Một công ty dịch vụ đấu giá bị phạt vì thu phí vượt quy định
Ngày 27/9, tin từ Sở Tư pháp tỉnh Cà Mau cho biết, đơn vị này vừa ra quyết định xử phạt hành chính đối với Công ty Cổ phần Tư vấn Dịch vụ Đấu giá Cà Mau (phường 5, TP Cà Mau) vì đã tự ý thu phí đấu giá vượt quy định.
Trước đó, ông Nguyễn Văn Tường (ngụ tỉnh Bạc Liêu) có đơn khiếu nại việc về một số sai phạm tại Công ty CP Dịch vụ Đấu giá Cà Mau. Cụ thể là Công ty này đã có biểu hiện bưng bít thông tin bán đấu giá tài sản, thu phí sai quy định và dừng cuộc đấu giá không rõ lý do.
Nội dung đơn ông Tường nêu rõ, sau khi nghe thông báo trên Đài truyền thanh TP Cà Mau về việc bán đấu giá 24 tấn sắt gỡ từ cầu Năm Căn (Cà Mau), ông Tường đã mua hồ sơ tham gia đấu giá nhưng Công ty này không chịu bán với lý do là thông báo bán đấu giá sắt phế liệu.
Sau khi ông Tường chứng minh được có thông báo trên đài, Công ty mới chịu bán hồ sơ cho ông. Tuy nhiên, thay vì thu phí 200.000 đồng theo quy định, đại diện Công ty này lại thu của ông đến 500.000 đồng.
Điều đáng nói là khi ông Tường đến dự đúng giờ thông báo thì thì Công ty cho biết không bán đấu giá nữa và kêu ông Tường nhận lại tiền đặt cọc (hơn 18 triệu đồng).
Video đang HOT
Được biết, ngoài việc phạt hành chính với số tiền 7 triệu đồng, Sở Tư pháp còn yêu cầu Công ty này rút kinh nghiệm về việc thực hiện niêm yết, thông báo công khai những thông tin đấu giá vì thời gian qua công Công ty này đã thực hiện không đúng quy định.
Tuấn Thanh
Theo dantri
Cái chết đáng ngờ của vị phụ chính đại thần
- Từng lãnh sứ mệnh nhận di chiếu của vua Tự Đức và chịu trách nhiệm việc lập vua mới. Thế nhưng, chính công việc này đã dẫn đến cái chết đầy bí ẩn của Trần Tiễn Thành.
Trần Tiễn Thành (1813 - 1883) sinh ra và lớn lên tại huyện Hương Trà (tỉnh Thừa Thiên - Huế). Nhờ thông minh, hiếu học, năm 1838 dưới thời vua Minh Mạng, ông tham dự thi Hội và đỗ Tiến sỹ. Cũng từ đó, hoạn lộ của ông ngày một thênh thang. Cuối thời Tự Đức, Trần Tiễn Thành cùng với Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết là ba bậc đại thần có quyền uy lớn trong triều đình lúc bấy giờ, từng lãnh sứ mệnh nhận di chiếu của vua Tự Đức và chịu trách nhiệm việc lập vua mới. Thế nhưng, chính công việc này đã dẫn đến cái chết đầy bí ẩn của ông.
Sách "Đại Nam chính biên liệt truyện" có viết: Vào tháng 6 năm Quý Mùi (1883), di chiếu của vua Tự Đức để lại cho Hoàng tử trưởng là Thụy Quốc Công nối nghiệp. Vì vua Tự Đức không có con trai, nên Thụy Quốc Công (con nuôi) được tôn lên ngôi, lấy hiệu là Dục Đức. Với tư cách là Phụ chính đại thần, Trần Tiễn Thành được lựa chọn để đọc di chiếu.
Thế nhưng, trong di chiếu của Tự Đức có đoạn nhận xét về tính cách vị tân vương không tốt lắm, đọc đến đoạn này, Trần Tiễn Thành khẽ tiếng rồi húng hắng ho. Tôn Thất Thuyết bèn giả bộ ngạc nhiên đến lạ lùng và chờ cho Trần Tiễn Thành đọc xong thì vặn hỏi. Thành lựa lời đáp rằng: "Lão phu lúc đó bị ho nên hụt hơi, khiến cho tiếng bị nhỏ".
