Moskva không loại trừ khả năng tạm ngừng hoạt động cơ quan ngoại giao Nga, Mỹ
Theo đài Sputnik, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov đã tuyên bố Điện Kremlin không loại trừ khả năng tạm ngừng hoạt động của các cơ quan ngoại giao Mỹ và Nga.
Tuy nhiên, Nga muốn trách kịch bản này.
Cảnh báo trên được đưa ra trong bối cảnh chuyến thăm Nga của bà Victoria Nuland, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách vấn đề chính trị.
Video đang HOT
Bà Nuland cho biết nhiệm vụ chính của bà là tìm kiếm biện pháp xây dựng quan hệ ổn định với Nga khi quan hệ Nga và Mỹ đang lao dốc suốt 7 năm qua.
Ông Ryabkov lưu ý rằng Mỹ và Nga vẫn có khả năng lớn xảy ra khủng hoảng trong vài lĩnh vực, như vấn đề cấp thị thực, điều kiện hoạt động tại các đại sứ quán, luân phiên nhân sự ngoại giao. Ông nói thêm rằng ông đã thảo luận các vấn đề này với bà Nuland nhưng các cuộc tham vấn này không đạt tiến triển đáng kể.
Ông Ryabkov nói: “Mỹ không lắng nghe yêu cầu của chúng tôi… Nhưng dù sao thì cuộc đối thoại cũng hữu ích. Ít nhất chúng tôi đã nhất trí tăng cường các cuộc thảo luận này và tổ chức tham vấn chuyên sâu. Ngoài ra, chúng tôi đã nhất trí tổ chức thêm các cuộc tham vấn về một số lĩnh vực quan hệ song phương ngoài vấn đề thị thực và công việc của các phái đoàn ngoại giao nước ngoài”.
Tuy nhiên, nhà ngoại giao Nga không tiết lộ Nga đồng ý thảo luận vấn đề song phương gì với Mỹ.
Quan hệ song phương Nga – Mỹ có xu hướng căng thẳng từ năm 2014 sau khi Nga cáo buộc phương Tây hỗ trợ cuộc đảo chính ở Ukraine. Trong khi đó, phía Mỹ cáo buộc Nga tìm cách gây ảnh hưởng lên chính sách nội bộ của Ukraine và chỉ trích việc sáp nhập bán đảo Crimea.
Quan hệ song phương xuống dốc khiến Mỹ áp đặt một loạt biện pháp trừng phạt với Nga và Nga cũng đáp trả tương xứng. Các cơ quan ngoại giao ở hai nước cũng gánh chịu hậu quả. Mỹ đã trục xuất hàng loạt nhà ngoại giao Nga với nhiều cáo buộc không có căn cứ, đóng cửa lãnh sự quán Nga tại San Francisco. Đáp lại, Nga trục xuất hàng chục nhà ngoại giao Mỹ và cấm cơ quan ngoại giao Mỹ ở Nga tuyển nhân viên địa phương.
Mỹ xem xét mọi khả năng tiếp tục sơ tán công dân
Ngày 1/9, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland cho biết Washington đang xem xét mọi khả năng và tuyến đường có thể để tiếp tục sơ tán công dân và người có tư cách thường trú hợp pháp tại nước này rời khỏi Afghanistan.
Người dân Afghanistan xếp hàng ở cổng sân bay quốc tế Kabul, chờ được sơ tán khỏi quốc gia Tây Nam Á, ngày 28/8/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu với báo giới, bà Nuland nêu rõ Mỹ sẽ tiếp tục đối thoại với Taliban vì lợi ích của mình và các đồng minh, đồng thời sẽ theo dõi sát hành động của Taliban. Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ cho rằng Taliban sẽ được hưởng nhiều lợi ích, nếu có thể điều hành Afghanistan khác với cách thức cầm quyền trước đây. Theo bà Nuland, hiện còn khoảng từ 100 đến 200 người Mỹ vẫn ở Afghanistan và nước này sẽ tiếp tục các nỗ lực bảo đảm sơ tán tất cả công dân và thường trú nhân hợp pháp của Mỹ cùng những người từng làm việc cho Washington muốn rời khỏi Afghanistan.
Cùng ngày, Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki cho biết Washington đang nỗ lực thu xếp tiếp nhận khoảng 50.000 người tị nạn Afghanistan tại các căn cứ quân sự trước khi chuyển họ cho các tổ chức hoạt động hỗ trợ tái ổn định cuộc sống.
Trong khi đó, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, Tướng Marki Milley bày tỏ sự nghi ngờ về khả năng Taliban đã thay đổi so với trước đây. Theo ông, cần có thêm thời gian mới có thể đánh giá được sự thay đổi của lực lượng này.
Trong giai đoạn cầm quyền tại Afghanistan từ năm 1996 đến 2001, chế độ Taliban thực thi nhiều chính sách hà khắc tại quốc gia Tây Nam Á này dựa trên cách giải thích cực đoan theo luật Hồi giáo Sharia.
Cũng trong ngày 1/9, một quan chức cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) cho biết liên minh này nói riêng và phương Tây nói chung cần tiếp xúc với Taliban nhưng sẽ không vội vàng công nhận chính thức lực lượng này là nhà cầm quyền mới của Afghanistan.
Phát biểu với các thành viên Nghị viện châu Âu tại Brussels, ông Gunnar Wiegand, Giám đốc điều hành của Ủy ban châu Âu về châu Á-Thái Bình Dương, cho rằng quan hệ chính thức với Taliban sẽ chỉ diễn ra nếu lực lượng này đáp ứng các điều kiện cụ thể, trong đó có tôn trọng nhân quyền và bảo đảm quyền tiếp cận không cản trở cho các nhân viên cứu trợ. Theo ông Wiegand, điều kiện chủ chốt EU đặt ra trong việc thiết lập quan hệ chính thức với Taliban là việc thành lập một chính phủ chuyển tiếp mang tính đại diện nhiều thành phần.
Nga, Mỹ tiến hành Đối thoại ổn định chiến lược vòng 2 Ngày 30/9 (giờ Thụy Sĩ), Nga và Mỹ đã tiến hành vòng Đối thoại ổn định chiến lược (SSD) lần thứ hai tại Geneva, Thụy Sĩ. Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman (trái) và đồng cấp người Nga Sergey Ryabkov tại vòng đối thoại ở Geneva hôm 28/7. Ảnh: Genevasolutions Phái đoàn Mỹ do Thứ trưởng Ngoại giao Wendy Sherman dẫn đầu....