Một cô gái trẻ bị “lão hóa” vì không tìm ra căn bệnh nan y
Từ khi sinh ra đến năm 13 tuổi, thể trạng, sức khỏe của chị Ý vẫn bình thường. Tuy nhiên, đến năm lớp 8 thì cơ thể em Ý bắt đầu có những dấu hiệu không bình thường. Đến nay Ý mới 25 tuổi nhưng nhìn trông như người phụ nữ ngoài 40.
Chiều 5/3, chúng tôi tìm đến nhà ông Nguyễn Đình Hộ (83 tuổi) và bà Lê Thị Tám (73 tuổi, trú thôn Na Kham, Điện Quang, Điện Bàn, Quảng Nam) khi nghe tin hai ông bà có một người con gái với khuôn mặt “già hơn so với độ tuổi”.
Đến nơi, hai mẹ con cũng vừa về đến nhà. Bà Tám bảo: Tôi đi chợ mới về, còn cháu thì đi xuống Bệnh viện huyện Điện Bàn lấy thuốc về uống chứ hết thuốc rồi.
Nhìn chị Nguyễn Thị Như Ý (SN 1987) tiều tụy và thiếu sức sống của một cô gái đang độ tuổi sung mãn của cuộc đời. Với dáng người gầy yếu, thân hình chỉ có da bọc xương, nhìn cô gái mới ngoài 20 tuổi nhưng ai mới nhìn đều nghĩ chị đã ngoài 40 tuổi.
Chị Nguyễn Thị Như Ý mới 25 tuổi nhưng gầy khô và nhìn già như người ngoài 40
Khi được chúng tôi hỏi, Ý ái ngại kể lại: Cuối năm em học lớp 8 (14 tuổi) thì tự dung trong người thấy mệt mỏi và hay đau đầu, ăn bao nhiêu vào đều không tiêu, nôn ra hết. Em cố gắng gượng học xong năm lớp 8 rồi gia đình đưa ra bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng khám bệnh, tại đây các bác sỹ nói em bị loét dạ dày, cho thuốc uống một thời gian vẫn không thấy khỏi. Sau đó các bác sĩ xét nghiệm rồi nói em bị đau thượng vị, tiếp tục cho uống thuốc nhưng không khỏi.
Lúc này vừa đau nhưng em vẫn cố gắng đến trường đều đặn, học xong lớp 9 rồi thi vào lớp 10. Dù người lúc này đã gầy yếu nhưng vì ham học nên Ý tiếp tục đến lớp cùng chúng bạn. Tuy nhiên vào học lớp 10 được 2 tuần thì Ý nghĩ học do mỗi khi cô giảng bài đầu Ý lại đau như búa bổ. Sau khi nghỉ học, Ý được gia đình tiếp tục đưa vào bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM) để chữa trị. Điều trị tại đây một tháng nhưng các bác sĩ vẫn không tìm ra bệnh. Vì gia đình khó khăn, mỗi lần đưa Ý đi khám là gia đình phải vay mượn bà con hàng xóm mới có tiền để đi.
Video đang HOT
Hai mẹ con bà Lê Thị Tám và Nguyễn Thị Như Ý
Còn bà Tám ngậm ngùi nói trong nước mắt: Nó là út trong nhà, lúc nhỏ thấy nó sáng dạ, học hành chăm chỉ vợ chồng tôi đều vui mừng. Liên tục từ năm lớp 1 đến năm lớp 7 nó đều là học sinh giỏi nhưng niềm vui chưa được bao lâu thì nó lại phát bệnh. Giờ thân hình tàn tạ, sức lực không còn, bác sỹ thì không tìm ra được bệnh. Đến nay nó mới 25 tuổi nhưng nhìn trông như người phụ nữ ngoài 40. Vợ chồng tôi đành nuốt nước mắt vào trong bất lực nhìn con ngày càng khô héo.
Trước Tết, Ý cũng đã nằm điều trị ở Bệnh viện Đà Nẵng gần nửa tháng. Em cho biết, các bác sĩ chỉ biết truyền máu, truyền dịch cho em khỏe rồi cho về vì không thể tìm ra bệnh. Trong giấy ra viện, bác sĩ ghi: Viêm dạ dày, rối loạn dạng cơ thể hóa. Ghi vậy nhưng chữa hoài bệnh cũng không thể khỏi mà cứ tái đi tái lại.
Nguyễn Thị Như Ý với hàng chục giấy khen khi còn đi học
Ý bảo mình thèm ăn lắm mà ăn không thấy ngon vì lưỡi đã mất đi vị giác. Em cũng không thể ăn được mắm muối vì ăn vào là bị đau rát, nhưng khổ nhất là ăn vào cứ bị nôn ra. Uống cũng bị nôn hết ra, không hiểu vì sao. Từ một cô bé học giỏi, nặng 38kg nhưng hiện tại em chỉ còn 24kg.
