Nga phản đối việc Mỹ áp đặt trừng phạt nhiều cơ quan truyền thông
Ngày 5/9, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova lên tiếng phản đối việc Mỹ áp đặt trừng phạt một số cơ quan truyền thông Nga, đồng thời tuyên bố Moskva sẽ đáp trả hành động của Washington.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova phát biểu tại St. Petersburg, Nga. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Một ngày trước đó, Bộ Tài chính Mỹ cho biết chính quyền Tổng thống Joe Biden đã áp đặt các lệnh trừng phạt đối với tập đoàn truyền thông hàng đầu của Nga là Rossiya Segodnya cũng như các đơn vị truyền thông RIA Novosti, RT, TV-Novosti, Sputnik và Ruptly.
Trong tuyên bố, bộ trên giải thích rằng các hạn chế mới được đưa ra ngoài các biện pháp trừng phạt mà Bộ Tư pháp Mỹ đã áp đặt. Các đơn vị truyền thông của Nga bị cáo buộc cố gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.
Trong số các công dân Nga bị trừng phạt có Tổng biên tập Rossiya Segodnya, bà Margarita Simonyan, cũng như các cấp phó của bà là Elizaveta Brodskaya và Anton Anisimov. Tài sản của những cá nhân và tập đoàn này ở Mỹ bị phong toả. Ngoài ra, họ bị cấm thực hiện giao dịch ngân hàng và các giao dịch khác cũng như hạn chế về thị thực.
Nga chỉ ra khả năng EU tham gia vào kế hoạch tấn công Kursk
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết Liên minh châu Âu (EU) có thể đã tham gia kế hoạch tấn công của Ukraine vào tỉnh biên giới Kursk của Nga.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova. Ảnh: TASS
"Theo bình luận của Đại diện cấp cao của EU về Chính sách đối ngoại và an ninh Josep Borrell, EU đã được thông báo đầy đủ về các hành động của quân đội Ukraine tại khu vực Kursk. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy EU đã tham gia vào quá trình liên quan đến việc lập kế hoạch và thực hiện cuộc tấn công vào lãnh thổ của Nga theo cách này hoặc cách khác", hãng thông tấn TASS dẫn tuyên bố của bà Zakharova trên trang web của Bộ Ngoại giao Nga cho hay.
Ngày 6/8, Ukraine đã phát động cuộc tấn công lớn vào khu vực Kursk của Nga. Giới chức đã ban bố tình trạng tình trạng khẩn cấp liên bang cũng như nhiều cảnh báo không kích trong khu vực. Người dân sống tại các khu vực biên giới đã được sơ tán đến nơi an toàn. Theo Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga, ít nhất 10.000 dân đã được sơ tán, bao gồm trên 2.700 t.rẻ e.m, đã được đưa đến 200 trung tâm lưu trú tạm thời tại 31 khu vực của Nga.
Ngày 4/9, Bộ Quốc phòng Nga cho biết lực lượng không quân nước này đã tấn công lực lượng dự bị của Ukraine tại 15 khu định cư ở khu vực Sumy. Trong vòng 24 giờ qua, Kiev đã mất tới 400 binh sĩ, 12 xe chiến đấu bọc thép, 3 khẩu pháo, một bệ phóng MLRS, một tên lửa phòng không, một xe chiến đấu hệ thống pháo, một trạm tác chiến điện tử và 12 phương tiện.
Về phần mình, Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết Ukraine có ý định giữ những khu vực đã kiểm soát được ở khu vực Kursk của Nga "vô thời hạn" nhằm buộc Tổng thống Vladimir Putin phải đàm phán.
"Chúng tôi không cần đất của họ và không muốn mang lối sống của người Ukraine tới đó", ông ông Zelensky nói trong cuộc phỏng vấn với đài NBCNews hôm 3/9.
Lãnh đạo Ukraine nhấn mạnh việc duy trì kiểm soát các vùng lãnh thổ trên là một phần trong "kế hoạch chiến thắng"của ông nhằm chấm dứt xung đột. Ông cho biết thêm sẽ trình bày kế hoạch này với các đối tác quốc tế, trong đó có Mỹ.
Ukraine đã tuyên bố kiểm soát gần 1.300 km2 lãnh thổ và bắt hàng trăm tù binh Nga sau khi mở cuộc tấn công bất ngờ vào tỉnh Kursk hôm 6/8.
Moskva nói Mỹ sắp trao cho Tổng thống Ukraine 'quyền tự do' tấn công sâu vào lãnh thổ Nga Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Maria Zakharova cho biết Washington chuẩn bị dỡ bỏ lệnh cấm Ukraine tấn công sâu bên trong lãnh thổ Nga bằng vũ khí do Mỹ cung cấp. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova phát biểu tại Moskva, Nga. Ảnh: Getty Images/TTXVN Hôm 30/8, bà Zakharova cho biết có thể rút ra những kết luận...