Một bài học cực kỳ ý nghĩa, dù là già hay trẻ, nam hay nữ cũng tuyệt đối đừng bỏ qua!
Đôi khi việc thành hay bại của một người phụ thuộc rất nhiều vào tâm thái của người đó. Sự lạc quan giúp người ta rất nhiều mà không phải ai cũng nhận ra.
Hãy cũng đọc câu chuyện dưới đây
Tôi có một người bạn là bác sĩ. Một lần anh làm phẫu thuật cho bệnh nhân ung thư, sau khi mổ ra mới phát hiện chỗ bị viêm cắt bỏ không được, anh đành phải may lại, rồi đi giải thích tình huống với bệnh nhân. Bệnh nhân đó đến từ vùng quê, nghe không hiểu thuật ngữ y khoa, thế nên nghe xong thì vững tin rằng phẫu thuật xong rồi thì bệnh sẽ khỏi.
Bác sĩ không còn cách nào khác, đành phải để ông xuất viện.
Một năm sau tái khám, bệnh quả nhiên đã khỏi hẳn, các tế bào ung thư đã hoàn toàn biến mất.
Gợi ý nhỏ:
Tâm thái vui vẻ lạc quan chính là phương thức phẫu thuật tốt nhất vậy.
Một triết gia nói rằng: ” Từ khi bạn được sinh ra trên cõi đời này, bạn bắt đầu con đường đến cái chết. Và càng lớn lên, tức là bạn đang tiến gần đến cái chết”. Tôi rất tâm đắc với câu nói này và tôi cho rằng, không có lí do gì để chúng ta phải phí hoài thời gian sống bằng sự bi quan, buồn rầu hay chán nản. Tôi quý trọng từng giây phút, từng ngày giờ mà mình còn có mặt trên cõi đời, và luôn cố gắng tận hưởng nó tối đa. Cuộc sống không nên có chỗ cho sự bi quan.
Người ta có câu: “Sống vui vẻ cũng hết một ngày, sống u buồn cũng hết một ngày”, vậy tại sao ta lại lựa chọn cuộc sống u buồn, trong khi cuộc đời này còn rất nhiều niềm vui.
Video đang HOT
Dưới đây là một số cách giúp bạn lạc quan, vui vẻ
1. Đừng nên than vãn vì bản thân không được tài giỏi và giàu có như những người khác. Trong cuộc sống, đôi lúc cần có những phút giây tĩnh lại để nhìn xuống xem còn biết bao người có hoàn cảnh, thua kém mình. Từ đó, học cách tự hài lòng với những gì mà mình đang có.
Nếu có một điều tốt lành xảy đến cho bạn, hãy cảm ơn vì điều đó dù cho nó có thật nhỏ bé đi chăng nữa. Chắc hẳn bạn sẽ thấy hạnh phúc hơn nhiều đấy.
2. Chấp nhận nỗi đau, thất bạn và sự thất vọng là một phần của cuộc sống. Đừng để bản thân chùn bước hay nhụt chí bởi nhưng nỗi lầm hay thất bại. Bạn phải luôn nghĩ rằng bạn chỉ là một người bình thường và cho dù bạn có tự tin, tài giỏi đến đâu thì cũng sẽ có lúc thất bại hay sai lầm và hãy nhớ rằng ở đâu có thất bại, sai lầm thì ở đó mới có chỗ cho sự trưởng thành và cải thiện bản thân.
3. Bạn đang có những suy nghĩ buồn bã, tiêu cực như: “Tôi sẽ không bao giờ thăng tiến trong nghề nghiệp”, “Gia đình tôi lúc nào cũng rối như mớ bòng bong”. Hãy tưởng tượng như có một ai khác đang nói những điều ấy với bạn, với mục đích làm cho bạn phải khổ sở. Hãy phản công lại bằng những lời nói tích cực hơn: “Gia đình tôi có thể chưa được hoàn hảo lắm, nhưng đó lại là nơi chốn mà ai cũng cảm nhận bầu không khí thân thiện và thoải mái”. Bạn sẽ cảm thấy dễ chịu ngay.
