Một bác sĩ nói với bệnh nhân rằng ông chỉ còn vài ngày để sống thông qua robot khiến dư luận quan ngại
Khoa cấp cứu thuộc Trung tâm y tế Kaiser Permanente ở Fremont, California, Mỹ đang bị điều tra sau khi một robot y tế thông báo cho một bệnh nhân rằng, ông ta có thể sẽ chết trong vài ngày tới.
Gia đình của bệnh nhân Ernest Quintana biết rằng, ông sắp chết vì bệnh phổi mãn tính. Bởi khi được chở đi trên xe cứu thương tới bệnh viện, ông gần như không thể thở nổi.
Tuy nhiên gia đình của bệnh nhân 78 tuổi không nghĩ rằng mọi thứ chỉ thực sự tệ đi sau đêm hôm đầu nhập viện. Đêm hôm đó, một robot y tế đã đi vào phòng chăm sóc đặc biệt của Ernest. Sau đó, một bác sĩ ảo xuất hiện trên màn hình robot và chia sẻ sự bi quan về tình hình bệnh của Ernest khi thông báo, ông chỉ còn sống được vài ngày nữa.
Con gái của bệnh nhân, bà Catherine Quintana chia sẻ: “Nếu bác sĩ tới và nói với chúng tôi thông tin như bình thường thì mọi chuyện có lẽ đã không có gì. Nhưng nếu muốn nói bố tôi không còn khả năng thở và chúng tôi nên tiêm morphin để giảm đau cho bệnh cho tới khi ông ấy qua đời, thì đó rõ ràng nên là lời nói của con người thực sự chứ không phải do máy móc”.
Ernest Quintana qua đời hôm thứ ba, hai ngày sau khi được đưa đến khoa cấp cứu thuộc Trung tâm y tế Kaiser Permanente ở Fremont.
Chân dung bệnh nhân Ernest Quintana
Video đang HOT
Michelle Gaskill-Hames, phó chủ tịch cấp cao của Trung tâm y tế Kaiser Permanente cho rằng, tình huống này rất bất thường và cho biết, ban lãnh đạo trung tâm rất tiếc về trường hợp của bệnh nhân.
Phía bệnh viện cũng bảo vệ quan điểm về việc khám bệnh từ xa, đồng thời khẳng định chính sách của họ là luôn có một y tá hoặc bác sĩ trong phòng tại thời điểm khám bệnh từ xa.
Gaskill-Hames cho biết: “Chuyến thăm khám buổi tối qua video chỉ là một quy trình phụ sau khi trước đó các bác sỹ đã thăm khám trực tiếp. Nhưng nội dung của lần khám này không nhằm thay thế cuộc thảo luận trước đó giữa bác sỹ với bệnh nhân và người nhà của họ. Thêm vào đó, lần khám video call này không đại diện cho các chẩn đoán ban đầu”.
Các quan chức bệnh viện cho biết, công nghệ khám từ xa thông qua robot không nhằm mục đích thay thế các cuộc trò chuyện trực tiếp với bệnh nhân và người thân của họ.
Cháu gái Annalisia Wilharm, 33 tuổi chia sẻ về tình huống trên. Khi cô đang ngồi bên cạnh người ông của mình thì một y tá xuất hiện và nói rằng, bác sĩ sẽ sớm có mặt. Rồi đột nhiên một con robot lăn vào và bác sĩ xuất hiện trên màn hình video.
Wilharm tưởng rằng, đây chỉ là một chuyến thăm khám như thường lệ nhưng cô không ngờ những lời bác sĩ nói sau đó là quả thực là một cơn ác mộng.
Bà nói: “Ông tôi đang khó thở nhưng vị bác sĩ và robot vẫn cố nói chuyện với ông. Trong khi đó bác sĩ nói với ông tôi rằng, họ đã kiểm tra lại kết quả khám và phát hiện thấy, phổi của ông tôi đã không còn có thể duy trì được nữa. Bác sỹ nói bước tiếp theo có lẽ nên đưa ông về nhà”.
Wilharm cho biết đã phải lặp lại câu nói của vị bác sĩ thông qua robot khá nhiều lần vì ông của cô bị khó nghe ở tai phải và máy móc lại không thể di chuyển sang bên kia giường được.
Steve Pantilat, trưởng bộ phận y học giảm nhẹ tại Đại học California, San Francisco cho biết, ông không rõ những tình tiết khác trong vụ việc này như thế nào nhưng công nghệ robot đã giúp ích rất nhiều trong việc kết nối bác sĩ bệnh nhân và gia đình người bệnh lại với nhau ngay cả ở khoảng cách xa xôi về mặt địa lý.
Tuy nhiên Pantilat cho rằng, không phải tất cả các cuộc gọi và thảo luận trực tiếp đều trong không khí thoải mái và lạc quan. Cho dù các bác sĩ đã cố gắng hết sức nhưng không phải lúc nào cũng có thể dễ dàng nói ra những thông tin buồn trước mặt bệnh nhân.
Tham khảo This is Insider
Loạn não ở tiệm uốn tóc
Nếu có dịp ngồi ở tiệm uốn tóc, làm móng, nghe câu chuyện của các bà, cánh đàn ông hẳn sẽ 'nổ não'. Nhưng nếu chịu nghe, biết đâu ta chẳng học được những bài học đắt giá.
