhật, thương vụ mua lại Toshiba cần được chính phủ nước này chấp thuận. Fumio Matsumoto, Giám đốc chiến lược của Okasan Securities nhận định điều đó khiến thương vụ “không chắc chắn xảy ra”.
Khi được hỏi về Toshiba, phát ngôn viên của chính phủ Nhật Katsunobu Kato khẳng định điều quan trọng là duy trì hoạt động kinh doanh ổn định.
Thời gian gần đây, Toshiba đối diện áp lực từ các cổ đông về việc cải thiện bộ máy quản trị. Hồi tháng 3, tập đoàn này đã chỉ định nhóm điều tra tính công bằng trong bỏ phiếu tại đại hội cổ đông năm 2020.
Hoạt động kinh doanh của Toshiba gặp khó khăn sau vụ bê bối kế toán năm 2015. Kể từ đó, tập đoàn này phải bán đi bộ phận chip nhớ, đóng cửa mảng y tế, điện tử tiêu dùng và thiết bị gia dụng để tập trung vào lĩnh vực năng lượng, hạ tầng công nghiệp.
LG - 'nạn nhân' của cuộc đua 'song mã' Apple - Samsung
Quyết định rút khỏi thị trường di động của LG cho thấy mức độ cạnh tranh trong ngành công nghiệp này, đặc biệt giữa Apple và Samsung, quá khắc nghiệt.
LG từng nằm trong top 5 nhà sản xuất smartphone hàng đầu thế giới, nhưng hãng đã không duy trì được vị thế này lâu khi Samsung và Apple liên tục thống trị thị trường Mỹ, trong khi các công ty như Huawei và Xiaomi giành nhau thị phần châu Âu.
Thị phần smartphone toàn cầu hiện tại của LG chỉ khoảng 2%.
Theo Counterpoint Research, tính đến quý IV/2020 tại Mỹ, Apple và Samsung chiếm 81% thị phần smartphone, trong đó, Apple chiếm 65%, Samsung chiếm 16% và LG đứng thứ ba với 9%. Samsung và Apple là hai hãng sản xuất smartphone duy nhất tăng trưởng tại Mỹ thời gian này.
Trên thị trường toàn cầu, Apple cũng chiếm vị trí số một trong quý IV/2020 với 23,4% thị phần, trong khi Samsung đứng thứ hai với 19,1%, theo International Data Corp.
Samsung và LG là hai đối thủ lâu năm trong ngành công nghiệp điện tử và thiết bị gia dụng, nhưng Samsung có lợi thế quan trọng mà LG thiếu khi nói đến lĩnh vực smartphone. Ngay khi thị trường smartphone còn non trẻ, Samsung đã xác định ngay từ đầu rằng điện thoại của mình phải là đối thủ cạnh tranh chính của iPhone. Năm 2012, "bom tấn" Galaxy S3 của Samsung thậm chí đã vượt qua iPhone 4S để trở thành smartphone bán chạy nhất năm, theo Strategy Analytics.
Sự ra mắt thành công của Galaxy S3 đã định hình cuộc đua "song mã" trên thị trường smartphone giữa Apple và Samsung. Không có nhà sản xuất điện thoại Android nào có sản phẩm đạt đến tầm phổ biến của Galaxy S3 khi đó. Nó đã đưa dòng Galaxy S của Samsung lên bản đồ smartphone toàn cầu và trở thành đối thủ cạnh tranh chính của iPhone trong nhiều năm.
Mặc dù đã đổi mới theo một số cách, các nhà sản xuất điện thoại Android khác đơn giản là không thể theo kịp Samsung, Apple. Ví dụ, nhiều chuyên gia công nghệ đã ca ngợi HTC vào năm 2013 với chiếc điện thoại One M7 bắt mắt, hơn mọi điện thoại Android trên thị trường về chất lượng và thiết kế. Nhưng nó không bao giờ có được doanh số bán hàng tương xứng với những giải thưởng đó. Kết cục, HTC đã phải bán một phần mảng kinh doanh smartphone cho Google vào năm 2018.
Moto X ra mắt năm 2013 của Motorola cũng được cho là đi trước thời đại với tính năng điều khiển bằng giọng nói và được các nhà đánh giá đón nhận nồng nhiệt. Nhưng ngay năm sau, Google đã quyết định bán bộ phận di động của Motorola cho Lenovo. Cho đến nay, công ty này vẫn phải chật vật để tăng cường sự hiện diện trên thị trường điện thoại thông minh.
Ngay cả Google, công ty tạo ra Android, cũng gặp khó khăn khi thâm nhập vào lĩnh vực kinh doanh smartphone. Sau trắc trở trong việc bán điện thoại cao cấp để cạnh tranh với iPhone và dòng Galaxy S, Google cuối cùng đã chuyển hướng sang bán điện thoại thông minh Pixel với giá rẻ hơn.
LG cũng chọn con đường tương tự. Dù đã đi trước các đối thủ trong một số mặt, chẳng hạn đưa máy ảnh góc rộng lên smartphone nhiều năm trước khi Apple và Samsung làm, Bloomberg cho biết bộ phận kinh doanh smartphone của LG vẫn phải chịu khoản lỗ tổng cộng 4,5 tỷ USD trong sáu năm, dẫn đến quyết định đóng cửa đơn vị này.
Thay vì tập trung vào smartphone, LG sẽ chuyển trọng tâm vào các lĩnh vực như thiết bị nhà thông minh, linh kiện xe điện, robot và trí tuệ nhân tạo.
Tất nhiên, thành công của Samsung và Apple chỉ là một yếu tố ảnh hưởng đến thị trường điện thoại di động. Các thương hiệu của Trung Quốc nổi bật với mức giá dễ tiếp cận, như Huawei, Xiaomi, Oppo và OnePlus, cũng là nguyên nhân khiến thị phần của LG sụt giảm vào năm 2015. Tuy nhiên, Samsung và Apple vẫn thoải mái ở vị trí dẫn đầu thị trường trong nhiều năm và LG chỉ là nạn nhân mới nhất.
CEO Bkav lý giải khúc mắc trong hợp đồng bán Bphone ra châu Âu Bị nghi ngờ nguỵ tạo hợp đồng bán Bphone sang châu Âu, ông Nguyễn Tử Quảng lên tiếng giải thích. Ông Nguyễn Tử Quảng hôm 22/3 đăng trên Facebook cá nhân một hợp đồng mua bán Bphone với đối tác từ châu Âu. Bình luận dưới bài viết này, nhiều người đặt nghi ngờ về tính xác thực của hợp đồng. Hợp đồng...