Moskva chỉ ra điểm tương đồng giữa Nga và Triều Tiên
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Maria Zakharova cho rằng Moskva và Triều Tiên có điểm tương đồng ở chỗ cả hai nước đều đang phải chịu áp lực trừng phạt đáng kể từ phương Tây.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova tại Diễn đàn Kinh tế Phương Đông ở Vladivostok, ngày 4/9. Ảnh: RIA Novosti
Theo đài RT (Nga), Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và các nước phương Tây khác lần đầu áp đặt lệnh trừng phạt đối với Nga vào năm 2014, sau cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea khi bán đảo này bỏ phiếu sáp nhập Nga.
Sau khi xung đột Ukraine leo thang vào tháng 2/2022, các biện pháp trừng phạt cứng rắn và toàn diện hơn nhiều đã được áp đặt với Moskva. Theo ước tính của Bộ Ngoại giao Nga, các nước phương Tây đã áp đặt khoảng 20.000 lệnh trừng phạt khác nhau đối với Moskva.
Trong khi đó, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên cũng phải chịu các lệnh trừng phạt quốc tế, bao gồm cả lệnh trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, trong nhiều thập kỷ vì các chương trình tên lửa và vũ khí hạt nhân của nước này. Số lượng các lệnh trừng phạt đã vượt mốc 2.000.
Video đang HOT
Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Phương Đông (EEF) ở Vladivostok ngày 6/9, bà Zakharova nói rằng cả Nga và Triều Tiên đều “đang trải qua những thách thức đáng kinh ngạc về cuộc chiến trừng phạt”. Bà cũng nhấn mạnh hai quốc gia có một số quan điểm tương đồng về tình hình quốc tế.
Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga, các lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên nhắm vào người dân nói chung.
“Phương Tây một lần nữa nói dối… và buộc cộng đồng quốc tế phải tin vào điều đó, khi họ cho rằng các lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên là cần thiết để đảm bảo an ninh”, bà nói thêm.
Tháng 6 năm nay, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có chuyến thăm cấp nhà nước tới Triều Tiên lần đầu tiên kể từ năm 2000.
Sau các cuộc hội đàm, ông Putin và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã ký Hiệp ước Đối tác Chiến lược Toàn diện, trong đó có cam kết rằng Nga và Triều Tiên sẽ hỗ trợ lẫn nhau trong trường hợp bị nước ngoài tấn công.
Tổng thống Nga cũng nhấn mạnh quyền của Bình Nhưỡng trong việc thực hiện “các bước đi hợp lý” để đảm bảo an ninh và chủ quyền của đất nước.
Ông tuyên bố Nga không loại trừ khả năng phát triển hợp tác quân sự với Triều Tiên vì các quốc gia phương Tây đang cung cấp vũ khí tiên tiến cho Ukraine với số lượng lớn.
Mỹ và Hàn Quốc đã cáo buộc Triều Tiên cung cấp tên lửa và pháo binh cho Nga, điều mà cả Bình Nhưỡng và Moskva đều phủ nhận.
Hải Vân/Báo Tin tức (Theo RT)
Nga khẳng định luôn để ngỏ đối thoại kiểm soát vũ khí hạt nhân
Ngày 8/6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết nước này sẽ vẫn luôn để ngỏ cơ chế đối thoại với các cường quốc hạt nhân.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova. Ảnh: TASS/TTXVN
Hãng thông tấn RIA của Nga dẫn lời bà Zakharova nhấn mạnh Nga không bao giờ đóng sập cơ chế đối thoại ngay cả trong những tình huống khó khăn nhất.
Trước đó, tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg lần thứ 27 được tổ chức tại thành phố cùng tên của LB Nga, ngày 7/6, Tổng thống Vladimir Putin cho biết nước này không loại trừ khả năng đưa ra một số thay đổi trong học thuyết hạt nhân của mình. Nhà lãnh đạo Nga cũng nói rằng nếu cần thiết, Nga có thể thử nghiệm một loại vũ khí hạt nhân, song khẳng định đây là việc làm không cần thiết vào thời điểm hiện nay.
Sau thông điệp trên của Tổng thống Putin, ông Pranay Vaddi - quan chức hàng đầu về vấn đề kiểm soát vũ khí thuộc Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ - nói rằng Mỹ có thể sẽ cần phải triển khai thêm nhiều vũ khí hạt nhân chiến lược trong những năm tới nhằm ngăn chặn mối đe dọa gia tăng. Ông đã gợi mở sự thay đổi chính sách như vậy trong bài phát biểu về vấn đề kiểm soát vũ khí theo cách cạnh tranh hơn trước các thành viên Hiệp hội Kiểm soát Vũ khí ở Washington.
Bộ Ngoại giao Nga nêu kịch bản sử dụng vũ khí hạt nhân Trong cuộc họp báo bên lề Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg (SPIEF) hôm 15/6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova tuyên bố khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân theo học thuyết của Moskva chỉ có thể xảy ra trong những trường hợp đặc biệt, và cho mục đích phòng thủ. Người phát ngôn Bộ Ngoại...