Muốn nhổ cái gai trong mắt, Tôn Thất Thuyết liền xui một số đại thần dâng tấu biểu nói rằng Trần Tiễn Thành đã cố tình đọc sai di chiếu. Vua Dục Đức đành phải giao Trần Tiễn Thành cho triều đình bàn nghị. Đình thần khép ông vào tội phải đánh bằng gậy và cách chức, nhưng vua Dục Đức cho là bậc cựu thần của bốn triều vua, nên chỉ giáng hai cấp và vẫn lưu lại để làm việc.
Từ đó, Trần Tiễn Thành ngày nào cũng bị Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết bức bách nên đành viện cớ bị bệnh xin về quê an dưỡng tuổi già. Sẵn mưu phế đế, Tường và Thuyết tìm cách mua chuộc Trần Tiễn Thành nhưng ông quyết không nghe theo. Ngay đêm đó, Trần Tiễn Thành đã bị kẻ cướp giết chết.
Khi đó, quần thần trong triều đều ngờ là có kẻ sai khiến làm nên chuyện ấy, nhưng không dám nói ra. Về sau, điều tra mới biết, chính Tường và Thuyết đã sai bọn tay sai ám sát Trần Tiễn Thành do lo sợ âm mưu phế đế bị bại lộ.
Tôn Thất Thuyết - một trong ba vị phụ chính đại thần
Luật nay: Giết người là tội ác không thể dung thứ
Dưới thời phong kiến, việc vua này qua đời sẽ có vua khác lên thay theo di chiếu hoặc sự sắp đặt của hoàng tộc. Hành động phế đế của Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết đã phạm vào tội đại nghịch bất đạo. Ngoài ra, việc Tường và Thuyết sai bọn tay sai ám sát đại thần Trần Tiễn Thành là hành vi giết người, cần phải bị xử lý nghiêm theo pháp luật.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, hành vi của Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết đã cấu thành tội giết người, được quy định tại Điều 93 Bộ luật Hình sự. Không những thế, hành vi giết người được thực hiện nhằm mục đích che giấu tội phạm khác. Hình phạt cao nhất cho tội danh này là chung thân hoặc tử hình.
Theo tiến trình của vụ án, do Tường và Thuyết đã có sẵn âm mưu phế vua cũ, lập vua mới nên không ít lần tìm cách hãm hại Trần Tiễn Thành. Đầu tiên là việc xui các đại thần sàm tấu với nhà vua, cố tình đổ tội cho Thành không đọc chi tiết quan trọng trong di chiếu. Hậu quả của âm mưu này là Trẫn Tiễn Thành bị giáng hai chức quan. Chưa dừng lại ở đó, cả hai thường xuyên o ép, bức bách đến mức Trần Tiễn Thành phải xin từ quan về quê.
Không chịu buông tha, Tường và Thuyết tìm cách mua chuộc để Trần Tiễn Thành ký vào bản đồng ý phế đế. Thế nhưng, vốn tính khẳng khái của một bậc đại trượng phu, Thành kiên quyết không đồng ý. Để che đậy âm mưu của mình, Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết đã sai người ám sát Thành, sau đó đổ lỗi cho bọn trộm cướp. Mãi đến sau này, đến khi vụ án được làm sáng tỏ thì Tường và Thuyết cũng đã ở sâu dưới 10 tấc đất.
Thời kỳ đó, một số đại thần đã tỏ ý nghi ngờ, thế nhưng, vào cái thời mà vận nước đang hồi nghiêng ngả, xã tắc đang dần rơi vào tay ngoại bang, triều đình nhà Nguyễn lại hết sức nhu nhược nên chẳng ai dám đứng ra tố cáo việc làm sai trái của Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết. Thế mới hay rằng, trong triều đình nhà Nguyễn giai đoạn suy vi, tuy các vị đại thần đều là những bậc khoa bảng, nhưng chẳng mấy ai là kẻ sỹ, mà chỉ là những kẻ hám quyền lực, tham chức sắc và bổng lộc...
ANH VĂN
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Nguyên điều tra viên chuyên án Năm Cam lãnh 10 năm tù Sáng 16/7, TAND tỉnh Tiền Giang đã tuyên phạt Nguyễn Tuyến Dũng 10 năm tù về tội "Lạm quyền trong khi thi hành công vụ". Nguyên điều tra viên chuyên án Năm Cam lãnh 10 năm tù Theo cáo trạng, năm 2002, Nguyễn Văn Nên (48 tuổi, nguyên phó phòng CSĐT Công an tỉnh Tiền Giang) và bị cáo Nguyễn Tuyến Dũng được...