Bố của Ý, ông Hộ tâm sự: Từ khi nó bệnh đến nay, vợ chồng chúng tôi đã đưa đi khắp các bệnh viện, từ Đa khoa Đà Nẵng đến Bệnh viện ĐH Y dược TP HCM, Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Chợ Rẫy…từ nội soi dạ dày đến khám phụ khoa đến đo điện não đồ mà cũng không tìm ra bệnh cháu là gì. Nghe ai nói chỗ nào có thầy hay, vợ chồng tôi cũng đưa cháu đến. Giờ thì chịu rồi…
Ông cũng cho biết, khó nhất là các bác sĩ không thể tìm ra bệnh cho Ý nên cơ thể cháu tiều tụy như thế. Hiện mặt và hai chân của Ý bị phù, còn cơ thể thì gầy rạc như cây khô giữa đồng.
Giấy ra viện và số thuốc tây mà chị Ý mới đi nhận về
Dù trong người đang lâm trọng bệnh, không còn khả năng lao động nhưng với mong muốn còn chút sức lực nào thì giúp đỡ cho gia đình để bớt khó khăn có thời gian trừ những ngày mệt mỏi không thể đi được, còn lại mỗi sáng Ý đều đón xe ra các chợ ở Đà Nẵng để lang thang ăn xin. Ai cho được đồng nào hay đồng đó để trang trải cuộc sống khó khăn của gia đình. Cũng có thời gian, Ý đi bán vé số khắp Đà Nẵng. Tuy nhiên, cũng được một thời gian thì sức khỏe không cho phép nên hiện Ý chỉ ở nhà, hết thuốc lại đến bệnh viện khám rồi lấy thuốc về uống tiếp, mọi việc đều nhờ vào mẹ già vì hiện sức khỏe của Ý đã quá yếu.
Tâm sự cùng chúng tôi, bố mẹ của Ý cho biết lúc này mong muốn nhất là có bệnh viện nào đó tìm ra được căn bệnh quái ác của con mình để tiếp tục chữa trị.
Công Bính
Theo Dân trí
Đã xác định được 2 nhóm máu hiếm mới
Các nhà khoa học vừa phát hiện 2 loại protein trong tế bào hồng cầu, tạo ra 2 nhóm máu hiếm là Langereis và Junior.
"Chỉ 30 protein trước đây được xác định chịu trách nhiệm cho 1 loạt các nhóm máu cơ bản nhưng số lượng mới nhất sẽ là 32", nhà sinh học Bryan Ballif, ĐH Vermont, nói.
Ballif và các cộng sự đã xác định 2 loại phân tử protein vận chuyển ABCB6 và ABCG2, 2 phân tử cơ bản để xác định 2 nhóm máu mới nhất.
Ông Ballif cho biết "Những thông tin này mang tính quyết định đối với sự sống và cái chết trong ghép nội tạng hay truyền máu".
Đôi khi cơ thể sẽ phản ứng dữ dội với một mô mới cấy ghép hay máu được truyền vào cơ thể, mặc dù nhóm máu này có vẻ phù hợp, dẫn đến các biến chứng hay tử vong. Sự đào thải này thường do hệ miễn dịch không chấp nhận "vật thể lạ".
"Nếu các tế bào máu có các protein này, chúng sẽ không được hệ miễn dịch chấp nhận", Ballif giải thích. Khi đó, cơ thể sẽ sản sinh các kháng thể chống lại chúng và tiêu diệt những "kẻ xâm lược", Ballif giải thích.
Trong khi các nhóm máu được xác định từ cách đây cả thập kỷ thì nhóm máu mới này hoàn toàn chưa được biết tới cho đến nay, điều này có nghĩa rằng một số người chưa bao giờ biết nhóm máu của họ và hậu quả là gây ra các biến chứng khi truyền máu hoặc không tương thích với thai nhi đang lớn lên trong bụng mà không thể giải thích.
Và với phát hiện mới này, các bác sĩ sẽ dễ dàng phát hiện ra bệnh nhân gặp biến chứng có mang loại máu hiếm gặp không.
Theo Ballif, 2 nhóm máu hiếm này chỉ được tìm thấy ở 1 số dân tộc thiểu số, và hơn 50.000 người Nhật tin rằng nhóm máu Junior là tiêu cực. Ngoài ra, cả 2 loại protein mới phát hiện này cũng liên quan với thuốc kháng ung thư, tức là có tác động tích cực đối với quá trình điều trị bệnh này.
Langereis và Junior vẫn chưa được công nhận bởi Hội truyền máu quốc tế, cơ quan đã công nhận 28 nhóm máu khác ngoài ABO và Rhesus (Rh) như Duffy, Kidd, Diego và Lutheran.
Thu Phương
Theo dân trí
Loại "đường" nào nên dùng? Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Nghiên cứu ung thư (CR) của Mỹ số ra cuối năm 2011 thì chất ngọt là thực phẩm dễ làm cho người ta nghiện, lừa cảm giác con người, là thủ phạm gây nhiều bệnh nan y như ung thư, béo phì, tiểu đường. Vì lý do này, tạp chí Phòng bệnh (Prevention) của Mỹ...