Cánh đàn ông, nếu có dịp (mà chắc không có đâu) ghé tiệm uốn tóc của quý bà, hẳn sẽ nghe được vô khối chuyện hay ho. Thật, chỉ có khi đi làm đầu làm móng, cái miệng rảnh rỗi trong lúc ngồi không có khi hàng giờ đồng hồ cắt, uốn, gội, sấy, duỗi, sơn, vẽ... các chị một bụng chuyện, không kể không được.
Mọi khi, sáng chủ nhật, sẽ có mấy cô người Philippines đến chải đầu, rồi đi nhà thờ. Phần lớn các cô giúp việc nhà cho Tây. Những cô này hay mua đồ "sida", hay vào tiệm nhỏ gội sấy, còn Tây trắng họ đi tiệm lớn. Bữa nay thấy vắng các cô. Hỏi thì họ bảo kinh tế nước họ đang dần phát triển hơn, có nhiều việc làm, nên họ về nước, thôi không làm ô-sin nữa. Chà, ngồi gội đầu mà cũng biết chuyện kinh tế khu vực tăng trưởng ra sao.
Ảnh minh họa
Một vị khách nói như than, không biết ông nhà chị thế nào chứ ông xã em... dễ tính lắm. Cái giường nệm gối xộc xệch ảnh cũng ngủ ngon lành, nhà cửa bừa bộn cũng chẳng sao, suốt ngày phải đi tìm chìa khóa với kính. Cái nón bảo hiểm to thế chứ cũng nhiều khi phải đi tìm...
Bà chủ tiệm uốn tóc bảo, hóa ra đàn ông cũng không giống nhau lắm. Như chồng bà thì lại rất kỹ tính. Cái gì để đâu, làm xong không để vào đó là ổng la chết. Nhà cửa phải sạch bóng. Mẹ con tui vừa nằm xem ti vi vừa ăn kẹo, để cái vỏ góc bàn lát nữa dậy vứt; ổng khó chịu ra mặt, tự đi nhặt bỏ thùng rác.
Bà khác bảo, đàn ông mà kỹ tính thế, có chuyện gì lằng nhằng là giấu kỹ lắm, mình sao biết được. Ổng có bồ, điện thoại, email khóa mật khẩu, mình sao biết. mà quả thế thật! Ông chồng ấy cực kỳ gọn gàng, ngồi đâu đứng dậy là không để lại chút dấu vết nào cả, không ai biết ông vừa ngồi đó - cái ghế cũng kéo vào như cũ, căn phòng y nguyên như lúc ông bước vào.
Đại khái theo các bà, nhiều ông không tài nào... hoạt động bí mật nổi, nhỡ mà có bồ, có khi thư của bồ còn đánh rớt ra nhà. Nghe điện thoại thì sẽ trốn vào toilet ngồi cả tiếng mới ra. Quần áo mọi ngày bê bối, vứt đống trong tủ, mỗi khi dùng phải ra sức... moi như người ta khui hàng mà nay là lượt thì làm gì không lộ.
Một bà quả quyết: bà nắm chính xác tác phong hằng ngày của chồng. Bà kể, về đến nhà, theo thứ tự, ông sẽ "rải" đồ đạc lần lượt - nón bảo hiểm úp lên tủ, đi vài bước nữa cởi áo vắt lên ghế, vào sâu trong buồng vứt cái cặp, chùm chìa khóa, đôi dép ở cửa văng mỗi nơi mỗi chiếc. Vợ hầu chán lắm. Chồng ngồi bàn ăn cam xong đi rồi, trên bàn vẫn còn nguyên con dao và đống vỏ giữa bãi nước lênh láng. Lại phải vứt vỏ cam, cất dao, lấy giẻ lau bàn.
Chị càm ràm: người ta sống thanh thản, nhà cửa gọn gàng không phải vì dọn suốt ngày, mà là gọn từ tác phong. Như chồng chị thì chị chỉ mong có nhà khoa học chế ra con robot rẻ rẻ, để chị mua về... buộc vào lưng chồng. Chồng bày đến đâu, robot dọn đến đấy. Nếu tốt hơn nữa thì con robot thông minh một chút - cứ đi theo chồng, không dọn hầu chi cho mệt, cứ rình anh làm động tác nào sai, nó... vụt vào tay nhắc nhở.
Nếu có dịp ngồi ở tiệm uốn tóc, làm móng, nghe câu chuyện của các bà, cánh đàn ông hẳn sẽ "nổ não", nên thường các ông có chở vợ đến cũng sẽ tìm cách lỉnh ngay. Nhưng nếu chịu nghe, biết đâu ta chẳng học được những bài học đắt giá.
Quảng Yên
Theo phunuonline.com.vn
5 lý do khiến xe tự hành vẫn còn rất 'xa vời' Vẫn còn đó nhiều vấn đề phải giải quyết với xe tự hành nên các chuyên gia nhận định rằng chúng ta cần phải chờ ít nhất là 10 năm nữa để sử dụng những chiếc xe tự hành phiên bản thương mại. Xe tự hành của công ty Argo AI trên đường phố ẢNH: AFP Nếu hỏi những người đang làm trong...