Một bà mẹ hai con bị rắn cắn vào vòng 3 khi đang đi vệ sinh
Mới đây, một phụ nữ Tây Ban Nha đã phải nhập viện vì bị rắn cắn vào mông khi đi vệ sinh.
Ảnh minh họa
Chị Iris Castroverde (30 tuổi) đang ngồi trên bồn cầu thì nước bắn tung tóe và bỗng thấy đau nhói ở vòng 3. Castroverde vội nhảy ra khỏi bồn cầu, khi đó chị nhìn thấy một con rắn màu xanh lá cây và vàng, dài khoảng 20cm, lẩn xuống cống biến mất.
Ngay sau đó, Castroverde đã được đưa tới bệnh viện ở thị trấn Narón, Tây Ba Nha để điều trị. Hiện giờ, chị đã được xuất viện nhưng vẫn chưa hết bàng hoàng, sợ hãi. Bà mẹ hai con cho biết: “Rất may là con rắn cắn tôi chứ không phải hai đứa con tôi”.
Video đang HOT
Trước đó, một phụ nữ Singapore cũng bị rắn cắn vào chân khi ở trong nhà vệ sinh. Một người đàn ông ở Ghana còn xui xẻo hơn khi bị rắn cắn vào “của quý” trong lúc dùng nhà vệ sinh công cộng.
Theo Trithuctre
Kỳ lạ loài sâu có hình dáng đáng sợ giống hệt rắn
Thoạt nhìn vào loài sâu có tên Hemeroplanes triplotemus, không ít người sẽ giật mình vì ngoại hình của nó giống hệt rắn. Nhưng trên thực tế, đây là biện pháp ngụy trang đặc biệt của loài sâu bướm này để chống kẻ thù và tự vệ.
Khi mới nhìn vào loài sâu Hemeroplanes triptolemus, phần lớn mọi người sẽ giật mình vì tưởng rằng mình đang đối mặt với một con rắn đang ngóc đầu về phía mình. Tuy nhiên, khi xem xét kỹ càng hơn, mọi người có thể nhận ra sự khác biệt của "con rắn" này, khi cơ thể ngắn bất thường và phần đầu rắn lại chính là... phần đuôi.
Hemeroplanes triptolemus "ngụy trang" thành rắn để tự bảo vệ mình
Hemeroplanes triptolemus là loài bướm đêm thuộc họ Sphingidae. Ở dạng ấu trùng sâu, lúc thông thường nó cũng có hình dạng như những loài sâu bình thường khác, nhưng khi cảm thấy bị đe dọa, nó có khả năng mở rộng từng phần cơ thể để có hình dạng giống như một con rắn, với đôi mắt lớn đáng sợ, để đe dọa kẻ thù của nó.
Để tăng thêm tính đáng sợ, loài sâu này còn có khả năng phun tơ, giống như loài rắn phun nọc độc. Loài sâu này còn mô phỏng hành động đe dọa của các loài rắn độc, khi phần đuôi "đầu rắn" của nó luôn ở tư thế ngóc cao và ngọ nguậy, như thể sẵn sàng tấn công. Điều này đủ khiến các loài động vật khác, thậm chí cả con người, phải sợ để tránh xa. Tất nhiên loài sâu này không sở hữu răng nanh hay nọc đọc của những loài rắn thực sự, chủ rất vô hại và chủ yếu ăn các loài lá cây rừng.
Sau quá trình phát triển, ấu trùng sâu bướm hóa thành loài bướm đêm có kích cỡ lớn.
Thật khó để biết được rằng đây thực chất chỉ là một con sâu
Hiện tại số lượng của loài sâu bướm đặc biệt này đã trở nên rất hạn chế và khó bắt gặp ngoài thiên nhiên. Hiện chúng sống chủ yếu trong các khu rừng rậm sống ở vùng Nam Mỹ, châu Phi và Trung Mỹ.
Theo VNN
Người đàn ông bị rắn độc cắn 100 lần mà không chết Công dân Mỹ 45 tuổi này tuyên bố, mình đã thành công trong việc tạo ra khả năng miễn dịch với nọc độc rắn và đã thử bằng cách để một loài rắn có tên black mamba, một trong những loài rắn nguy hiểm nhất thế giới cắn mình. Tim Friede cho biết, anh đã xây dựng hệ thống miễn dịch của mình...