4. Nếu bạn hầu như lúc nào cũng than thở, rên rỉ, hãy nghĩ đến việc “nối vòng tay lớn”, kết nạp thêm nhiều bạn bè. Mỗi tuần gặp nhau “chè chén” một lần là một cách để trở nên lạc quan hơn, khi bạn được bao bọc xung quanh là những người lạc quan, nhộn nhịp, yêu đời. Hãy tìm những người bạn lúc nào cũng ở trong trạng thái vui tươi. Bi quan dễ sinh bi quan. Lạc quan dễ sinh lạc quan. Hai đặc tính này rất dễ bị lây lan, “truyền nhiễm”!
5. Khi bạn làm một việc tốt bạn cũng sẽ nhận lại được một tài sản vô giá của họ đó chính là sự trân trọng và biết ơn và chính điều đấy cho ta thấy cuộc đời của ta có ý nghĩa. Vì vậy hãy cố gắng làm điều tốt bất cứ khi nào có thể bạn nhé.
6. Bạn thường có nhiều đêm không ngủ, trong đầu ong ong những lời quở trách của sếp, những lời nói “mát mẻ” của vợ, chồng, bè bạn? Và bạn trăn trở với suy nghĩ phải làm gì để ngăn ngừa chúng tái diễn? Nghiên cứu của nhà tâm lý học Denise Beike ở trường ĐH Arkansas cho biết: Những kiểu dằn vặt như vậy dễ làm bạn mất tự tin. Vì vậy, mỗi khi trong đầu bạn nảy ra câu nói: “Trời ơi, lẽ ra tôi phải làm tốt hơn chứ!”, thì bạn hãy xóa tan nó đi, hãy nghĩ về tương lai, với quyết tâm làm tốt hơn nữa cho lần sau.
Theo Phunutoday
Khám phá ngôi chùa cổ nhất Đà Nẵng
Nằm trên ngọn Thủy Sơn thuộc danh thắng Ngũ Hành Sơn, chùa Tam Thai được xem là cổ nhất của thành phố Đà Nẵng.
Tương truyền, thiền sư Nguyên Thiều đến từ Trung Hoa đã khai sơn chùa vào nửa sau thế kỷ 17. Thiền sư Hưng Viên trụ trì chùa vào cuối thế kỷ 17. Tên Tam Thai nghĩa là 3 ngọn núi, được đặt do hình dáng ngọn thủy sơn có 3 đỉnh...
Vào thời Tây Sơn, chùa bị hư hỏng hoàn toàn. Dưới đời vua Minh Mạng, chùa Tam Thai được trùng tu vào năm 1825 và trở thành nơi tu của em gái nhà vua.
Năm 1901, cơn bão Tân Sửu đã tàn phá ngôi chùa. Đến năm 1907, chùa mới xây dựng lại.
Những năm sau đó, chùa được trùng tu nhiều lần. Lần trùng tu lớn gần đây là vào năm 1995 - 1996. Công trình kiến trúc hiện nay của chùa bao gồm nhiều hạng mục như: tam quan, sân chùa, hành cung, chùa chính...
Chùa chính được xây hoàn toàn bằng gạch, mặt quay về hướng Nam với hai tầng mái lợp ngói lưu ly, nóc trang trí lưỡng long chầu nguyệt, các cột đều trang trí rồng - phụng.
Chính điện của chùa thờ Di Đà Tam Tôn, gian giữa tôn trí tượng đức Phật A Di Đà, gian hai bên thờ Bồ tát Quan Thế Âm và Bồ tát Đại Thế Chí. Hai bên tiền đường thờ tượng Hộ Pháp và Tiêu Diện.
Ngoài các hạng mục công trình, trong sân chùa còn trồng xen nhiều cây xanh, tôn thêm vẻ thanh tịnh, mát mẻ cho ngôi chùa.
Với giá trị lịch sử to lớn, chùa Tam Thai đã được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.
Ngày nay, chùa là nơi thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước thăm viếng, đặc biệt là vào dịp lễ Tết.
Theo_Kiến Thức